Những điểm yếu của tiêm kích lừng danh F-22 và F-35 của Mỹ
Trong tương lai, Lầu Năm Góc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-22 và F-35 trong trường hợp một cuộc xung đột trên thế giới nổ ra.
Tuy nhiên, các căn cứ của quân đội Mỹ sẽ càng gặp nguy hiểm trước các loại tên lửa đạn đạo của đối phương hoặc thậm chí có thể bị bất ngờ không kích. Điều này có nghĩa là các chỉ huy Mỹ sẽ phải cẩn trọng hơn trong việc triển khai các loại máy bay quân sự, đồng thời phải nỗ lực bảo vệ chúng bằng nhiều hình thức.
Một phi đội máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.
Đây là những nguy cơ mà các nước phương Tây đã từng nêu ra vào thời Chiến tranh Lạnh, khi họ cho rằng các căn cứ quân sự của họ có thể bị không kích bởi các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Ngày nay, khi Trung Quốc đang phát triển quân sự và dần trở thành một đối thủ lớn của Mỹ, nguy cơ trên lại xuất hiện một lần nữa.
Video đang HOT
Một giải pháp được đưa ra đó là phân tán địa diểm hoạt động của các máy bay tiêm kích. Đại tá Max Marosko, người từng là một trong những phi công giỏi nhất của Mỹ tham gia lái máy bay F-22 và Trung tướng Jeff Harrigian, chỉ huy của Bộ Tham mưu Trung ương Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai các phi cơ chiến đấu đến những khu vực mà đối phương ít ngờ đến là một trong những cách hữu hiệu để tránh bị tấn công bằng các loại tên lửa hiện đại.
Trong một bài phân tích của viện nghiên cứu Mitchell (Mỹ), ông Marosko và Harrigian nói rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ cần phải được “nhanh chóng triển khai và hoạt động tại nhiều sân bay quân sự và dân sự, tránh tập trung toàn bộ phi cơ hiện đại tại một địa điểm nhất định. Đối phương sẽ không thể dùng tên lửa đạn đạo để tấn công “chí mạng” vào các máy bay chiến đấu và cho phép Không quân Mỹ vẫn có thể hoạt động”. Tuy vậy, ông Marosko nhấn mạnh rằng việc đóng quân ở nhiều nơi trên thế giới buộc Mỹ phải có một hệ thống hậu cần phức tạp để các phi cơ này luôn được bảo dưỡng.
Một trong những vấn đề mà F-22 và F-35 đang gặp phải đó là, cả hai phi cơ đều có tầm hoạt động tương đối ngắn, nghĩa là chúng sẽ cần có máy bay tiếp nhiên liệu bay cùng. Loại máy bay này cùng các phi cơ do thám sẽ là những mục tiêu mà đối phương sẽ tấn công đầu tiên, do đó khi tham chiến chúng sẽ buộc phải hoạt động ở ngoài tầm bắn của các loại tên lửa đạn đạo. “Không quân Mỹ sẽ phải đưa các máy bay này ra khỏi vùng nguy hiểm, và các phi cơ tiêm kích sẽ chủ động tiếp cận chúng khi hết nhiên liệu”, ông Marosko nói. “Máy bay tiếp nhiên liệu có vai trò rất quan trọng và cần được bảo vệ chặt chẽ”.
Thêm vào đó, Không quân Mỹ sẽ phải có một hệ thống truyền dữ liệu thống nhất để các máy bay thế hệ thứ năm có thể chia sẽ những thông tin thu thập được cho nhau một cách dễ dàng. Trung tướng David Deptula, giám đốc viện nghiên cứu Mitchell cho biết, mục đích cuối cùng là Mỹ sẽ có một “mạng lưới đám mây”, khi tất cả các thiết bị cảm biến của tất cả các máy bay nằm trong mạng lưới sẽ được sử dụng để dễ dàng xác định mục tiêu. Không quân Mỹ hiện đang nghiên cứu chế tạo một hệ thống như vậy.
Sau cùng, mặc dù các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ giúp Mỹ có lợi thế khá lớn về mặt quân sự, Lầu Năm Góc vẫn phải tiếp tục thúc đẩy phát triển thêm những công nghệ mới, bởi theo ông Marosko, “Khoảng cách giữa Mỹ và các đối thủ trực tiếp trên thế giới đang thu hẹp từng ngày”.
Theo Infonet
Nga thử nghiệm tiêm kích có thể đọ sức với F-22 và F-35 Mỹ
Chuyên gia quân sự Nga tin rằng hệ thống cảm biến OSL trên chiếc Mig-35 sẽ rất hữu ích nếu phải đối đầu với các chiến đấu cơ tàng hình hiện đại Mỹ.
Chiến đấu cơ Mig-35 thử nghiệm. Ảnh: Migavia.ru
Chiến đấu cơ Mig-35 (NATO gọi là Fulcrum-F) dự kiến được thử nghiệm trong mùa hè này để chuyển giao cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga vào năm 2018, theo National Interest.
Vladimir Mikhailov, Chủ tịch Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất Nga (UAC) cho biết họ đã giải quyết hết các vấn đề liên quan và sẽ kịp sản xuất Mig-35 để bàn giao trong năm 2018 bởi nguyên mẫu chiếc tiêm kích này đã "nhiều lần chứng tỏ được bản thân" và chỉ cần thêm một thời gian thử nghiệm ngắn.
UAC chưa ký hợp đồng bán Mig-35 cho Bộ Quốc phòng Nga vì phải chờ thử nghiệm hoàn tất. Tuy nhiên, không quân Nga dự kiến mua ít nhất 37 chiếc Mig-35, đưa vào phục vụ chính thức năm 2020. MiG-35 là phiên bản cải tiến hiện đại của Mig-29 với khung máy bay nhẹ hơn, chứa nhiều nhiên liệu hơn, động cơ mạnh hơn kết hợp hệ thống đẩy vector. UAC đang phát triển các phiên bản Mig-35 một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi.
Mig-35 cũng được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến với radar Zhuk-MA quét mảng pha điện tử chủ động, có thể theo dõi mục tiêu có kích cỡ chiến đấu cơ từ khoảng cách 85 hải lý.
Hệ thống định vị quang học cảm biến điện tử OLS của Mig-35 hoạt động với các bước sóng trực quan và hồng ngoại. Nga tin rằng OLS sẽ rất hữu hiệu khi Mig-35 đối đầu các chiến đấu cơ tàng hình Mỹ như F-22 hay F-35. Ngoài ra, Mig-35 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tân tiến nhất, lĩnh vực mà Nga rất nổi trội.
UAC đang rất kỳ vọng với sản phẩm Mig-35 để lấy lại vinh quang thời Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, hãng Sukhoi với các dòng chiến đấu cơ Su đã áp đảo những chiếc Mig huyền thoại một thời.
Văn Việt
Theo VNE
Cận cảnh siêu tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Mỹ F-35 được nhận xét là mẫu tiêm kích hiện đại và đắt giá nhất của Mỹ, sở hữu tính năng tàng hình ưu việt cũng như năng lực tấn công mạnh mẽ. Không quân Mỹ hồi đầu tháng thông báo phi đội tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35A Lightning II đã sẵn sàng chiến đấu. Mẫu máy bay một chỗ ngồi, một...