Những điều các mẹ cần biết khi cho trẻ ăn muối, mắm
Vị giác của trẻ khác với vị giác của người lớn.Việc nêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ mẹ cũng cần phải chú ý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Nhiều bà mẹ trẻ băn khoăn có nên nêm mắm, muối, bột nêm… vào bát cháo của con và nêm với lượng thế nào là vừa đủ? Việc nêm mắm vàomón ăn của trẻ không hề đơn giản, nếu mẹ không tìm hiểu kỹ có thể làm hại con.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm (6 tháng tuổi) không nên thêm muối hay gia vị khác. Sau 2 tháng khi trẻ được 8 tháng thì có thể nêm một ít mắm.
Việc nêm mắm vào món ăn của trẻ không hề đơn giản, nếu mẹ không tìm hiểu kỹ có thể làm hại con. Ảnh minh họa
Quy tắc mẹ cần nhớ khi nêm mắm vào cháo, bột của con:
- Nêm nhạt so với khẩu vị của mẹ vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé
- Mắm muối cần được cho vào lúc thịt (cá, bột và cháo) đã chín và trước khi cho rau và dầu ăn.
- Nêm với lượng vừa đủ theo độ tuổi. Lượng muối, mắm chuẩn bé theo từng độ tuổi:
- Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.
- Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.
Video đang HOT
- Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.
- Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.
Tác hại của việc mẹ nêm muối, mắm quá mặn:
Khi trẻ được ăn thừa lượng muối thì lượng dư này sẽ được thải qua nước tiểu. Lượng muối quá nhiều sẽ là gánh nặng cho phần thận vẫn còn non nớt của trẻ khiến thận của trẻ phải làm việc “cật lực” hơn về lâu dài dễ đưa đến các bệnh về cao huyết áp, tổn hại thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…
Đồng thời do ăn mặn nên lượng nước uống vào tăng, nếu vượt mức cần thiết thì tăng áp lực thẩm thấu vào máu, nước được tích giữ làm hại hệ tim mạch. Hàm lượng muối thừa cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì.
Việc ăn nhiều muối cũng làm cho cơ thể kém hấp thu kẽm, gây nên tình trạng biếng ăn, khó ngủ và chậm lớn.
Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.
Theo Nguoiduatin
Top 10 thực phẩm tốt nhất cho trẻ do bác sỹ Mỹ bình chọn
Website chăm sóc trẻ uy tín nhất nước Mỹ vừa công bố danh sách thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất cho trẻ ăn dặm.
Nếu còn băn khoăn về chuyện chọn lựa thực phẩm nào bổ dưỡng nhất cho con, hẳn các bà mẹ sẽ không thể bỏ qua danh sách này. Mới đây, trang web babycenter - một trong những trang web dành cho trẻ em và các bà mẹ uy tín nhất nước Mỹ đã công bố danh sách 10 siêu thực phẩm không những là thực phẩm nhiều chất cho bé mà còn được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ do các bác sỹ nhi bình chọn.
1. Việt quất.
Quả việt quất rất giàu chất anthocyanins - giúp tăng thị lực, phát triển trí não,và hỗ trợ đường tiết niệu của trẻ. Ở Mỹ, các bà mẹ rất chuộng cho con ăn quả việt quất. Tại Việt Nam, việt quất ngoài hàng ngoại nhập thì cũng đã bắt đầu có giống Việt quất Đà Lạt mới, mẹ có thể thử mua cho bé ăn. Cách chế biến việt quất cho trẻ ăn dặm: cho khoảng 1/4 quả việt quất vào cốc và một thìa sữa, quay lò vi sóng trong 30 giây, để nguội rồi nghiền nhuyễn ăn luôn hoặc trộn sữa chua đều ngon.
2. Sữa chua.
Bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn sữa chua. Sữa chua giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim. Giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học California, Davis, Hoa Kỳ Nancy Hudson cho biết: "Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D nên cũng giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng.Ngoài ra, sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng vi khuẩn có lợi trong con đường tiêu hóa, vị sữa chua rất phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh"
3. Bí ngô.
Bí ngô rất tốt cho trẻ sơ sinh (ảnh minh hoạ)
Hương vị ngọt ngào, mềm mịn, giàu vitamin A và vitamin C. Bí ngô hấp trộn sữa thành bột mịn rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm.
4. Đậu lăng.
Đậu lăng rất giàu protein và chất xơ. Mẹ có thể trộn đậu lăng nấu cùng cơm cháo, rất ngon và bổ dưỡng.
5. Rau lá xanh sẫm.
Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh đậm khác rất giàu sắt và acid folic. Mẹ có thể lấy rau xanh hấp chín, lọc qua rây cho bé ăn hoặc xay cùng với cháo.
6. Bông cải xanh.
Bông cải xanh rất giàu axit folic, chất xơ và canxi, có thể làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Cách chế biến cũng đơn giản: hấp bông cải xanh với nước, cho đến khi bông cải xanh hoàn toàn làm mềm thì cắt nhỏ, để nguôi cho bé bốc ăn.
7. Quả bơ.
Các nhà dinh dưỡng nói bơ rất giàu chất béo không bão hòa, chất dinh dưỡng giúp phát triển não trẻ sơ sinh cực tốt. Mẹ có thể cho bé ăn bơ nghiền trộn sữa hoặc sữa chua đều ngon.
8. Thịt.
Thịt là nguồn kẽm và sắt vô cùng quan trọng. Thịt hầm dễ nhai, thích hợp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thời gian hầm nên đủ dài để đảm bảo thịt ngon mà không mất chất.
9. Mận.
Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc có thể bị táo bón, mận khi đó sẽ là "vị cứu tinh" hoàn hảo. Nếu bé bị táo bón nghiêm trọng, mẹ nên thêm 1-2 muỗng canh nước ép mận trong sữa công thức hoặc sữa mẹ.
10.Cam.
Cam giàu vitamin C và chất chống oxy hóa,có vị ngọt và chua được trẻ sơ sinh yêu thích.
Theo Khampha
Những 'chiêu' nên và không nên để con ngủ xuyên đêm ngon lành Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì nó giúp bé lớn lên mỗi ngày. Khi trẻ ngủ, hoóc môn tăng trưởng hoạt động tốt nhất, vì thế bé cần được ngủ đủ để đảm bảo sự phát triển. Đồng thời khi bé ngủ sâu, mẹ cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ kêu rằng...