Những điểm sáng trong xuất khẩu lao động
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong hai năm 2014 và 2015, số lao động (LĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đều vượt con số 100.000 LĐ. Với đà tăng trưởng đó, cùng với những điểm sáng trong hoạt động này, có thể tự tin trong năm 2016 Việt Nam sẽ tiếp tục vượt ngưỡng chỉ tiêu về xuất khẩu lao động.
Chất lượng nguồn lao động được nâng cao
Cụ thể, tháng 7-2016, có gần 12.000 LĐ đi làm việc ở nước ngoài, nâng tổng số 7 tháng đầu năm có gần 66.000 người đi xuất khẩu LĐ. Có được kết quả trên là do nhu cầu tiếp nhận LĐ Việt Nam ở các thị trường chủ lực Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản tăng ổn định. Ở Đài Loan, hiện có 35.332 LĐ đang làm việc; Nhật Bản: 19.195 người; Hàn Quốc: 5.145 người; Malaysia: 1.703 người, tiếp đó là các thị trường Saudi Arabia: 2.018 người; Macao: 172 người và các thị trường khác.
Thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng do chất lượng nguồn lao động ngày càng cao.
Điểm sáng trong năm nay là Việt Nam và Thái Lan ký kết thỏa thuận hợp tác LĐ, đồng thời cho phép hợp pháp hóa đối với LĐ tự do của Việt Nam. Đặc biệt, các thị trường tiếp nhận LĐ trình độ cao như Đức, Nhật Bản đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc với nhiều ưu đãi. LĐ trình độ cao của Việt Nam cũng có cơ hội đi làm việc ở một số nước như Hàn Quốc (theo chương trình thẻ vàng), một số nước Trung Đông (kỹ sư xây dựng, lao động nghề hàn 3G, 6G trình độ cao). Đặc biệt, sau hơn 4 năm (2012-2016) ngừng tiếp nhận LĐ Việt Nam do tỷ lệ cư trú bất hợp pháp tại nước này tăng đột biến (55%), Hàn Quốc đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm tuyển dụng LĐ Việt Nam. Ngày 17-5-2016, bản ghi nhớ giữa hai nước được ký kết với hứa hẹn sẽ có 3.500 LĐ Việt Nam sang nước này làm việc trong năm 2016. Đến đầu tháng 10-2016, đợt kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 11 chính thức khởi động lại.
Theo bà Trần Thị Vân Hà, sở dĩ Việt Nam khai thác được nhiều thị trường tiềm năng, chất lượng cao là do chất lượng nguồn LĐ xuất khẩu từng bước được nâng lên. Cụ thể, tỷ lệ LĐ được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài đã tăng từ 35% (vào năm 2003) lên trên 50% vào năm 2016. Cùng với đó, 100% LĐ Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Phần lớn LĐ Việt Nam được người sử dụng LĐ nước ngoài đánh giá tốt về khả năng tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Bên cạnh đó, Việt Nam kịp thời triển khai các giải pháp chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu LĐ của doanh nghiệp, giảm chi phí cho người LĐ, minh bạch hóa các chi phí đi thực tập tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp phái cử được phép thu từ thực tập sinh các khoản phí dịch vụ, nhưng các khoản phí theo quy định này không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm, không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm.
Nỗ lực để vượt ngưỡng
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, để vượt ngưỡng chỉ tiêu 3 năm liên tiếp đưa hơn 100.000 LĐ đi xuất khẩu LĐ mỗi năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, cũng như ý thức chấp hành tốt của người LĐ. Người LĐ nên tránh xa những lời mời gọi “mật ngọt” để dính vào bẫy xuất khẩu LĐ bất hợp pháp để rồi tiền mất tật mang. Dù các phương tiện truyền thông gần đây đưa nhiều dẫn chứng về việc LĐ bị mất trắng vì trả tiền cho môi giới xuất khẩu LĐ nhưng những bài học đó dường như chưa đủ sức thuyết phục. Nhiều người LĐ khi muốn trở về quê hương mà bất lực, có người chết nơi đất khách quê người. Người LĐ trái phép ở nước ngoài phải đối diện với các rủi ro như công việc bấp bênh, bị ngược đãi, lương thấp…
Video đang HOT
Để nâng cao chất lượng hoạt động này, Bộ tiếp tục thực hiện rà soát các thị trường. Với thị trường Hàn Quốc, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản thông báo tạm dừng tuyển chọn LĐ tại 90 quận, huyện thuộc 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ LĐ hết hạn hợp đồng không về nước trên 35%; tạm dừng tuyển LĐ trong năm 2016 đối với 44 quận, huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Tiếp tục thực hiện chính sách ký quỹ đối với LĐ Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, tiếp tục kêu gọi LĐ Việt Nam về nước đúng thời hạn. Ngoài ra, thực hiện các chính sách hỗ trợ tái hòa nhập với LĐ Việt Nam tại nước này, miễn phạt tiền đối với LĐ bất hợp pháp tự nguyện về nước trong thời hạn ân xá.
Bộ LĐ-TB&XH cũng tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa LĐ sang Đài Loan, Thái Lan làm việc, đưa thực tập sinh đi Nhật Bản, đưa điều dưỡng viên đi Nhật Bản và CHLB Đức. Các chương trình này đều được đào tạo miễn phí và đặc biệt được ưu tiên cho những vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu LĐ cho biết sẽ là thách thức vì ưu điểm của người LĐ tại 4 tỉnh này là có kinh nghiệm và tay nghề tốt nhưng tinh thần kỷ luật không cao, thường xuyên bỏ trốn để lên bờ làm việc tăng thu nhập. Thời gian qua tỷ lệ LĐ Việt Nam bỏ trốn tương đối lớn, trong đó có nhóm LĐ thuyền viên tàu cá. Nếu công tác tuyển chọn, đào tạo, định hướng và quản lý không tốt thì đây sẽ là những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu LĐ và cơ quan quản lý.
Kim Vũ
Theo_Hà Nội Mới
Xuất khẩu lao động cán đích trước thời hạn: Chưa thể vội mừng!
Nếu so sánh với những nước mạnh về cung ứng lao động trong khu vực thì chất lượng lao động Việt Nam còn hạn chế.
Trong 10 tháng năm 2015, cả nước đã đưa được hơn 99.400 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt 4,65% kế hoạch năm 2015 và bằng 109,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, cùng con số ấn tượng này, công tác xuất khẩu lao động vẫn bộc lộ những khó khăn. Phóng viên Hà Nam đã phỏng vấn ông Tống Hải Nam- Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về nội dung này.
PV:Thưa ông, 10 tháng Việt Nam đã được đưa hơn 99.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt kế hoạch đề ra của cả năm. Vậy đâu là những thị trường tiếp nhận nhiều lao động của chúng ta?
Ông Tống Hải Nam: Năm nay, chúng ta đặt mục tiêu đưa 95.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng hết 10 tháng đã đưa được hơn 99.000 lao động đi. Đây có thể nói là thành tích đáng mừng, bởi còn 2 tháng nữa thì tôi tin rằng, số lượng có thể vượt so với số lao động 106.000 đã đưa được đi trong năm 2014.
Ông Tống Hải Nam trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN
Trong 10 tháng, chúng ta đưa được gần 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài thì 2 thị trường số lượng chiếm hơn 80%. Thứ nhất là Đài Loan (Trung Quốc), nếu như năm 2014, cả năm chúng ta đưa được hơn 62.000 lao động đi làm việc ở thị trường này thì trong 10 tháng của năm 2015 chúng ta đã đưa được hơn 59.000 lao động đi làm việc ở Đài Loan và hy vọng rằng, cả năm nay số đưa lao động đi làm việc ở Đài Loan sẽ vượt con số của năm 2014.
Ngoài ra, thị trường Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2014, chúng ta đưa được hơn 19.000 lao động đi làm việc tại Nhật Bản thì 10 tháng năm nay đã có hơn 21.000 lao động đi làm việc tại thị trường Nhật Bản. Lúc đầu chúng tôi chỉ dám ước tính hết năm 2015 này, khoảng 23.000 lao động sẽ được đưa sang làm việc tại Nhật Bản, tuy nhiên với tốc độ của 10 tháng qua có thể co số còn cao hơn 23.000.
PV: Cùng những kết quả đáng ghi nhận, đâu là những tồn tại của công tác xuất khẩu lao động hiện nay, thưa ông?
Ông Tống Hải Nam: Đúng là trong một vài năm vừa qua, nếu nói về thành công, về kết quả thì số lượng lao động Việt Nam được đưa đi hàng năm làm việc ở nước ngoài đã tăng đáng kể so với những năm trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, những thành công thì còn những hạn chế, tồn tại, một số bất cập. Thứ nhất là mặc dù chất lượng lao động đã được nâng cao, nhưng nếu so sánh với những nước mạnh về cung ứng lao động trong khu vực thì chất lượng lao động Việt Nam còn hạn chế.
Mặc dù chúng ta đã quan tâm hơn đến công tác tuyển chọn đào tạo nhưng chất lượng so với các nước trong khu vực vẫn còn yếu ở ngôn ngữ và ý thức kỷ luật.
Thứ 2 là mặc dù đội ngũ doanh nghiệp cung ứng lao động Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao cả về năng lực lẫn khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thì vẫn còn một số doanh nghiệp do mải chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng lao động phái cử đi làm việc ở nước ngoài.
Vì sao hàng trăm hồ sơ xin việc nhưng chỉ chọn được 1 người?
VOV.VN -Tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường về lao động chất lượng cao hiện nay rất phổ biến.
Cùng với đó là một số doanh nghiệp vẫn ủy quyền hoặc là giao phó trách nhiệm cho những chi nhánh mà không có sự giám sát, không có sự quản lý... dẫn đến việc khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thì gặp phải những trục trặc hoặc có thể phát sinh trong quá trình lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa được giải quyết thỏa đáng nên đáng nhẽ ra một sự việc nhỏ có thể bùng phát, kéo dài.
PV:Vậy thời gian tới, công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam tiếp tục tập trung vào việc đẩy mạnh và phát triển thị trường theo hướng nào, thưa ông?
Ông Tống Hải Nam: Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã tiến hành rất nhiều biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan đã tiến hành đàm phán và trao đổi với rất nhiều cơ quan liên quan của các nước tiếp nhận để làm sao có thể ký kết được các thỏa thuận, các hiệp định về hộ tác lao động. Đấy là cơ sở để chúng ta đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại những thị trường đó cũng như là khung pháp lý để chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam trong thời gian họ làm việc ở những nước tiếp nhận lao động.
Đối với những nước mà họ không có truyền thống ký các hiệp định hay các thỏa thuận thì Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như các cơ quan trực thuộc Bộ đều thiết lập các quan hệ nhất định với những cơ quan chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam để làm sao thiết lập những cơ chế phù hợp trong việc quản lý lao động Việt Nam khi họ làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh việc mở rộng các thị trường tiếp nhận lao động thì chúng tôi cũng đã trao đổi với các nước để mở rộng cả ngành nghề và lĩnh vực tiếp nhận.
Nếu trước đây, Nhật Bản chỉ tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài vào làm việc trong 68 ngành nghề, thì năm 2014 vừa qua, dưới sức ép của các nước phái cử cũng như của các nghiệp đoàn tiếp nhận lao động, thì Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý mở rộng tăng từ 68 lên 71 lĩnh vực ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta có một số thị trường truyền thống tiếp nhận lao động Việt Nam thì chắc chắn trong thời gian tới, chúng ta sẽ duy trì ổn định và mong rằng sẽ mở rộng được thị phần ở những thị trường này. Đó là thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia và một số nước ở Trung Đông và cũng hy vọng rằng, với những giải pháp đáng kể thì thị trường Hàn Quốc sẽ có những dấu hiệu tích cực trong những năm tới. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta hy vọng và tin tưởng trong tương lai, lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ phát triển, nhiều người dân sẽ được hưởng lợi hơn từ Chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
PV:Vâng, xin cảm ơn ông!./.
Hà Nam
Theo_VOV
44 huyện bị dừng tuyển LĐ sang Hàn Quốc: Cty chui rậm rịch làm ăn Bộ LĐTBXH vừa ban hành quyết định tạm dừng tuyển lao động ở 44 huyện để sang Hàn Quốc làm việc, là các huyện có hơn 60 người đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Trong khi đó, không ít công ty đang mồi chài người lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Hàn Quốc, dù không được phép tuyển...