Những điều cấm kị khi lái ô tô trong hầm đường bộ
Việc trang bị cach lai xe an toan và cách xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra trong hầm đường bộ sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi di chuyển.
Bật đèn chiếu gần trong hầm đường bộ
Việc tham gia giao thông trong hầm đường bộ thường sẽ khiến lái xe phải di chuyển trong tình trạng thiếu ánh sáng hơn so với bên ngoài. Vì thế việc sử dụng đèn chiếu sáng được xem như là bắt buộc nhằm giúp lái xe có được tầm nhìn tốt nhất, đảm bảo sự an toàn tối thiểu cho bản thân và người tham gia giao thông. Đối với một số phương tiện xe thô sơ khi đi qua cũng cần có đèn chiếu sáng hoặc vật phát sáng để báo hiệu.
Việc sử dụng còi trong hầm đường bộ sẽ khiến âm thanh khuếch đại và trở nên rất ồn. Bởi thế, khi đi trong hầm, tuyệt đối không được sử dụng còi. Trong trường hợp muốn báo hiệu cho các phương tiện khác, tài xế có thể nháy đèn, không được dùng đèn ưu tiên (trừ các phương tiện được ưu tiên theo luật quy định).
Lưu y, chi bât đen xe chiêu gân không đươc bât đen ưu tiên trư nhưng xe đươc ưu tiên theo quy đinh. Nếu sơ ý quên không bật đèn xe chiêu gân khi chạy xe qua hầm bạn có thể bị phạt tiền và giữ bằng lái.
Chú ý tốc độ và giữ khoảng cách an toàn
Video đang HOT
Tài xế khi điều khiển xe ô tô trong hầm đường bộ nên nắm vững các quy định của pháp luật. Cụ thể, đối với ô tô, phương tiện này chỉ được đạt tốc độ tối đa cho phép là 60km/h, tối thiểu là 30km/h.
Riêng xe mô tô, xe máy chỉ được chạy với tốc độ tối đa cho phép là 40km/h. Ngoài ra, tài xế cần duy trì khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe là 30m. Không được vượt xe hay lùi xe hoặc quay đầu xe khác khi lưu thông trong hầm đường bộ. Đặc biệt, chỉ được dừng, đỗ xe tại những nơi cho phép. Trong các trường hợp dừng khẩn cấp thì phải báo hiệu cho các xe khác ở khoảng cách đủ để nhận biết và đảm bảo an toàn.
Làm thế nào khi xảy ra cháy nổ trong hầm đường bộ?
Các sự cố cháy nổ xảy ra trong hầm đường bộ luôn tồn tại nguy hiểm gấp nhiều lần so với đường lộ giới bên ngoài. Một phần do công tác chữa cháy sẽ phức tạp hơn và điều kiện trong đường hầm cũng dễ dẫn đến nghẹt thở, cháy liên hoàn hơn nếu không được can thiệp kịp thời.
Trước tiên, tắt máy và vẫn để nguyên chìa khóa trên xe, sau đó nhanh chóng tìm kiếm và nhấn nút báo cháy. Nếu đám cháy nằm trong khả năng kiểm soát, hãy sử dụng bình chữa cháy được trang bị trong đường hầm để dập tắt nó.
Nếu không thể dập tắt đám cháy, hãy nhanh chóng tìm lối thoát hiểm và báo sự cố về trung tâm qua số điện thoại được ghi trong lối thoát hiểm. Đồng thời làm theo đúng hướng dẫn thoát hiểm trên hệ thống loa phát thanh. Không nên hoảng loạn dẫn đến những hành động sai lầm làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Để phanh xe an toàn, cần nhớ 5 nguyên tắc
Làm chủ tốc độ, chú ý tải trọng của xe, thời tiết khi di chuyển,... là những nguyên tắc giúp lái xe sử dụng phanh một cách tối ưu nhất.
Một chiếc xe chạy ở tốc độ 96 km/h nếu để dừng chiếc xe đó lại phải mất hơn 4,5 giây và quãng đường phanh tới 82m để xe được dừng hẳn
Làm chủ được tốc độ
Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình phanh. Một chiếc xe chạy ở tốc độ 96 km/h, mỗi giây sẽ di chuyển được khoảng 27m, nhưng nếu để dừng chiếc xe đó lại phải mất hơn 4,5 giây và quãng đường phanh tới 82m để xe được dừng hẳn.
Bên cạnh thời gian thực tính từ khi xe bắt đầu phanh, còn có nhiều thứ tác động lên quá trình phanh xe như thời gian nhận thức và thời gian phản ứng, do đó đã làm tăng đáng kể quãng đường phanh xe. Thời gian nhận thức mất khoảng là 3/4 giây để lái xe phát hiện sự cố và bắt đầu quá trình phanh. Thời gian phản ứng cũng khiến lái xe mất thêm 3/4 giây nữa để di chuyển chân đặt lên phanh xe. Cộng gộp thời gian nhận thức và thời gian đặt chân lên phanh thì xe đã di chuyển một quãng đường là 40,2 m trước khi xe kịp giảm tốc từ tốc độ 96km/h.
Vì thế, từ lúc lái xe nhận ra tình huống cần phải phanh cho đến khi dừng lại hoàn toàn, xe đã di chuyển một quãng đường hơn 82m, trong 4,6 giây, gần bằng chiều dài của một sân bóng. Nếu chạy xe càng nhanh thì quãng đường và thời gian phanh càng lớn.
Chạy bám đuôi sẽ rất dễ xảy ra tai nạn liên hoàn
Giữ khoảng cách an toàn
Hãy nhớ giữ khoảng cách với các xe khác ở phía trước, bên hông và phía sau xe. Để biết được khoảng cách nào an toàn hãy làm theo nguyên tắc "3 giây". Khi xe phía trước vượt qua một vật thể nào đó, một biển hiệu chẳng hạn, thì lái xe bắt đầu đếm đến 3. Nếu vượt qua cột mốc đó trước khi đếm xong thì có nghĩa lái xe đang di chuyển quá gần. Trong điều kiện thời tiết xấu nên gia tăng khoảng cách này lên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ xảy ra va chạm.
Khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn sẽ bị hạn chế hơn
Điều kiện thời tiết
Để an toàn hơn khi lái xe trong điều kiện đường sá, thời tiết xấu thì việc thay đổi phong cách lái sẽ giúp gia tăng mức độ an toàn.
Khi thời tiết xấu, quãng đường phanh có thể tăng lên gấp nhiều lần. Nếu di chuyển 96km/h trên những cung đường ẩm ướt, lái xe có thể mất tới 6,1 giây để dừng chiếc xe lại với tổng quãng đường phanh tăng lên đến 101 m, nếu di chuyển trên mặt đường phủ tuyết, sẽ mất tới 10,6 giây và di chuyển hơn 162m. Khoảng cách này tương đương với quãng đường phanh của một chiếc xe đang di chuyển ở tốc độ 145km/h trong điều kiện đường sá khô ráo.
Nếu đang lái một chiếc xe tải, hãy chú ý hơn đến tốc độ xe trong điều kiện thời tiết xấu. Những loại xe này có vị trí ngồi và trọng tâm xe cao hơn nhiều so với các dòng xe khác, do đó nguy cơ lật xe cũng cao hơn nhiều khi xe bị phanh gấp.
Trọng lượng của xe cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình phanh xe của lái xe
Chú ý tải trọng của xe
Sẽ không thể tránh khỏi quy luật tác động của vật lý, đó là lực quán tính (xe trọng lượng càng lớn thì quãng đường phanh càng dài). Do đó, trọng lượng của xe cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình phanh xe của lái xe.
Việc sử dụng loại lốp thích hợp sẽ tăng khả năng vận hành và đảm bảo quãng đường phanh tốt hơn
Lốp xe
Hãy chú ý đến loại lốp xe đang sử dụng cho phù hợp với điều kiện vận hành. Có nhiều loại lốp xe được sử dụng tương ứng với các điều kiện đường sá khác nhau. Do đó, việc sử dụng loại lốp thích hợp sẽ tăng khả năng vận hành và đảm bảo quãng đường phanh tốt hơn.
Hoàng Anh
An toàn cho hàng ghế sau, vấn đề không nên xem nhẹ Trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và chấn thương thì các tại nạn từ bên trong xe ô tô là nguyên nhân chính gây chấn thương. Những trường hợp đi bám sát và phanh gấp sẽ gây ra những hệ luỵ đáng tiếc cho những người ngồi bên trong xe Theo thống kê của Trung tâm quốc gia về thống...