Những diễn viên xấu “ghi điểm” khi vào vai mỹ nhân
Trong khi fan đang phản đối nàng Tiểu Long Nữ phiên bản 2014, thì trước đây, đã có nhiều diễn viên không có nhan sắc đảm nhận các vai mỹ nhân trên phim và vẫn được yêu thích.
Nhân vật nổi tiếng trong các tiểu thuyết, được miêu tả như tiên nữ giáng trần, nhưng lại do một diễn viên có dung mạo “thường thường bậc trung” thể hiện. Tuy vậy, với diễn xuất nổi bật, sâu sắc, họ vẫn chiếm được cảm tình của khán giả. Những nhân vật, diễn viên đặc biệt nào đã làm được như vậy?
Ân Đào (“ Dương Quý Phi”)
Ân Đào trong vai Dương Quý Phi không được đánh giá cao về nhan sắc, nhưng cô vẫn thành công với vai diễn.
Ân Đào từng khiến khán giả hoài nghi khi vượt qua hàng trăm các nữ diễn viên xinh đẹp để trở thành mỹ nhân Dương Quý Phi của bộ phim truyền hình bom tấn Dương Quý Phi bí sử.
Ân Đào không phải là diễn viên nổi tiếng, thua xa những tên tuổi được đề cử như Phạm Băng Băng, Lưu Đào, Nghê Ni… Cô chỉ là diễn viên hạng 2, hạng 3 ở làng nghệ Hoa ngữ giữa một rừng những mỹ nhân nơi đây. Nhan sắc không có gì nổi bật hay ấn tượng, gương mặt không thanh thoát, cặp mắt mí lót không đủ độ long lanh… bấy nhiêu đó đủ để cô trở thành mục tiêu của dư luận khi được đạo diễn Ưu Tiểu Cương lựa chọn vào vai Dương Quý Phi.
Khi Ân Đào đảm nhận vai Võ Tắc Thiên thời trẻ trong phim Võ Tắc Thiên bí sử, cũng có rất nhiều người chê nhan sắc của cô không đủ sáng màn hình.
Dù vậy, sau khi phim ra mắt, Ân Đào đã nhận được sự đồng tình của người xem. Vẫn có rất nhiều ý kiến cho rằng, nhan sắc của cô không đủ rực rỡ để hóa thân thành đệ nhát mỹ nhân của lịch sử phong kiến Trung Quốc, nhưng ngược lại, cô lại diễn ra khí chất của Dương Quý Phi – từ hận, đến yêu, lụy tình và rất nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ với Đường Minh Hoàng, trước là bố chồng, sau là phu quân. Có thể nói, ở Ân Đào, diễn xuất tốt đã đẩy lùi đi phần nhan sắc còn kém chưa đạt chuẩn.
Tuyết Lê – Lý Mạc Sầu (“Thần điêu đại hiệp” 1995)
Lý Mạc Sầu của Tuyết Lê hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn mỹ nhân, nhưng lại rất ấn tượng.
Lý Mạc Sầu trong nguyên tác được miêu tả là một giai nhân không hề kém cạnh Tiểu Long Nữ, chỉ là nhiều tuổi hơn một chút. Dù ăn vận áo vải thô, trang điểm theo lối đạo cô, nhưng Lý Mạc Sầu vẫn là một mỹ nhân quyến rũ.
Trong các phiên bản cũ, Lý Mạc Sầu không được dành cho nhiều đất diễn để khắc họa tính cách nhân vật, dù trong chuyện đây là một vai diễn có ảnh hưởng lớn tới nội dung toàn tác phẩm, một nhân vật có yêu có hận với nhiều góc độ để khai thác. Do đó, nhan sắc của diễn viên thể hiện nhân vật này cũng hiếm khi được chú trọng.
Dù không có nhan sắc, nhưng Tuyết Lê đã diễn ra chất của Lý Mạc Sầu.
Ở các phiên bản khác, Lý Mạc Sầu đều rất xinh đẹp. Trong ảnh là Lý Mạc Sầu của Trần Hồng trong phiên bản của Đài Loan.
Lý Mạc Sầu của Thần điêu đại hiệp 2014 đang làm điên đảo cộng đồng mạng vì nhan sắc quyến rũ. Nhưng diễn xuất của Trương Hình Dư ra sao, khán giả sẽ phải đợi khi phim ra mắt.
Thần điêu đại hiệp 1995 của đài truyền hình Hong Kong – TVB là một trong những phiên bản thành công nhất giữa rất nhiều các bộ phim cùng tên được làm trong hàng chục năm qua. Ngoài sự thành công của Lý Nhược Đồng và Cổ Thiên Lạc trong vai Tiểu Long Nữ và Dương Quá, thì Lý Mạc Sầu của diễn viên Tuyết Lê cũng tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Tuyết Lê không đẹp, nếu không muốn nói nhan sắc trung bình. Cách trang điểm và trang phục trong phiên bản thì cứng nhắc, đúng như miêu tả về một đạo cô. Nhìn chung, không có một nét nào ở Lý Mạc Sầu của Tuyết Lê hình ảnh một người có nhan sắc, chứ chưa nói đến việc sắc nước hương trời.
Video đang HOT
Dù vậy, nụ cười ngạo nghễ tàn ác nhưng chứa đầy uất hận, lối hành xử nhẫn tâm, đôi mắt lạnh lùng nhiều mâu thuẫn, cùng bài thơ “Vấn thế gian tình hà thị vật/ Hỏi thế gian tình là gì…” mà Tuyết Lê đem đến cho Lý Mạc Sầu, khiến khán giả nhớ mãi không thôi. Hình ảnh Lý Mạc Sầu với cây phất trần, ngạo nghễ đi khắp thế gian để trả thù cho mối hận tình năm xưa, cuối cùng, chết trong biển lửa khiến người xem cảm thông về nàng hơn. Để làm được điều đó, có thể nói, phần nhiều nhờ vào diễn xuất sắc nhọn, đầy cá tính của Tuyết Lê.
Lưu Ngọc Thúy – A Tử (“Thiên Long bát bộ” 1996)
Lưu Ngọc Thúy không có nhan sắc của một mỹ nhân, nhưng vai A Tử của cô vẫn rất “có xương có thịt”.
A Tử – một cô gái nhỏ tuổi hành sự tàn nhẫn, độc ác, nhưng lại hết lòng hết dạ yêu Kiều Phong – tỷ phu của mình, là một nhân vật nữ cá tính trong tác phẩm Thiên Long bát bộ. Dù tuổi còn nhỏ, nhưng A Tử đã là một cô gái có nhan sắc. Thường xuyên diện những bộ đồ màu tím, tiểu cô nương này hành tẩu giang hồ, tính tình kỳ quặc, bề ngoài dễ thương nhưng bên trong đầy mưu mô.
A Tử của các phiên bản Thiên long bát bộ khác đều có nhan sắc rực rỡ.
Giống như nhiều bộ phim khác, đài TVB hiếm khi chú trọng về nhan sắc khi tìm diễn viên cho những vai không phải là chính. Ngoại trừ vai Vương Ngữ Yên do Lý Nhược Đồng đảm nhiệm được coi là có chất mỹ nhân, các vai nữ được miêu tả là “sắc nước hương trời” đều do những diễn viên bình thường đảm nhận.
Dù vậy, Lưu Ngọc Thúy – cô diễn viên không còn trẻ, gương mặt tròn mà gò má lại cao… đã rất thành công với vai A Tử. Xem phim, khán giả không còn xì xào bàn tán về nhan sắc, mà ngược lại, nhớ đến nàng, ghét nàng, giận nàng, và cuối cùng, thương nàng một đời lụy tình vô vọng và chết trong thảm thương. Tất cả là nhờ vào diễn xuất linh hoạt và tự nhiên của Lưu Ngọc Thúy.
Lưu Ngọc Thúy – Kiến Ninh công chúa (“Lộc đỉnh ký” 1998)
Lưu Ngọc Thúy gây ấn tượng với vai công chúa Kiến Ninh.
Dù so về nhan sắc, Kiến Ninh của cô thua xa công chúa Kiến Ninh của Lâm Tâm Như.
Dù ngoại hình không có gì nổi bật, nhưng Lưu Ngọc Thúy tiếp tục được giao cho một vai diễn mỹ nhân khác – công chúa Kiến Ninh trong Lộc đỉnh ký 1997. Trong nguyên tác, Kiến Ninh được miêu tả là nàng công chúa Thanh Triều, muội tử của vua Khang Hy, vô cùng xinh đẹp yêu kiều, nhưng cũng rất bướng bỉnh, ngỗ ngược. Tuy không có nhan sắc của một nàng công chúa, nhưng Lưu Ngọc Thúy đã tiếp tục phát huy sở trường của mình trong những vai diễn cá tính. Công chúa Kiến Ninh của cô tuy kém về nhan sắc, nhưng độc đáo với sự ngang bướng, hiểm ác, và rất đáng yêu trong những phân cảnh với Vi Tiểu Bảo.
Lương Bội Linh – Thánh cô Nhậm Doanh Doanh (“Tiếu ngạo giang hồ” 1996)
Nhậm Doanh Doanh của Lương Bội Linh cũng không xứng làm mỹ nhân.
Nhậm Doanh Doanh trong nguyên tác Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung được mệnh danh là thánh cô quyền cao lẫy lừng, nhan sắc lộng lẫy, đủ tiêu chuẩn “nguyệt thẹn, hoa nhường”. Các diễn viên từng đảm nhận vai thánh cô cũng được đầu tư khá kỹ lưỡng về phục trang, hóa trang, nhưng quan trọng nhất là nhan sắc của diễn viên phải nổi bật.
Nhưng Thánh cô trong Tiếu ngạo giang hồ 1996 vẫn được yêu thích.
Lương Bội Linh – hoa đán của những năm 90 tại làng truyền hình xứ Cảng thơm hoàn toàn không đáp ứng được những tiêu chuẩn về nhan sắc của Doanh Doanh. Trang phục của cô trong phim cũng rất giản dị – quần thô áo vải, màu sắc nhạt nhòa, không có chút gì để gợi lên hình ảnh của một nàng Thánh cô quyền thế trong giới võ lâm giang hồ.
Dù vậy, Lương Bội Linh vẫn được đánh giá rất cao với vai diễn này, bởi quan trọng hơn tất cả, cô diễn ra được khí chất của nhân vật. Một chút cao ngạo, một chút ngỗ ngược, vài phần hoang dại, rất nhiều yêu thương và lụy tình – đó là một Nhậm Doanh Doanh mà Lương Bội Linh đã gửi đến khán giả với diễn xuất của chính cô mà không cần sự hỗ trợ của nhan sắc hay hóa trang.
Theo Trithuctre
'Tội đồ' bóp méo tiểu thuyết Kim Dung
Bàn tay vàng Vu Chính lại một lần nữa làm cư dân mạng dậy sóng với nội dung và tạo hình mới của Tiểu Long Nữ hoàn toàn lép vế so với Lý Mạc Sầu trong "Thần điêu đại hiệp 2014".
Vu Chính là biên kịch của nhiều phim cổ trang đình đám và rất thành công cả về nội dung lẫn hình ảnh diễn viên như Cung tỏa châu liêm, Mỹ nhân tâm kế, Đại Thanh hậu cung, Cách cách cuối cùng... Đó đều là những phim đạt tỷ lệ người xem khá cao ở Trung Quốc.
Còn Kim Dung là một nhà văn nổi tiếng với các tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng như: Ỷ thiên đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ (Thần điêu đại hiệp), Thiên long bát bộ, Tuyết sơn phi hồ, Thư kiếm ân cừu lục, Lộc đỉnh ký... đều đã được dựng thành phim.
Vu Chính.
Từ Tiếu ngạo giang hồ (2012)...
Tuy nhiên, không phải bộ phim nào "bàn tay vàng" cũng làm nên chuyện. Với các bộ phim cải biên từ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung thì Vu Chính hoàn toàn phá hỏng hình tượng nhân vật cũng như cốt truyện. Điển hình là Tiếu ngạo giang hồ (2012), hay mới đây nhất chính là Thần điêu đại hiệp (2014).
Mặc dù bị cư dân mạng ném đá từ việc cải biên tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, cho tới khâu tuyển chọn diễn viên chính và việc tạo hình nhân vật... nhưng Tiếu ngạo giang hồ vẫn hút một lượng lớn người xem.
Trong Tiếu ngạo giang hồ 2012, việc lựa chọn Hoắc Kiến Hoa vào vai Lệnh Hồ Xung vẫn không làm người hâm mộ mãn nhãn.
Hoắc Kiến Hoa "thừa" độ đẹp trai nhưng chưa đủ độ lãng tử, giống hình ảnh kiếm khách ngao du thiên hạ của Lý Á Bằng trong Tiếu ngạo giang hồ (2001).
Đông Phương Bất Bại quyến rũ và xinh đẹp của Trần Kiều Ân.
Đông Phương Bất Bại Lâm Thanh Hà trong Tiếu ngạo giang hồ II.
Đông Phương Bất Bại Mao Uy Đào trong Tiếu ngạo giang hồ (2001).
Cho tới vai diễn nữ chính được mong chờ nhất là Thánh cô Nhậm Doanh Doanh đều làm người hâm mộ "té ngửa" vì vai diễn thuộc về Viên San San. "Gà mới" của Vu Chính kém về cả sắc vóc, khí khái của thánh cô đến diễn xuất non nớt, rồi tạo hình trang phục... bảy sắc cầu vồng khiến khán giả muốn tẩy chay Tiếu ngạo giang hồ 2012.
Nhưng việc bất bình nhất có lẽ là Vu Chính cải biên một tác phẩm võ hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung thành một câu chuyện mang tính thương mại nhằm "đổi mới" nội dung cho bộ phim.
Đông Phương Bất Bại trong tiểu thuyết Kim Dung chỉ là một nhân vật phụ ái nam ái nữ. Các nhà biên kịch trước Vu Chính chưa một ai dám "mạnh tay" thay đổi tính cách cũng như câu chuyện liên quan tới nhân vật này.
Vu Chính đã thẳng tay thay đổi nhân vật Đông Phương bất bại thành... một cô gái quyến rũ, giỏi võ công (Trần Kiều Ân đóng). Thậm chí, khi lên phim từ diễn xuất cho tới tạo hình của Đông Phương bất bại đều khiến cư dân mạng vô cùng yêu thích. Điều đặc biệt nhất chính là đất diễn của Đông Phương có lẽ còn nhiều hơn cả nhân vật nữ chính Nhậm Doanh Doanh.
Trong Tiếu ngạo giang hồ (2012), vai diễn của Viên San San hoàn toàn lép vế trước Trần Kiều Ân. Thậm chí, việc xây dựng kịch bản cho Đông Phương bất bại có tình cảm với Lệnh Hồ Xung là điều hoàn toàn không hề có trong tiểu thuyết Kim Dung.
Lệnh Hồ Xung yêu Đông Phương Bất Bại trong Tiếu ngạo giang hồ 2012.
Do diễn xuất quá non nớt, cùng tạo hình không giống khí chất của một Thánh cô, Viên San San bị cư dân mạng "ném đá" ác liệt và quay sang ủng hộ cho cặp Lệnh Hồ Xung - Đông Phương Bất Bại. Dù trước đây vài năm, Hoắc Kiến Hoa và Trần Kiều Ân từng là một đôi nhưng do nhiều bất đồng quan điểm hai người đã chia tay. Điều này, khiến cộng đồng mạng vô cùng tiếc nuối.
Cái kết của phim lại một lần nữa khiến khán giả phải thót tim với Vu Chính. Đông Phương chấp nhận hi sinh (cô gái mặc áo đỏ trầm mình xuống đáy hồ) và hiến tim của mình cho Nhậm Doanh Doanh để có thể cùng Lệnh Hồ Xung tấu lên bản nhạc Tiếu ngạo giang hồ.
Một bộ phim được sáng tác lại dựa trên tiểu thuyết của Kim Dung lại rất thành công trong việc nâng tỷ lệ người xem của nhà đài.
...đến Thần điêu đại hiệp (2014)
Có lẽ chính vì vậy mà Vu Chính không ngại ngần, biến tấu Thần điêu đại hiệp (2014) của Kim Dung thành một tác phẩm hoàn toàn mới của riêng mình.
Gần đây, tạo hình của ba nhân vật Tiểu Long Nữ (Trần Nghiên Hy), Dương Quá (Trần Hiểu) và Lý Mạc Sầu (Trương Hinh Dư) đã được tung lên mạng và gây sốc cho người hâm mộ tác phẩm Kim Dung.
Poster phim Thần điêu đại hiệp 1995.
Một Tiểu Long Nữ mang khí chất thần tiên "mảnh mai như liễu" để "đêm ngủ trên dây" và "có tài khinh công tuyệt đỉnh" như trong nguyên tác là điều không hề nhìn thấy ở Trần Nghiên Hy. Thậm chí, trang phục không phải "trắng tinh khiết" như Vu Chính công bố trước đây.
Một Tiểu Long Nữ diện bộ đồ trắng - hồng, rồi lại trắng - xanh gây thất vọng cho nhiều người. Trần Nghiên Hy có gương mặt không thoát tục, chưa kể mặt và thân hình béo, tròn. Đặc biệt, ngoại hình của cô không hề "xứng tầm" với các phiên bản Tiểu Long Nữ trước đây. Nhất là vai diễn Tiểu Long Nữ kinh điển của Lý Nhược Đồng trong Thần điêu đại hiệp (1995) hay Lưu Diệc Phi trong phiên bản 2006. Thậm chí, cư dân mạng còn gọi cô là "Tiểu Na Tra" bởi hai búi tóc trên đầu rất giống nhân vật Na Tra trong huyền thoại Trung Hoa.
Trái với phản ứng dữ dội từ tạo hình Tiểu Long Nữ thì Vu Chính lại gây ngạc nhiên với tạo hình của Lý Mạc Sầu. Mỹ nữ Trương Hinh Dư vô cùng nổi bật với trang phục màu tím, ánh mắt sắc lạnh và còn có tạo hình cô biến thành... cáo chín đuôi giống hồ ly Shin Min Ah trong My girlfriend is a Gumiho. Trương Hinh Dư còn được đánh giá là Lý Mạc Sầu xinh đẹp và quyến rũ nhất từ trước tới nay.
Tạo hình xấu "thê thảm" của Trần Nghiên Hy trong vai Tiểu Long Nữ (phải). Cô hoàn toàn lép vế cả về ngoại hình lẫn khả năng diễn xuất do với các đàn chị đi trước.
Trần Hiểu trong vai Dương Quá (phải). Cư dân mạng cho rằng tạo hình của Trần Hiểu "nhái" nhân vật Tiêu Dao của Hồ Ca trong Tiên kiếm thì đúng hơn.
Tạo hình của Dương Quá (Trần Hiểu) dù không nhận nhiều gạch đá như Trần Nghiên Hy nhưng cũng bị cư dân mạng đánh giá là "nhái" phiên bản Tiêu Dao của Hồ Ca trong Tiên kiếm kỳ hiệp.
Phần tạo hình đã như vậy, Vu Chính còn quyết định cải biên thêm nội dung cho Thần điêu đại hiệp thêm dấp dẫn. Đoạn status gây bão của Vu Chính trên trang weibo cho biết, có thể Lý Mạc Sầu chính là... hồ ly biến thành. "Có một nàng hồ ly 9 đuôi náu mình trong cổ mộ. Hãy chờ đón bản phim mang màu sắc tiên hiệp kỳ ảo, huyễn hoặc này nhé!".
Thậm chí Vu Chính chia sẻ thêm: "Câu chuyện bắt đầu khi cô gái áo đỏ say ngủ dưới đáy hồ bất ngờ thức dậy". Điều này không khỏi gợi cho người mê phim ảnh nhớ tới nàng Đông Phương Bất Bại quyến rũ củaTiếu ngạo giang hồ 2013.
Và nếu điều này thành sự thật, không hiểu Vu Chính muốn cải biên nội dung tác phẩm đến đâu? Hay "bàn tay vàng" định một lần nữa tác hợp cho cặp đôi Dương Quá - Lý Mạc Sầu? Có lẽ trí tưởng tượng của "đại văn xào" Vu Chính quá mức phong phú hoặc là một "tội đồ" đang phá hủy các tác phẩm võ hiệp kinh điển của Kim Dung.
Ảnh chế "đại văn xào" Vu Chính trong tạo hình của Tiểu Long Nữ và Lý Mạc Sầu của cư dân mạng trước tạo hình không thể chấp nhận được của Trần Nghiên Hy.
Theo Khám phá
5 mỹ nhân của Kim Dung mê hoặc cánh mày râu Dưới ngòi bút của nhà văn võ hiệp Kim Dung, họ là những tuyệt thế giai nhân nên khi lên phim, diễn viên cũng phải có nhan sắc đủ sức mê hoặc nhiều khán giả nam. A Kha và Trần Viên Viên Hình ảnh A Kha của Chu Ân và Ứng Thái Nhi. A Kha là nhân vật trong Lộc đỉnh ký, cô...