Những điều bạn có thể chưa biết về túi khí trên ô tô
Túi khí là một trong những trang bị an toàn hữu ích nhất từng được phát minh trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Túi khí trên ô tô là một bộ phận an toàn quan trọng như dây đai an toàn. Đây là bộ phận được thiết kế để giảm bớt và hạn chế những chấn thương ở phía trước của hành khách hoặc 2 bên hông tùy từng thiết kế xe.
Túi khí trên xe hơi là một trang bị an toàn quan trọng
Túi khí trên ô tô quan trọng ra sao?
Về bản chất, túi khí là một túi vải co giãn hoặc một vật liệu tương tự có khả năng thu gọn được đặt tại các vị trí cần thiết trên xe và được bung ra khi xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố tai nạn hoặc va chạm mạnh, túi khí sẽ được bơm căng phồng ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằn mili giây để bảo vệ các vị trí quan trọng trên cơ thể.
Chiếc túi khí đầu tiên được thiết kế bởi một nhà phát minh người Mỹ mang tên John W.Hetrick vào năm 1951 và được đăng ý bằng sáng chế vào tháng 8/1953. Tuy nhiên, một kỹ sư người Đức là Walter Linderer cũng đã nhận được bằng sáng chế tại Đức vào tháng 11/1953, 3 tháng sau khi John Hetrick đăng ký tại Mỹ.
Video đang HOT
Túi khí được phát minh đầu tiên vào năm 1951 bởi một kỹ sư người Mỹ
Cả 2 chiếc túi khí đầu tiên này đều dựa trên hệ thống khí nén hoặc được kích hoạt bằng lò xo khi đầu xe có va chạm hoặc do lái xe tự kích hoạt. Những nghiên cứu sau này vào thập niên 60 cho thấy khí nén không thể thổi phồng các túi khí cơ học đủ nhanh để đảm bảo an toàn tối đa. Điều này góp phần tạo ra những túi khí được kích hoạt bằng phản ứng hóa học hoặc điện như bây giờ.
Lịch sử của túi khí trên ô tô
Năm 1967, kỹ sư Allen K. Breed đã phát minh ra cảm biến va chạm túi khí mới với thành phần gồm một cảm biến điện cực nhạy có gắn một ống chứa hóa học tạo ra một vụ nổ giúp thổi phồng túi khí chỉ dưới 30 mili giây. Đây cũng là phát minh giúp thay đổi hoàn toàn ngành công nghệ an toàn trên ô tô với tính ứng dụng cao.
Một thử nghiệm túi khí trên xe hơi
Đầu những năm 1970, Ford và General Motors bắt đầu cung cấp những mẫu ô tô được trang bị túi khí, ban đầu là dành cho đội xe của Chính phủ Mỹ với những mẫu Chevrolet. Tuy nhiên, các hãng đã dừng trang bị túi khí trong năm 1977 do những vấn đề về đột tử trên xe có túi khí và do người tiêu dùng không quan tâm tới an toàn. Mặc dù lực tạo ra do túi khí nổ không lớn nhưng có thể do nạn nhân bị đau tim.
Ford và GM sau đó đã dành nhiều năm vận động hành lang với Chính phủ Mỹ để giải thích về tính năng của túi khí và tầm quan trọng của túi khí trong khi tham gia giao thông. Sau đó, Cục quản lý ATGT đường bộ Hoa Kỳ NHTSA đề xuất lắp đặt túi khí trên tất cả các xe hơi. Tới năm 1993, túi khí là trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe hơi.
Ngày nay, hệ thống túi khí đã được lắp kín xe để bảo đảm an toàn cho tất cả hành khách
Hiện nay, hệ thống túi khí được ứng dụng rộng rãi trên xe hơi và là thiết bị an toàn bắt buộc trên xe, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về tính hiệu quả và an toàn. Nguyên nhân vì túi khí thiết kế chỉ để bảo vệ phần ngực người lái nên khả năng khi túi khí bung ra sẽ gây ra va chạm mạnh với phần đầu và mặt của trẻ nhỏ.
Mercedes Benz S-Class 2021: chiếc xe đầu tiên có túi khí cho hàng ghế sau
Mercedes Benz S-Class 2021 được nâng cấp bằng rất nhiều trang bị tân tiến. Nổi bật nhất là hệ thống túi khí dành cho người ngồi sau lần đầu tiên xuất hiện trên một chiếc xe hơi, bên cạnh đó còn nhiều công nghệ an toàn chủ động khác, cùng khả năng đánh lái của trục sau ấn tượng.
Túi khí hàng ghế sau
Điểm nâng cấp đáng giá đầu tiên trên S-Class 2021 chính là hệ thống túi khí S-Class Executive Rear Seat Package. Túi khí dành cho người ngồi sau sẽ được đặt ở ngay sau ghế ngồi của hành khách phía trước. Ngay khi hệ thống nhận thấy va chạm, bộ phận bơm của túi khí sẽ kích hoạt, chiếc túi khí có thiết kế thêm phần viền được Mercedes ví như đôi cánh bảo vệ tốt hơn cho người ngồi phía sau.
Hơn nữa, hệ thống túi khí mới của Mercedes cũng an toàn hơn túi khí truyền thống nhờ có cấu trúc hình ống đặc biệt, tạo ra lực giải phóng tương đối thấp, từ đó giảm nguy cơ chấn thương do túi khi gây ra cho hành khách. Hệ thống này cũng được kích hoạt cùng với công nghệ dây đai an toàn bơm hơi giúp giảm thiểu tối đa thương tích cho người ngồi sau.
Cấu trúc 48-Volt
S-Class là mẫu xe mới nhất của Mercedes-Benz áp dụng công nghệ chassis 48-volt, cho phép xe có nhiều tính năng cao cấp như hệ thống E-Active Body Control, giúp chiếc xe tự động điều chỉnh độ cao thân để người ngồi trong nhận được sự êm ái tối đa khi đi qua đoạn đường xấu. Chế độ lái Curve thậm chí còn giúp chiếc xe chủ động nghiêng tại các khúc cua, giúp người ngồi phía trong không bị say xe.
Đặc biệt, với cấu trúc mới kết hợp công nghệ Pre-Safe Plus Impulse Side, thân xe có thể lập tức nâng cao 3-inch khi phát hiện va chạm hông, tương tự như Audi A8. Mục đích là để giảm tác động va chạm vào cánh cửa.
Khả năng đánh lái trục sau
S-Class 2021 không phải là mẫu xe đầu tiên có khả năng đánh lái trục sau, nhưng việc áp dụng công nghệ này trên mẫu xe mới của Mercedes Benz mang đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng, đặc biệt là với một mẫu sedan full có trục cơ sở dài như S-Class.
Với tốc độ di chuyển dưới 60 km/h, xe có khả năng đánh lái trục sau một góc lên đến 10 độ ngược hướng với trục trước, mang lại tính linh hoạt cao cho chiếc xe.
Ngược lại, khi tốc độ xe đạt trên 60 km/h, S-Class 2021 sẽ có trục sau đánh lái cùng hướng tối đa 4.5 độ, mang lại khả năng di chuyển mượt mà cho một mẫu xe dài.
Các tính năng an toàn cần kiểm tra trước khi mua xe ôtô Trước khi quyết định mua một chiếc xe ôtô đặc biệt là xe đã qua sử dụng, bạn cần quan tâm đến những tính năng an toàn cần thiết để tối ưu hóa độ an toàn khi di chuyển. Dây đai an toàn Tính năng an toàn này đảm nhận chức năng cố định người ngồi trong xe, bảo vệ cả vai lẫn...