Những điều cấm kỵ nên tránh để bảo vệ tính mạng khi lái xe ô tô
Không dừng xe ở điểm mù, không thò đầu ra khỏi cửa, không rà phanh liên tục… là những cách lái xe an toàn tài xế nên áp dụng.
Lái xe ô tô khi tham gia giao thông, nhất là khi lái xe trên những cung đường dài, cung đường đèo khó đi gây không ít áp lực cho mỗi tài xế. Chỉ cần lơ là một phút có thể gây nguy hiểm. Vì thế, để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình, tài xế nhất định phải nắm rõ những nguyên tắc lái xe an toàn cơ bản.
Không bật nhạc trong xe quá lớn
Khi lái xe, điều quan trọng nhất cần lưu ý chính là sự tập trung cao độ. Vì vậy nếu bật nhạc trong xe quá lớn, tài xế sẽ phải chia sẻ khá nhiều sự tập trung này, và không thể chú ý đến những âm thanh phía bên ngoài đường như tiếng còi hú của xe cấp cứu, xe cứu hỏa hay tiếng va chạm, quẹt xe…
Có rất nhiều kiểu lái xe làm mất an toàn người dùng nên tránh.
Không dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác
Dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác là một điều ‘cấm kỵ’ mà tài xế không bao giờ được phép mắc phải. Bởi khi dừng ở vị trí này, tài xế chiếc xe phía trước sẽ không thể nhìn thấy bạn, và tai nạn là điều khó tránh khỏi trong nhiều tình huống di chuyển như rẽ phải hoặc rẽ trái.
Không sử dụng đèn pha khi trời có sương mù
Trong điều kiện của trời sương mù, ánh sáng từ chùm đèn pha sẽ rọi chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng vào các giọt nước li ti khiến cho tầm nhìn tồi tệ hơn. Hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.
Không nên nhìn chăm chú vào chiếc xe phía trước
Video đang HOT
Đôi khi tập trung lái xe trên đường và chẳng may nhìn hút mắt vào chiếc xe phía trước, những gì bất thình lình hiện ra sau chiếc xe đó (ổ gà, vật cản trên đường…) khiến tài xế giật mình là có thể xảy tai nạn. Lời khuyên là hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó. Hoặc ít nhất là trong khoảng trống giữa những chiếc xe, do đó bạn có thể lường được những gì phía trước.
Không rà phanh liên tục khi xuống dốc
Khi xe lao xuống dốc, nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc, lúc đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không “ăn” thì vô cùng nguy hiểm.
Phanh trong khúc cua là một sai lầm chết người
Trong lúc cua, theo quán tính người lái luôn nghĩ phanh làm tốc độ xe chậm lại sẽ khiến việc vòng cua dễ dàng hơn. Ít ai biết rằng, thực ra khi cua, phanh sẽ làm cho bánh xe khó kiểm soát hơn rất nhiều… Hơn nữa, đoạn cua ngắn không có đủ thời gian để tính toán trọng lượng trên xe. Nếu xe quá nặng quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong lúc cua càng thêm nguy hiểm.
Không đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ
Các vị trí ôm vô lăng 10 giờ và 2 giờ là một thói quen cầm rất phổ biến và hết sức nguy hiểm, nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Nếu chẳng may túi khí nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ lớn có thể làm gẫy các ngón tay. 9 giờ và 3 giờ mới là vị trí đặt tay chuẩn xác khi lái xe.
Thò đầu ra cửa sổ
Nếu trong khi lái xe tài xế không được thò đầu ra khỏi cửa kính vì có thể bị xe khác vượt lên dẫn đến va chạm và gây tai nạn khi thò đầu ra cửa sổ lúc đang lái xe. Ngoài ra, việc thò đầu ra ngoài cũng khiến cho tài xế mất đi sự chủ động trong việc điều khiển vô lăng, điều này cũng dễ gây nguy hiểm cho chiếc xe ô tô.
Đeo tai nghe khi lái xe
Không thể phủ nhận việc đeo tai nghe có thể nghe cuộc điện thoại quan trọng mà vẫn sử dụng vô-lăng bằng hai tay. Nhưng thực tế cho thấy rằng, tài xế sẽ cảm thấy dễ buồn ngủ hơn và tập trung vào âm thanh phát ra từ tai nghe mà không để ý, quan tâm đến các cảnh báo khác như: tiếng còi xe nhác, tiếng gọi của người bên cạnh hay bên ngoài. Bên cạnh đó, giống như việc nghe nhạc, nếu quá tập trung vào cuộc hội thoại quan trọng, bạn rất dễ bị “lạc trôi” khi lái xe.
Xao nhãng bởi những yếu tố xung quanh
Những bảng quảng cáo thu hút, hay những cảnh vật ấn tượng chính là tác nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn trong chuyến đi nếu như tài xế quá mải mê “ngắm nghía” mà quên mất nhiệm vụ quan trọng là điều khiển vô-lăng.
Theo VietQ
Lái ô tô số tự động nếu 'quên' và không tránh điều này dễ mất mạng
Xe ô tô số tự động hiện được khá nhiều người lựa chọn vì nhiều ưu điểm. Mặc dù khá phổ biến nhưng khi lái dòng xe này tài xế không nên quá chủ quan.
Quên sử dụng cấp số D
Trên xe ô tô sử dụng hộp số tự động luôn có cấp số D " ,-","M1, M2, L1, L2" hay S, nhưng nhiều lái xe "quên" luôn và chẳng bao giờ dùng.
Nhiều lái mới, đặc biệt là các chị em phụ nữ dù rất ưa dùng xe số tự động vì thao tác đơn giản, dễ lái nhưng đôi khi lại không hề biết đến tác dụng của các cấp số D " ,-","M1, M2, L1, L2" hay S. Thực tế các cấp số này hỗ trợ rất tốt cho việc vượt xe, cần tăng tốc nhanh hay đổ đèo, xuống dốc.
Khi cần số ở chế độ này, xe không tự lên số theo tốc độ mà người lái sẽ tự chuyển số theo mục đích. Một khi nắm vững tính năng của từng chế độ, người lái có thể tự cài đặt số hợp lý cho từng đoạn đường, nhờ đó không chỉ giảm thiểu hao mòn mà còn ngăn ngừa nguy cơ tai nạn.
Lái xe ô tô số tự động nên nắm vững những kiến thức cơ bản kẻo 'mang họa' vì thiếu hiểu biết
Cụ thể, ứng dụng chế độ số thể thao (S) hay " /-" có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn khi đi đường dốc hay đổ đèo. Khi leo dốc, xe có thể tự sang số để đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ. Nhưng khi xuống dốc, xe lao nhanh theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao kéo theo không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Trong trường hợp này, tài xế cần phải chủ động về số tay 1, 2... sao cho thích hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc để đảm bảo tốc độ an toàn.
Nếu không sử dụng số tay, tài xế buộc phải đạp phanh để hãm tốc, nhưng phương án này không cho hiệu quả tối ưu, ngược lại để phanh làm việc trong tình trạng khắc nghiệt liên tục dễ làm cháy phanh, hoặc mất tác dụng hệ thống thủy lực.
Tránh về số N khi đổ đèo gây tốn kém nhiên liệu
Bên cạnh đó, nhiều tài xế còn có thói quen về số N khi xe đổ dốc để xe chạy theo quán tính nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi xe số tự động hiện nay đều có khả năng tự ngắt cung cấp nhiên liệu cho động cơ khi xe xuống dốc, nếu về số N sẽ vô tình khởi động hệ thống trở lại, đôi khi còn tốn kém hơn. Chưa kể, để xe trôi dốc theo quán tính vô cùng nguy hiểm, người lái phải đạp phanh thường xuyên gây nóng phanh hoặc nhanh hỏng hóc, đồng thời khó phản ứng kịp khi gặp chướng ngại vật bất ngờ.
Tránh đạp phanh khi chuyển cần số
Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Đừng bao giờ đặt chân lên bàn đạp ga khi đang chuyển cần số từ vị trí "P" hoặc "N" sang bất kỳ vị trí nào khác trên cần số. Không nên ấn nút khóa trên cần số thường xuyên, bởi vì cần số có thể vô tình chuyển qua vị trí "R".
Không nên chuyển cần số sang vị trí "N" khi xe đang di chuyển. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số về vị trí "P" hoặc "R" hoặc do xe không được phanh bằng động cơ.
Hãy luôn đặt chân lên bàn đạp phanh khi chuyển số sang vị trí "N" hoặc chuyển từ vị trí "N" sang vị trí khác để tránh nguy cơ mất điều khiển.
Nếu đèn báo vị trị cần số nhấp nháy khi bạn đang lái xe, có thể có lỗi ở hộp số tự động. Hãy mang xe đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
Trước khi chuyển vị trí cần số khi động cơ đang hoạt động và xe đứng yên, hãy đạp hết bàn đạp phanh để ngăn xe tiến về phía trước. Xe sẽ bắt đầu di chuyển khi vào số, đặc biệt là khi tốc độ động cơ tăng cao, ở chế độ cầm chừng cao (khi máy nguội) hoặc khi điều hòa được bật. Chỉ nên nhả phanh khi bạn đã sẵn sàng để lái xe đi.
Luôn sử dụng chân phải để đạp phanh. Sử dụng chân trái khi đạp phanh có thể làm giảm phản xạ phanh trong trường hợp khẩn cấp. Để tránh tăng tốc đột ngột, đừng bao giờ đạp ga khi chuyển cần số từ vị trí "P" hoặc "N".
Tránh đạp ga khi đạp phanh
Nếu đạp chân ga và chân phanh cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả phanh và gây mòn má phanh bất thường. Không nên đạp ga khi bàn đạp phanh đang được nhấn và xe đang dừng vì có thể gây hư hỏng hộp số tự động.
Tránh đặt các chai lọ hoặc các vật khác dưới sàn bởi vì chúng có thể lăn và gây kẹt bàn đạp phanh/ bàn đạp ga. Tránh mang dép khi lái xe bởi vì quay dép hoặc đế dép có thể móc vào bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh gây cản trở việc điều khiển xe.
Theo VietQ
Những sai lầm khi chuyển từ xe số sàn sang lái xe xe số tự động Khi học lái, các học viên thường sẽ được "làm bạn" với xe số sàn và đương nhiên, các "tài mới" sẽ quen với thao tác lái xe số sàn. Thế nhưng, thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư...