Những điều cần biết khi chuyển quyền sở hữu ôtô và xe máy
Dù việc triển khai tăng mức xử phạt đối với chủ phương tiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ còn chưa ngã ngũ, nhưng chúng ta vẫn nên hiểu rõ những thủ tục cần thiết để chuyển quyền sở hữu ôtô và xe máy.
Theo Thông tư số 36/2010/TT-BCA ban hành ngày 12/10/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 06/12/2010 quy định về việc đăng kí sang tên, di chuyển xe cụ thể như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng kí xe đang quản lí xe để làm thủ tục. Với quy định này, người mua xe (cả ôtô và xe máy) lưu ý:
- Nếu xe đăng kí sang tên trong cùng tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) thì cần có:
Giấy tờ liên quan đến chủ xe (chứng minh thư hoặc thẻ sinh viên, giấy giới thiệu của nhà trường…)
Tờ khai đăng kí xe
Giấy đăng kí xe
Chứng từ chuyển nhượng (giấy bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán, văn bản thừa kế… có thể lấy tại văn phòng công chứng)
Chứng từ lệ phí trước bạ (biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi).
Ở trường hợp này, khi làm thủ tục sang tên sẽ giữ nguyên biển số cũ (trừ trường hợp biển 3-4 số thì cấp đổi sang loại 5 số theo quy định) và không cần mang xe đến kiểm tra. Có thể hiểu một cách ngắn gọn là người bán lấy mẫu giấy mua bán (tại phòng CSGT địa phương), sau đó đem công chứng tại UBND phường (xã), nếu là ôtô thì phải có xác thực là người độc thân hoặc có chữ kí cả vợ và chồng, sau đó người mua dùng giấy tờ này để nộp thuế sau đó mang toàn bộ giấy tờ nêu trên đi đăng kí tại phòng CSGT sở tại.
- Trường hợp đăng ký xe sang tên, di chuyển xe từ tỉnh khác chuyển đến:
Giấy tờ liên quan đến chủ xe (chứng minh thư hoặc thẻ sinh viên, giấy giới thiệu của nhà trường…)
Tờ khai đăng ký xe
Chứng từ lệ phí trước bạ (biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi)
Tờ khai sang tên và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển nhượng (giấy bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán, văn bản thừa kế) và chứng từ lệ phí trước bạ) và hồ sơ gốc của xe theo quy định (nếu là trường hợp tự quản hồ sơ gốc)
Video đang HOT
Với trường hợp này, thủ tục sẽ bao gồm thêm việc phải mang cả biển số xe cùng hai tờ khai sang tên di chuyển và nếu là trường hợp chính chủ di chuyển đi tỉnh khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển nhượng xe. Và chủ xe không phải mang xe theo khi đi làm thủ tục. Quy trình này có thể tóm tắt như sau: Người bán xe lấy giấy sang tên tại phòng CSGT khai đầy đủ, có kèm chứng nhận của phòng công chứng, sau đó lên cơ quan CSGT để rút hồ sơ gốc. Những giấy tờ này, cùng hợp đồng mua bán, bản sao chứng minh thư, hộ khẩu của người bán sẽ được người mua nộp thuế và mang lên phòng CSGT nơi mình ở để xin chuyển quyền sở hữu. Ngoài ra, nếu xe thuộc quyền sở hữu của công ty thì phải có hóa đơn đỏ cho người mua cũng như quyết định thanh lí.
Trong các trường hợp trên, khi làm thủ tục mua bán, cho, tặng… cần lưu ý rằng các trường hợp này đều phải đóng lệ phí trước bạ (trừ những trường hợp đặc biệt), và bảng giá tối thiểu đế tính lệ phí trước bạ xe đã qua sử dụng phụ thuộc vào quy định được ban ban hành bởi sở tài chính của từng địa phương.
Để bạn đọc thuận tiện theo dõi các mức phí được các cơ quan quản lí áp dụng cho các trường hợp sang tên, đổi biển cũng như đăng kí xe mới, Dân trí trích đăng các quy định trong Thông tư 212/2010/TT-BTC kí ngày 21/12/2010 liên quan đến vấn đề này:
Theo Dantri
Đăng ký lại xe máy: Lệ phí 50.000 đồng
"Trong trường hợp người mua xe cuối cùng đánh mất nốt giấy tờ mua bán xe hợp lệ thì người bán xe gần nhất phải làm giấy tờ trình báo đến cơ quan chức năng... Người mua xe cuối cùng phải cam đoan tính hợp lệ của xe, đảm bảo trước pháp luật xe đó không phải xe trộm cắp, đục số khung số máy thì vẫn được sang tên đổi chủ".
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã có cuộc trao đổi về thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện theo Nghị định 71.
- Hiện nay, người dân đang rất quan tâm về thủ tục sang tên chuyển chủ, vậy ông có thể nói rõ thủ tục được tiến hành như thế nào?
Thông tư 36/2010 Bộ Công an có quy định về trách nhiệm của chủ xe: Sau khi điều chỉnh thay đổi địa chỉ; đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe; bán cho, tặng xe (tổ chức cá nhân cho tặng); điều chuyển xe phải gửi ngay giấy báo theo mẫu (ban hành theo thông tư) đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi qua đường bưu điện, đến trực tiếp.
Trường hợp sang tên ô tô, xe máy khác huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú hoặc có trụ sở để làm thủ tục sang tên.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ (mua bán, cho, tặng, thừa kế) xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, thay đổi đăng ký xe. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục số máy số khung đăng ký xe.
Đại tá Đào Vịnh Thắng
- Người đăng ký sang tên đổi chủ phải nộp lệ phí như thế nào, thưa ông?
Lệ phí đối với việc sang tên chuyển chủ đối với ô tô, xe máy cũng đã được quy định rất cụ thể.
Trong đó, lệ phí trước bạ sang tên đổi chủ của ô tô là 12%, tính theo giá trị còn lại của xe. Đối với xe máy là 1%, tính theo giá trị còn lại của xe.
Sau khi xong thuế trước bạ rồi quay về đăng ký tại phòng CSGT thì lệ phí đối với người sang tên đổi biển từ 4 số lên 5 số là 150.000 đồng đối với ô tô, 50.000 đồng đối với xe máy.
Làm thủ tục xong 3 ngày thì phương tiện sẽ được cấp biển mới.
- Người dân hiện cũng rất lo ngại về những rắc rối hay khó khăn khi sang tên đổi chủ?
Khi chủ phương tiện đến cơ quan CSGT để làm thủ tục sang tên đổi chủ thì bao giờ cũng phải có thủ tục mua bán, giấy tờ chứng từ kèm theo.
Có trường hợp khi và quệt tai nạn rồi bỏ chạy hay các vụ án liên quan đến hình sự, nếu chiếc xe gây tai nạn hoặc gây án chưa sang tên chính chủ thì sẽ gây khó khăn cho lực lượng CSGT trên đường.
Nhiều vụ việc khi tai nạn xảy ra, người gây tai nạn bỏ chạy, thông qua biển số xe CSGT có thể xác minh nóng ngay để biết chủ xe là ai. Nhưng thực tế chủ xe đã bán xe qua nhiều lần, sang nhiều chủ khiến công tác kiểm tra xử lý của lực lượng CSGT gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong trường hợp người điều khiển xe không phải chủ sở hữu xe gây tai nạn giao thông trên đường, vậy chủ xe có phải chịu trách nhiệm không?
Nếu không sang tên đổi chủ, người đi xe trên đường (không chính chủ) vi phạm luật lệ giao thông, lực lượng tuần tra kiểm soát chỉ xử lý lỗi vi phạm giao thông trên đường.
Trong trường hợp vi phạm đó vượt quá thẩm quyền của chiến sỹ CSGT thì người điều khiển phương tiện sẽ được yêu cầu đưa về các Đội CSGT gần nhất để có bộ phận xác minh nóng ngay chủ xe vi phạm là ai.
Khi giải quyết, nếu chủ phương tiện không đúng tên đúng chủ phương tiện thì CSGT phải yêu cầu chủ đứng tên sở hữu phương tiện đến để giải quyết cùng với người vi phạm.
Chủ xe phải chứng minh được xe đó là xe cho mượn chứ không phải là không sang tên đổi chủ.
Nếu chủ phương tiện nói tôi đã bán rồi thì đương nhiên người vi phạm luật lệ giao thông đó phải bị xử lý vi phạm về lỗi không sang tên đổi chủ.
Rất khó để xác định xe chưa sang tên chuyển chủ phương tiện nếu người mua xe không khai báo
- Có những trường hợp xe được mua bán qua 3-4 người và giờ không biết người chủ đầu là ai. Với trường hợp này, liệu có thể làm thủ tục sang tên đổi chủ được hay không?
Trường hợp bán xe qua 3 đến 4 người mà không xác định được chủ đầu, chỉ cần người cuối cùng có giấy bán hợp lệ thì người đó vẫn có thể đến để đăng ký được.
Điều 20, khoản 3 của thông tư 36 Bộ CA quy định, xe mua bán cho tặng qua nhiều chủ trong cùng một tỉnh nhưng chưa làm thủ tục sang tên, sau đó người mua cuối cùng bán tiếp xe sang tỉnh khác thì người đứng tên trong giấy đăng ký xe hoặc người bán xe cuối cùng của tỉnh đó làm giấy khai sang tên di chuyển.
Tuy nhiên phải có đầy đủ giấy tờ mua bán, cho tặng và hợp lệ theo quy định.
- Nhưng thực tế có rất nhiều người mua xe không biết chủ đầu và không có đủ giấy tờ để sang tên đổi chủ vì không có giấy mua bán xe hợp lệ?
Người cuối cùng phải có giấy bán của người bán xe cho mình và xác minh không phải xe trộm cắp, không phải xe thế chấp tại cơ quan công an thì đương nhiên vẫn sẽ được sang tên chuyển chủ.
Trong trường hợp người mua cuối cùng đánh mất nốt giấy tờ mua bán xe hợp lệ thì đương nhiên phải làm giấy tờ trình báo đến cơ quan chức năng để báo cáo cấp trên (Cục CSGT, GĐ Công an Thành phố) bổ sung vào theo Thông tư điều chỉnh đăng ký phương tiện sang tên chuyển chủ.
Người mua xe cuối cùng phải cam đoan tính hợp lệ của xe, đảm bảo trước pháp luật xe đó không phải xe trộm cắp, xe đục số khung số máy.
Trong trường hợp do cháy nổ, người đăng ký xe chết hoặc mất tích thì phải chứng minh có giấy chứng tử hoặc toà án tuyên bố mất tích.
Nếu có nhu cầu sang tên cho người khác (không có tranh chấp) thì sẽ được giải quyết sang tên chuyển chủ sở hữu.
- Xin cám ơn ông!
Trong năm 2012 Phòng CSGT TP Hà Nội đã làm thủ tục sang tên chuyển chủ, di chuyển 10.385 trường hợp phương tiện ô tô, trong đó sang tên riêng trong Thủ đô Hà Nội là 6.255 trường hợp.
Sang tên chuyển chủ di chuyển đi tỉnh ngoài 4.130 trường hợp.
Thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ đối với những trường hợp không sang tên chuyển chủ, cơ quan chức năng đã xử phạt 650 trường hợp ô tô sang tên chậm, không sang tên chuyển chủ theo quy định với mức tiền là 975 triệu đồng.
Đã có 1.948 xe máy sang tên chuyển chủ, trong đó sang tên trong Thủ đô Hà Nội là 582 trường hợp, sang tên chuyển chủ di chuyển ra ngoại tỉnh 1.596 trường hợp.
Theo 24h
Không xử phạt xe mượn hợp pháp Sau một ngày thực hiện Nghị định 71 với lỗi phạt xe không sang tên đổi chủ, Đại tá Đào Vịnh Thắng - quyền Trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền người dân. Tuy nhiên, nếu vi phạm lần hai sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Sau ngày đầu ra quân xử phạt theo...