Những điều bạn nên tránh với smartphone mới “đập hộp”
Ai cũng háo hức khi được sở hữu 1 mẫu điện thoại mới và sẽ nhanh chóng “vọc” hay tân trang máy ngay lập tức. 1 trong những việc đầu tiên mà nhiều người làm ngay khi sở hữu điện thoại mới là dán màn hình. Tuy nhiên đó chưa chắc là 1 ý tưởng hay.
Hãy cân nhắc kỹ việc dán màn hình
Mặt kính phía trước của iPhone hay Android nhìn có vẻ rất dễ bị xước nhưng thực tế thì chúng bền hơn bạn tưởng. Mặc dù iPhone 4/4S có thể bị vỡ mặt kính khi làm rơi nhưng màn hình của chúng (và cả các smartphone cao cấp hiện nay) được làm từ Gorilla Glass – 1 loại kính cứng, mỏng và chống xước. Trong năm 2010 Gorilla Glass được sử dụng trên 20% trong số 200 triệu điện thoại bán ra và ngày càng phổ biến hơn. Điều này có nghĩa là điện thoại của bạn rất có thể sẽ sử dụng loại kính rất bền này (Bạn có thể kiểm tra kĩ hơn qua thông số kỹ thuật của máy trên mạng).
Dù bạn có sử dụng loại miếng dán màn hình “xịn” đến mấy thì sẽ luôn có 1 lớp nhỏ giữa mắt và màn hình của máy, khiến cho màu sắc kém chính xác đi. Hơn nữa trong quá trình sử dụng, các thao tác cảm ứng phải qua 1 lớp dán màn hình sẽ kém nhạy hơn. Cũng không thể không kể đến nhiều trường hợp dán màn hình vẫn còn những “bong bóng khí” khiến vẻ đẹp của máy giảm bớt.
Nếu bạn muốn đảm bảo màn hình không bị xước, bạn có thể lắp case cho máy. Như vậy thì màn hình sẽ không bị chạm trực tiếp xuống bề mặt, tránh cho bạn nguy cơ bị xước máy.
Không cần đến phần mềm diệt virus
Malware và virus trên điện thoại chưa thực sự lớn mạnh nhưng cũng không có nghĩa là chúng không thể đánh cắp thông tin cá nhân hay làm tăng hóa đơn điện thoại hàng tháng của bạn. Trên PC thì phần mềm diệt virus cực kỳ hữu hiệu và giữ cho máy tính của chúng ta an toàn. Nhưng trên điện thoại thì hiệu quả của chúng thật khó có thể kiểm chứng. Hơn nữa 1 điều chắc chắn là chúng sẽ chiếm không ít tài nguyên và khiến điện thoại của bạn chạy chậm đi đáng kể.
Video đang HOT
Hiện nay các malware và virus trên điện thoại chưa đủ khả năng để vượt qua lớp bảo mật của iOS và Android – tất nhiên là trừ khi bạn cho phép. Trên Android, mỗi khi bạn cài đặt 1 ứng dụng sẽ có 1 cửa sổ hiện thị các hoạt động ứng dụng sẽ làm và bạn sẽ có lựa chọn có cho phép hay không. Đây chính là điều bạn nên chú ý bởi nó sẽ giúp bạn tránh được malware chứ chẳng phải những phần mềm diệt virus đắt tiền nào. Hãy nhớ rằng 1 trò chơi sẽ chẳng bao giờ cần truy cập vào tin nhắn hay danh bạ máy cả. Trên Apple cũng tương tự, nhưng nếu bạn cài đặt từ Appstore thì có thể yên tâm bởi quá trình kiểm duyệt ứng dụng của Apple là cực kỳ chặt chẽ.
Còn nếu muốn chắc chắn hơn nữa, hãy tìm kiếm thông tin và các phản hồi về ứng dụng trên Google trước khi cài đặt.
Đừng vội jailbreak hay root máy
Các điện thoại chạy Android và iOS là những smartphone phổ biến nhất hiện nay và chúng đều có thể bị “hack” để xóa bỏ các giới hạn mà Google, Apple hay các nhà mạng đặt ra.
Với iOS, người dùng có thể jailbreak còn với Android người dùng có thể root. Cả 2 đều mang đến khả năng cài đặt phần mềm bên ngoài hay tùy biến hệ điều hành – những điều mà Google, Apple và các nhà sản xuất không muốn người dùng thực hiện. Do vậy việc jailbreak/root máy rất có thể sẽ khiến bạn bị từ chối bảo hành cũng như khá “nguy hiểm” cho thiết bị. Không ít trường hợp máy bị “ăn gạch” sau khi jailbreak/root. Vì vậy trừ khi thực sự cần thiết, nếu không bạn đừng vội vàng jailbreak hay root máy.
Theo ICTnew
Tại sao bạn nên "root" Android?
Cũng như jailbreak iOS, nếu bạn muốn sử dụng hết các chức năng của Android thì bạn nên "root" máy.
Những tin tức như Galaxy Nexus hay Droid RAZR đã có thể "root" liên tục xuất hiện và bạn tự hỏi tại sao chúng ta phải "root" Android? Đây là câu trả lời cho bạn.
"Root" là phương pháp cho phép bạn truy cập quyền "super user" trong điện thoại Android. Một khi bạn đã truy cập chế độ "super user", bạn có thể làm mọi thứ với chiếc điện thoại của mình. Bạn có thể tùy chỉnh những tệp tin được định dạng "read only", bạn có thể thay thế chúng, chỉnh sửa hoặc cập nhật chúng. Ngoài ra "root" máy còn cho phép bạn cài đặt thêm các phần mềm tiện ích khác cũng như jailbreak iDevices vậy.
Recovery Image
Recovery Image là những đoạn code nguyên mẫu cho phép cài đặt các bản nâng cấp. Bạn có thể tải trực tiếp các bản nâng cấp trên máy hay cóp vào thư mục root của thẻ nhớ. Sau khi khởi động lại, bản cập nhật sẽ được cài đặt tự động bằng recovery image trong máy của bạn.
Hầu hết các recovery image đều có "chữ ký xác nhận" được thay đổi liên tục, khiến bạn không thể cài đặt thêm 1 ROM mới nếu không được chính nhà sản xuất cung cấp. Recovery image cho phép bạn bạn format, chia lại thẻ nhớ, sao lưu dữ liệu, phục hồi hệ thống, cài đặt các loại ROM bạn muốn và nhiều chức năng khác nữa.
Cài bản ROM khác
1 trong những điều hấp dẫn nhất của việc "root" Android là bạn có thể cài đặt các bản ROM khác lên thiết bị. Ice Cream Sandwich chỉ dành cho 1 số thiết bị? Nếu bạn root máy và các hacker tìm được bản ROM hoàn chỉnh thì bạn có thể dễ dàng thưởng thức Android 4.0 trên thiết bị của mình (miễn là đủ yêu cầu phần cứng).
Thêm nhiều phần mềm khác
1 số phần mềm như chụp ảnh màn hình, sử dụng đèn flash làm đèn pin, điều khiển từ xa hay định vị điện thoại, biến máy thành trạm phát Wi-Fi, ứng dụng bàn phím thay thế... cần phải "root" máy mới có thể chạy được. Trên các phiên bản Android mới thì nhiều tính năng trong số này đã được tích hợp sẵn, tuy nhiên trên các bản cũ thì bạn vẫn cần phải "root" mới có thể sử dụng được.
Ép xung
Ép xung là việc không xa lạ gì với người dùng máy tính: tăng tốc CPU hơn mức mặc định để máy chạy nhanh hơn. Bạn cũng có thể làm điều tương tự với một chiếc Android đã root, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận tốn pin hơn.
Giảm xung
Ngược lại với ép xung, giảm xung làm cho CPU của bạn chạy chậm hơn bình thường. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nếu bạn quan tâm đến thời gian sử dụng hơn tốc độ xử lý thì làm chậm CPU là một việc giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của pin và giúp máy của bạn có thể vận hành lâu hơn.
Chạy những ứng dụng hạn chế
Nếu các nhà mạng khóa điện thoại và không cho phép bạn cài đặt một số ứng dụng trong máy, việc root điện thoại có thể vượt qua sự giới hạn này.
Xóa những phần mềm thừa (bloatware)
Nếu như bạn không cần đến những phần mềm cài đặt sẵn và muốn xóa bớt thì cách duy nhất là hãy "root" Android.
Theo ICTnew
Motorola Droid Razr vừa ra đã được 'root' Việc root máy hết sức đơn giản, thực hiện chỉ với một phần mềm sau khi đã kết nối điện thoại với máy tính. Chiếc smartphone Droid Razr sau khi được root. Ảnh: GSM Arena. Chiếc điện thoại siêu mỏng Motorola Droid Razr vừa được nhà mạng Verizon bán hôm 11/11. Ngay trong ngày bán ra, các tín đồ công nghệ đã có...