Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.
Những thay đổi ở người mẹ
Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.
Mệt mỏi
Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.
Buồn nôn và nôn
Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).
Đi tiểu thường xuyên
Video đang HOT
Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.
Nhiễm virus cúm
Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.
Tăng cân nhẹ
Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng và ăn uống
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)
Thuốc và vitamin
Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi
Trang phục
Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.Tránh sử dụng giầy cao gót.Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.
Siêu âm
Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhiSiêu âm để phát hiện song thai, đa thai
Sảy thai
Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.
Tập thể dục
Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.
Theo SKDS
25% nam giới nghén theo vợ
Cứ 4 nam giới có vợ đang mang thai sẽ có 1 người cũng có các biểu hiện như thèm ăn, ốm nghén vào buổi sáng giống như vợ mình.
Theo báo cáo từ nghiên cứu trên 2.000 nam giới trong độ tuổi 16-65, 23% nam giới có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng thai nghén của người bạn đời như thay đổi cảm xúc và thể chất.
Nghiên cứu được thực hiện tại Anh chỉ ra rằng họ thường trở nên nhạy cảm, dễ xúc động, hay thay đổi tâm trạng, buồn nôn, cảm giác đau của thai nghén và thậm chí là cả cảm giác thèm ăn các thực phẩm khác lạ so với thói quen bình thường. Cụ thể, có 26% thay đổi tâm trạng, 10% thèm ăn một cái gì đó và 6% cảm thấy buồn nôn, 3% bị đau tưởng tượng; 1/3 nam giới trở nên dễ xúc động và 8% sụt sịt khi xem một bộ phim nhiều cảm xúc.
Theo các chuyên gia, hiện tượng này là do nam giới bị biến động cảm xúc cùng với quá trình của người vợ và gặp nhiều ở những nam giới tham gia học lớp tiền sản cùng với vợ cũng như nhìn thấy các hình ảnh siêu âm khi đưa vợ đi khám thai.
Theo Dân Trí
Bà bầu bị co thắt trong 3 tháng đầu có nguy hiểm? Trong thời gian mang thai, càng đến cuối thai kì bạn càng phải chịu những cơn đau, co thắt, khó chịu. Tuy nhiên, có một số rắc rối sẽ đến sớm hơn vào quý I của thai kì. Co thắt là một hiện tượng thường gặp khi bạn trải qua quý I trong thai kì. Có khi sự co thắt này nhẹ nhàng...