Những điều các cặp đôi cần cân nhắc trước khi sống thử trước hôn nhân
Khi yêu nhau, cặp đôi nào cũng muốn quấn quýt, bên nhau không rời và việc sống thử cũng là một xu hướng ngày càng gia tăng trong giới trẻ hiện đại.
Những điều các cặp đôi cần cân nhắc trước khi sống thử trước hôn nhân
Nhiều cặp đôi tìm được trái ngọt, có được bến bờ hạnh phúc khi sống thử, tuy nhiên cũng không ít chuyện đáng buồn, những vấn đề bất cập khiến cho tình cảm đôi bên sứt mẻ vì chuyện này. Có những điều mà các cặp đôi trẻ cần cân nhắc trước khi muốn sống thử trước hôn nhân.
Các cặp đôi nên cân nhắc việc có nên sống thử trước hôn nhân hay không (Ảnh minh họa)
Đàn ông sẽ rất trì trệ trong việc kết hôn. Họ sẽ hứa lần lựa với đủ thứ lý do cho đến khi chính bạn là người bỏ cuộc vì quá chán nản. Do đó, sống thử không phải là cách để tìm hiểu xem có hòa hợp không, vì đây là khoảng thời gian cả hai sẽ lộ ra nhiều thói quen xấu, trong khi chưa có kỹ năng cũng như sự ràng buộc nào để có thể cùng nhau vượt qua.
Thay vì mỗi cuối ngày, cuối tuần gặp nhau trong trang phục phẳng phiu, áo quần tươm tất, nước hoa thơm lừng thì giờ đây, khi về cùng nhà sẽ chẳng còn thấy hình ảnh đó từ người đàn ông nữa. Thay vào đó là quần đùi, mình trần và tóc tai bù xù.song-thu1Nhưng đó chỉ là hình thức bề ngoài, sự thay đổi bên trong mới đáng đề cập, khi mà sự ga lăng, lịch thiệp ban đầu biến đi đâu mất, thay vào đó là một người lười nhác, có thể mê máy tính, điện thoại hơn cả người yêu. Chưa kể những dịp sinh nhật, lễ, tết, bạn sẽ khó mà thấy được món quà trang trọng, bất ngờ như trước đây nữa.
Khi nhu cầu tình dục đã thỏa mãn sẽ thiếu đi sự tôn trọng
Khi sống chung, nhu cầu tình dục của đàn ông được thỏa mãn, cũng là lúc họ chấm dứt quãng thời gian vất vả ve vãn, lấy lòng người yêu. Làm mọi thứ để có thể tiến thêm bước nữa. Đây là khoảng thời gian cực nhọc nhất của họ và tự hào nhất của phái nữ.
Video đang HOT
Nếu như mọi thứ đều quá dễ dàng mà có được, đàn ông sẽ thiếu đi sự tôn trọng, điều này thiệt thòi cho phái nữ biết bao nhiêu.
Theo GĐVN
Câu hỏi muôn thuở: Yêu bao lâu là đủ để quyết định 'góp gạo thổi cơm chung'?
Kết hôn là việc trọng đại của cuộc đời, chính vì vậy không thể vội vàng mà cần có thời gian tìm hiểu đối phương. Vậy thời gian tìm hiểu, yêu nhau bao lâu là phù hợp trước khi quyết định dọn về chung một nhà?
(Ảnh minh hoạ).
Chúc mừng bạn nếu đã tìm thấy một nửa của mình và cảm thấy vô cùng hòa hợp về mọi mặt. Có thể hai người chỉ vừa ở bên nhau trong 2 tuần, cũng có thể đã trải qua 8 năm mặn nồng, và cả hai đều xác định hôn nhân chính là đích đến cho tình yêu này. Vậy đây có phải lúc nghĩ về việc kết hôn hay chưa, liệu có cần thêm thời gian để tìm hiểu đối phương? Thời điểm tốt nhất để trao lời hẹn thề sau thời gian tìm hiểu là lúc nào?
Câu hỏi khi nào thì một cặp tình nhân nên kết hôn đã được các nhà khoa học nghiên cứu dựa trên nhiều cuộc khảo sát. Giả sử, nếu câu trả lời là sau 3 tháng đã có thể hiểu tương đối một con người đủ để quyết định dọn về chung tổ ấm thì liệu người ta có cần hẹn hò đến 2, 3 năm hoặc lâu hơn nữa? Nói cách khác, nếu hẹn hò là một phần quan trọng trong việc xác định đối phương có phù hợp với mình không, thì sau bao lâu bạn sẽ thu thập đủ thông tin để biết nên "chốt" bằng một lời cầu hôn.
Nên tìm hiểu một người trong bao lâu trước khi quyết định cưới? (ảnh: Pinterest)
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Emory đã khảo sát hơn 3000 người ở Hoa Kỳ về vấn đề hẹn hò và kết hôn. Dù nghiên cứu này tập trung phần lớn vào việc chi tiêu của các cặp đôi cho đám cưới, nhưng nó cũng bao gồm nhiều yếu tố liên quan khác như sự tan vỡ sau hôn nhân và phát hiện rằng:
Những cặp đôi có thời gian hẹn hò, tìm hiểu trong khoảng 1 đến 2 năm trước khi tiến đến hôn nhân có khả năng ly hôn thấp hơn khoảng 20% so với các cặp cưới nhau chỉ sau vài tháng gặp gỡ. Và những cặp có thời gian hẹn hò từ 3 năm trở lên có tỷ lệ ly hôn thấp hơn đến dưới 50%. Từ kết quả này có thể thấy rằng, thời gian tìm hiểu đối phương trước một vài năm có thể sẽ hữu ích và giúp hôn nhân của bạn bền vững sau này.
Tuy nhiên, các kết quả này chỉ mang tính tương đối và không phù hợp với tất cả mọi người. Bởi lẽ những cặp đôi gặp gỡ và bắt đầu mối quan hệ năm 21 tuổi sẽ khác với những người gặp nhau khi 31 hay 41... Mỗi độ tuổi sẽ có tâm sinh lý cùng mẫu người lý tưởng khác nhau, chưa kể là hoàn cảnh sống và nhân sinh quan cũng khác biệt rất nhiều.
(ảnh: Pinterest)
Hơn nữa, một vài cặp đôi đến với nhau từ những người xa lạ, số khác đã là bạn một thời gian trước khi quyết định trở thành tình nhân. Và một điểm lý thú được phát hiện nữa là nếu cả hai đều cảm nhận người bạn đời rất tuyệt vời tại thời điểm kết hôn thì tỷ lệ ly hôn cũng giảm xuống khá nhiều.
Thay vì tập trung vào khoảng thời gian bạn hẹn hò, bạn hãy cân nhắc những việc khác để đánh giá liệu bạn đã sẵn sàng cho hôn nhân hay không. Ví dụ:
Bạn có nghĩ rằng kết hôn như là nút khởi động lại cho tình cảm của cả hai?
Kết hôn là sự gắn kết thiêng liêng giữa hai người, nhưng không có nghĩa việc này sẽ giúp hàn gắn hay khiến tình cảm của các cặp đôi nồng nhiệt trở lại, đặc biệt là những mối quan hệ vốn dĩ đã không lành mạnh. Đừng nghĩ hôn nhân sẽ có thể thay đổi một ai đó trở nên tốt hơn, đây cũng là một trong những lý do khiến hôn nhân của nhiều cặp đôi bị khủng hoảng trong 2 năm đầu. Bởi lẽ, một khi kết hôn được xem như chìa khóa để giải quyết rắc rối thì nó sẽ dễ dẫn đến sự vỡ mộng nhanh hơn.
Hai bạn đã thực sự hiểu rõ nhau?
Một vấn đề khiến các cặp đôi kết hôn vỡ mộng hơn cả là đối tác đã thay đổi quá nhiều, không giống như người ta đã từng yêu. Nhưng thực sự là ai kết hôn rồi cũng dễ dàng thay đổi hay ta đã không hiểu rõ đối phương trước khi quyết định về chung nhà? Bạn đã hiểu rõ quan điểm về chi tiêu của bạn trai/bạn gái? Hay họ sẽ thế nào nếu trở thành phụ huynh? Tìm hiểu thêm những góc khuất của đối tác sẽ giúp cho hôn nhân của bạn bớt đi xung đột về sau này.
Bạn nghĩ bạn sẽ hạnh phúc thế nào?
Bạn mong muốn tương lai sẽ hạnh phúc thế nào thì hãy giữ vững mong muốn như thế ấy, không thỏa hiệp và hạ các tiêu chí để làm hài lòng đối phương. Vì nếu như thế, chẳng khác nào bạn đang dần làm lệch đi con đường mưu cầu hạnh phúc của chính mình. Một khi bạn cảm thấy hạnh phúc thực sự trong mối quan hệ hiện tại, thì bạn mới sẵn lòng làm những chuyện lớn lao hơn cùng bạn đời và nguy cơ ly hôn cũng giảm xuống mức thấp nhất.
Bạn có kết hôn vì điểm "hấp dẫn chết người" của đối phương không?
Đôi khi, điểm hấp dẫn nhất của đối phương khiến ta xiêu lòng cũng chính là điểm sẽ giết chết tình cảm của ta. Nghiên cứu của Felmlee, D. H. (1995) chỉ ra những "điểm thu hút chết người" này thường theo một dạng nhất định, ví dụ như "cô ấy cực kỳ nhiệt tình", "anh ấy vô cùng thân thiện"... và chúng ta thường bị hấp dẫn nhất thời. Nhưng khi giai đoạn cao trào của tình cảm qua đi, thì liệu bạn còn yêu thương và muốn gắn bó với đối phương?
Hôn nhân không phải ngày một ngày hai, cần tìm hiểu khả năng tương thích lâu dài của mình và đối tác trước khi quyết định cùng xây tổ ấm. Chứ đừng vì một điểm "hấp dẫn chết người" mà vội tính chuyện trăm năm.
Bạn có mong đợi rằng mọi thứ sẽ khác đi trong hôn nhân?
(ảnh: Pinterest)
Trước khi kết hôn, mối quan hệ của bạn thường diễn ra như thế nào? Bạn có phải là một cặp đôi có mức độ hòa hợp cao? Nhiều người cho rằng hôn nhân sẽ cho người ta nhiều trải nghiệm mới mẻ, đồng thời cũng làm thất vọng không tưởng. Nhưng thực tế là, các xung đột và rắc rối của cặp đôi sau khi kết hôn đa phần đều giống với những gì họ đã trải qua thời còn là tình nhân. Thay vì kết hôn bởi nghĩ rằng việc này sẽ giúp hai bạn hạnh phúc và hạn chế mâu thuẫn, hãy dành thời gian để giải quyết xung đột thường gặp trước, và thử thách mức độ chịu đựng lẫn nhau trước khi về chung một nhà.
Bạn "sống thử" trước hôn nhân vì điều gì?
Ngày nay các cặp đôi thường sống cùng nhau trước hôn nhân. Lý do họ làm như vậy là để kiểm chứng sự hòa hợp của đối phương, cũng như lường trước các vấn đề rắc rối có thể nảy sinh trong cuộc hôn nhân sau này.
Và các cặp đôi sống thử với lý do thực tế như tìm hiểu trách nhiệm "cơm áo gạo tiền" thường dễ thất vọng về đối phương hơn, cũng như sẽ kém tự tin trong mối quan hệ về lâu về dài. Còn những cặp đôi sống chung với nhau vì lý do khác như muốn dành thời gian bên nhau nhiều hơn, thì tỷ lệ tiến tới hôn nhân cũng cao hơn.
Tóm lại, không có thời gian hẹn hò cố định nào là phù hợp, để các cặp đôi dựa vào đó mà đưa ra quyết định kết hôn. Thay vì quan trọng về vấn đề hẹn hò bao lâu là đủ, thì bạn hãy tìm hiểu nhiều hơn về đối phương, về suy nghĩ, lối sống và sự hòa hợp của cả hai. Đừng cưới chỉ vì yêu đã lâu hay vì sự "hấp dẫn chết người" lúc mới gặp. Bởi đó là sự đánh cược quá liều lĩnh, mà hôn nhân muốn bền vững thì cần được xây dựng trên nền tảng thấu hiểu, hòa hợp dài lâu.
Theo Afamily
Để em vén váy cao lên nữa nhé... mình chụp ảnh gửi cho gã người yêu em xem gã sẽ ghen thế nào Đêm thứ 7 từng cặp đôi đưa nhau đi chơi, đi ăn. Tùng cũng đưa bạn đi ăn nhưng là cô bạn thân ở cùng ngõ. Hai đứa chơi với nhau từ nhỏ nhưng vì anh lớn hơn 2 tuổi nên xưng anh em. Tùng phải bất đắc dĩ làm bạn nhậu cho Trang vì cô ấy vừa bị người yêu đá: -...