Những điều cấm kỵ khi mang thai
Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều, nằm ngửa và ăn uống quá kham khổ.
Để thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần tránh 6 điều sau:
Không tăng cân quá nhiều
Vì sao phụ nữ mang thai thai thường bị đau lưng? Đau lưng là triệu chứng rất phổ biến nhất là từ tuần 25, 26 thai kỳ do thời gian này tử cung của mẹ đã khá lớn, bụng phình về phía trước nên khi đứng trọng tâm cũng dồn về phía trước nhiều hơn. Để duy trì sự cân bằng của cơ thể, mẹ bầu phải nghiêng về phía sau, trọng tâm rơi vào phía trên hông, do đó trọng lượng cơ thể dồn vào cột sống và thắt lưng gây đau lưng. Mẹ bầu nào càng tăng cân nhiều thì càng đau lưng nhiều hơn.
Vì vậy các chuyên gia khuyên, để ngăn ngừa các chứng bệnh đau nhức khi mang thai, mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều. Trong cả thai kỳ chỉ cần tăng 11-13kg là đủ. Việc tăng cân quá nhiều còn gây một số bệnh như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, em bé to quá chuẩn gây khó đẻ và bị ngạt khi chào đời….
Không cúi gập người
Việc cúi xuống lấy đồ hoặc khênh đồ nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và lưng mẹ bầu đặc biệt từ tháng thứ 5 trở đi. Vì vậy, khi cần lấy đồ ở trên sàn nhà, mẹ cần chú ý tư thế khụy gối và ngồi xổm xuống chứ không được cúi lưng trực tiếp.
Không nằm ngửa
Khi bụng bầu to dần mà mẹ nằm ngửa sẽ rất khó để ngồi dậy, ngoài ra nằm ngửa còn làm khối lượng thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch của mẹ, gây cản trở sự lưu thông máu từ chỗ thấp của cơ thể mẹ lên tim. Thói quen nằm ngửa trong thời gian dài còn gây trở ngại quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tới nhau thai. Với nhóm thai phụ mắc chứng cao huyết áp thì tư thể nằm ngửa còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiếp nhận oxy và dinh dưỡng của bào thai.
Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, để thoải mái hơn mẹ có thể đặt thêm một chiếc gối ôm bên cạnh.
Video đang HOT
Mẹ bầu cũng cần chú ý nếu đang nằm ngửa thì khi dậy không nên ngồi bật dậy luôn sẽ gây căng cơ lưng, mẹ nên nằm nghiêng sang một bên và nhờ sự hỗ trợ của anh xã để ngồi dậy một cách dễ dàng.
Không ăn uống kém dinh dưỡng
Ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng sẽ khiến thai nhi không đủ chất để phát triển, khi đó bé sẽ rút chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ bầu khiến mẹ dễ mắc các bệnh nguy hiểm trong thai kỳ. Bà bầu cần chú ý phải nạp đủ 2000-2500 calo mỗi ngày trong thai kỳ.
Không mặc quần áo quá chật
Một số phụ nữ mang thai thuộc thế hệ 9X rất coi thường việc mang thai, dù bầu bí nhưng họ vẫn mặc váy bó sát, quần bó chật, thậm chí là đi giầy cao gót… Đây là những điều cấm lỵ khi mang thai. Khi mẹ mặc quần áo quá chật sẽ khiến thai nhi không thể phát triển. Việc đi giầy cao gót dễ làm mẹ bầu trượt ngã, vô cùng nguy hiểm.Mẹ bầu nên chú ý mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và nên đi giày bệt để an toàn cho cả mẹ và con.
Nhiều mẹ bầu rất “mong manh”, không muốn ra khỏi giường trong thời gian mang bầu vì cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng chính việc nằm nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.
Mẹ bầu nên chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng, ngoại trừ những người được bác sĩ chỉ định phải nằm một chỗ. Những môn thể thao rất tốt cho bà bầu là yoga, đi bộ, bơi lội… Mẹ bầu nên tập thể thao 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
Theo Khampha
Những 'cấm kỵ' khi cho con ăn rau
Khi nấu ăn và chọn chế biến rau, mẹ hãy "cam kết" không thực hiện những điều "sai bét" này nếu không muốn bé suy dinh dưỡng.
Khi nhắc tới rau xanh, các bà mẹ luôn vô cùng phấn khởi mà khẳng định: Trẻ ăn nhiều rau sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, nhiều vitamin và tránh được táo bón. Tuy nhiên, ít ai biết rằng dù có cho con ăn nhiều rau đến mấy, mà thực hiện sai quy cách, thì những em bé đáng yêu vẫn không thể lớn được.
Khi nấu ăn và chọn chế biến rau cho trẻ, mẹ hãy "cam kết" không thực hiện những điều cấm kỵ này
1. Nấu rau với nồi đồng
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.
Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.
Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.
2. Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá
Cà rốt, khoai tây cũng có thể được coi là rau, chính vì vậy, khi thấy con tỏ ra không thích ăn các loại rau lá, nhiều chị em đã quyết định thay thế chúng bằng các loại củ. Đây có phải là giải pháp thông minh? Tất nhiên là không. Măng, khoai tây, bí ngô, bí, dưa leo, cà chua, củ cải, đậu trắng, mướp...Mặc dù cũng là rau nhưng làm lượng khoáng chất lại ít hơn các loại rau lá. Thêm vào đó, lượng vitamin C và muối vô cơ mà rau củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng rau lá.
Mẹ nên nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho trẻ.
Ảnh minh họa
3. Cho con ăn các loại đậu quá sớm
Các loại đậu không chỉ trông đẹp mắt mà ăn cũng rất ngon. Có thể trẻ rất thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên cần biết, hàm lượng protein có trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen...đều khá cao. Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm (dưới 7 tháng) vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.
4. Bắp cải ăn bỏ lõi quá nhiều
Khi rửa rau cho con, vì thấy phần lõi của bắp cải rất vụn nên nhiều chị em thường bỏ đi mà chỉ tập trung cho con ăn lá bên ngoài. Tuy nhiên vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin C, PP, magiê và axít folic) được phân phối không đều trong cây cải bắp. Hầu hết tất cả các chất hữu ích ở trong các lõi của bắp cải. Trong lõi cải bắp có nhiều chất xơ có thể giúp đưa độc tố tích lũy trong cơ thể ra ngoài, mang lại cảm giác no mà không thừa calo.
Ngoài ra, nó còn chứa những chất giúp bình thường hóa quá trình trao đổi chất. Đó là lý do tại sao nhiều nhà dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho những em bé bị thừa cân, béo phì ăn trưa và ăn tối với các món ăn từ lõi cải bắp.
5. Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài
Nếu mẹ mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng. Giải pháp tốt nhất cho những bà mẹ bận rộn là nên mua rau về, chế biến và cấp đông ngay cho bé hoặc tốt hơn cả là nên chọn rau củ sao cho nấu bữa nào cho con ăn luôn bữa đó.
6. Chỉ sử dụng nước rau
Nhiều mẹ quan niệm rằng nước hầm xương, thịt, nước luộc rau rất bổ dưỡng . Chính vì thế, nhiều chị em có thói quen hầm xương kèm các loại rau củ để lấy nước nấu cháo cho con rồi...bỏ hết phần bã đi.
Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Muốn con nhận đủ các chất dinh dưỡng, mẹ phải cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.
Gia đình và xã hội
10 điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu Những người thích ăn dưa hấu ngoài việc thưởng thức vị ngon giúp giải khát và làm mát mà còn cần lưu ý đến những điều cấm kỵ không thể bỏ qua. 1. Không nên ăn quá nhiều Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nhưng nó là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Nếu không nó sẽ...