Những điều bạn cần biết về căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể “ăn thịt người”này
Gần đây, không ít các nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo về một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng “ăn thịt người” dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm.
Donovanosis được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng “ăn thịt người”. Trên thực tế, hầu hết chị em phụ nữ đều chưa bao giờ biết đến vấn đề sức khỏe này lẫn cách bảo vệ bản thân khỏi chúng. Donovanosis đã từng trở thành một chủ đề nóng vào năm ngoái sau khi một phụ nữ ở Anh được chẩn đoán mắc bệnh này.
Donovanosis là gì?
Sherry Ross, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm tác giả của cuốn She-Ology cho biết, đây là lý do chúng có biệt danh là “ bệnh ăn thịt người”.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục Donovanosis lây lan thế nào?
Donovanosis lây qua tiếp xúc da kề da nhưng không qua chất lỏng. Do đó, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), bất kỳ loại tiếp xúc thân mật nào cũng đều có thể truyền bệnh, ngay cả khi không thông qua quá trình quan hệ tình dục.
Dù vậy, làm chuyện chăn gối là con đường lây truyền Donovanosis phổ biến nhất. Ngoài quan hệ bằng đường âm đạo hoặc hậu môn, theo bác sĩ Ross, bạn cũng có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc thân mật bằng miệng.
Mức độ phổ biến?
Video đang HOT
Dù nguy cơ mắc không cao, hầu hết chị em phụ nữ lại chưa bao giờ nghe hay biết đến Donovanosis.
Rất may, Donovanosis khá hiếm gặp. Chúng có xu hướng xuất hiện ở các nước có khí hậu ấm như đông nam Ấn Độ, Guyana và New Guinea. Theo NIH, có khoảng 100 trường hợp mắc bệnh này mỗi năm ở Hoa Kỳ.
Dù nguy cơ mắc không cao, hầu hết chị em phụ nữ lại chưa bao giờ nghe hay biết đến Donovanosis.
Bệnh này có thực sự ăn thịt người?
Dù các vết loét do Donovanosis gây nên có thể phát triển và lan rộng, chúng thực sự không thể “ăn thịt người” được. Về cơ bản, căn bệnh này không liên quan đến các vấn đề sức khỏe gây viêm mô hoại tử hay còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt người.
Viêm mô hoại tử bắt nguồn từ một loại vi khuẩn có khả năng “ăn thịt người”. Trong khi đó, Donovanosis lại do một loại vi khuẩn hoàn toàn khác gây nên. Điểm khác biệt lớn nhất là các mô thường tự phục hồi sau khi điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục này.
Vi khuẩn ăn thịt thực sự thường phá hủy da vĩnh viễn và khó thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Các triệu chứng của Donovanosis?
Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là sự xuất hiện của những vết loét không đau, thường nằm ở vùng háng. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chúng dần phát triển thành vết loét hở lớn hơn nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, các vết loét cũng thường xuất hiện ở những nếp gấp trên da, phổ biến nhất là ở cửa âm hộ, xung quanh hậu môn. Chúng có thể tiết dịch lỏng và dễ chảy máu.
Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là sự xuất hiện của những vết loét không đau, thường nằm ở vùng háng.
Nếu vết loét bị nhiễm trùng do chủ quan không điều trị kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng thứ phát bao gồm sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và hôi vùng kín.
Cách điều trị?
Đây không phải là vấn đề sức khỏe có thể tự khỏi. Như đã đề cập, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần tới gặp bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
CDC khuyến cáo, thuốc kháng sinh azithromycin có hiệu quả nhưng bệnh cũng rất dễ tái phát. Do đó, bạn sẽ cần để mắt đến những vết loét mới trong khu vực vùng kín. Điều trị bệnh sớm thường có kết quả nhanh và ít để lại di chứng như sẹo hay tổn thương vĩnh viễn trên da.
Bạn cần tới gặp bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Do Donovanosis khá hiếm gặp, chẩn đoán sai là điều khó thể tránh khỏi. Nếu vẫn nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh này dù đã tới bác sĩ kiểm tra, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của nhiều chuyên gia khác.
Làm sao thế nào để tự bảo vệ mình?
Bao cao su không đủ để bảo vệ bạn khỏi Donovanosis. Cách duy nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh này là không quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh. Đồng thời, thường xuyên để tâm tới sức khỏe vùng kín cũng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm hơn. Các chị em cần kiểm tra mọi thứ nếu có gì đó làm “cô bé” khó chịu.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Helino
Một phụ nữ bị mắc hội chứng sốc độc vì tampon
Người phụ nữ 32 tuổi đã mắc hội chứng sốc độc ảnh hưởng lớn đến các cơ quan trong cơ thể vì tampon.
Greta Zarate (32 tuổi) ở Jacksonville, Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với "tử thần" vì hội chứng sốc độc tố do nhiễm trùng huyết. Theo các bác sỹ tại bệnh viện Onslow Memorial cho biết, khi Zarate nhập viện trong tình trạng sốt và huyết áp tăng cao. Tiến hành chụp X-quang, siêu âm và chụp CT không phát hiện ra nguyên nhân khiến sức khỏe giảm sút.
Greta Zarate phải nằm viện dài ngày để điều trị. Ảnh: Dailymail
Từ những tư vấn bác sĩ phụ khoa và những tiết lộ về chế độ sinh hoạt của bệnh nhân, các bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân của tình trạng bệnh là do sản phẩm tampon mà Zarate đã sử dụng gây ra.
Zarate nói: "Tôi đã nghe nói về hội chứng sốc độc nhưng tôi không biết các triệu chứng của nó như thế nào. Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, tôi cảm thấy hơi khó chịu. Tôi nghĩ rằng mình bị cúm và tự điều trị bằng thuốc không kê đơn. Các triệu chứng gồm buồn nôn và tiêu chảy, chóng mặt, đau cơ. Tôi càng ngày càng ốm, sốt cao, run và yếu".
"Chị tôi là một y tá và yêu cầu tôi đến ngay bệnh viện. Khi tôi đến bệnh viện, họ không thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra với tôi. Huyết áp của tôi rất thấp. Tôi đã rất sợ và vô cùng ốm yếu. Tôi bị đau một bên nghiêm trọng vì lá lách của tôi bị sưng do cố gắng chống lại nhiễm trùng. Thật may các bác sĩ đã phát hiện ra đó là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trong máu của tôi sau khi lấy tăm âm đạo và nó bắt nguồn từ những vết xước siêu nhỏ trong âm đạo của tôi từ một tampon" - người phụ nữ 32 tuổi này nói thêm.
Các bác sĩ cho hay các vi khuẩn có khả năng gây tử vong liên quan đến sự tích tụ máu trên tampon, sau đó nó xâm nhập vào máu của cô thông qua các vết xước siêu nhỏ trên thành âm đạo. Zarate được cho uống thuốc kháng sinh, chất lỏng và morphin để chống nhiễm trùng và kiểm soát cơn đau.
Hội chứng sốc độc, ảnh hưởng đến khoảng một trong 100.000 phụ nữ, nó xảy ra khi vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus xâm nhập vào máu và sản sinh độc tố nguy hiểm.
Các triệu chứng bao gồm sốt cao, huyết áp thấp, nôn mửa, nhầm lẫn và co giật. Nó thường xảy ra ở phụ nữ sử dụng tampon vì sự tích tụ của máu tạo ra môi trường hoàn hảo cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn. Các hộp băng vệ sinh thường đưa ra những cảnh báo về việc không nên sử dụng quá 8 tiếng vì sẽ gây tích tụ vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Nghiên cứu mới cho thấy môi trường sinh sống tác động không nhỏ tới nguy cơ mắc bệnh cúm Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Nhìn chung, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh cúm ngay cả khi đã tiêm phòng trước đó. Dù vậy, một nghiên cứu mới đây lại cho thấy, sinh sống ở một số khu vực cụ thể sẽ có nguy cơ nhiễm căn bệnh cúm khó...