Những điểm nhảy dù nguy hiểm chết người
Lao mình xuống từ độ cao hàng trăm mét, tận hưởng cảm giác phấn khích tột độ khiến những người mê nhảy dù đổ về các địa điểm đáng sợ này, dù nhiều nơi đã vào danh sách cấm.
Troll Wall, Na Uy: Đã có ít nhất 8 người chết ở nơi này. Nhảy dù tự do là hợp pháp ở Na Uy, nhưng điểm nhảy này thì bị cấm, do cứu hộ mất rất nhiều thời gian mới có thể đến chỗ người nhảy nếu họ gặp nạn. Năm 1984, Carl Boenish, cha đẻ của nhảy dù tự do, đã thiệt mạng ở đây sau khi lập kỷ lục nhảy từ địa điểm cao nhất lịch sử.
Cầu Perrine, Idaho, Mỹ: Tuy đây là điểm nhảy hợp pháp nhưng đừng để điều đó đánh lừa bạn, nơi này rất nguy hiểm. Cầu Perrine là công trình nhân tạo duy nhất trên nước Mỹ cho phép những người nhảy dù thực hiện đam mê. Lao mình từ cầu xuống hẻm núi phía dưới đem lại cảm giác thật tuyệt vời, nhưng không ít người đã phải trả giá. Chỉ riêng từ đầu năm 2015 tới thời điểm này đã có hai người thiệt mạng.
Thung lũng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ: Những vách đá hùng vĩ này gây ra nhiều cái chết cho người mê nhảy dù hơn bất cứ đâu trên thế giới. Thung lũng có nhiều điểm nhảy nhìn xuống khung cảnh tuyệt đẹp. Hàng nghìn người đã đánh cược mạng sống với tử thần để được trải nghiệm cảm giác phấn khích tột độ ở đây.
Video đang HOT
Đỉnh Meru Peak, Himalaya: Đây là nơi Glenn Singleman và Heather Swan thực hiện cú nhảy dù cao nhất từ điểm 6.604 m vào tháng 6/2006. Họ mất 22 ngày để trèo lên đây trong cái lạnh khủng khiếp. Cú nhảy xuống kéo dài 2 phút với vận tốc 200 km/h trước khi thả dù. Bạn không nên thử địa điểm này, trừ khi bạn là người thích leo núi và liều mạng.
Thác Angel, Venezuela: Đây là thác nước cao nhất thế giới và cũng là địa điểm nhảy dù được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, bạn cần xin giấy phép để nhảy xuống từ độ cao gần 800 m này. Đồng thời, bạn phải thuê một hướng dẫn viên để đi bộ lên chân thác, sau đó trực thăng sẽ chở bạn lên đỉnh thác. Việc nhảy từ đây xuống khung cảnh tuyệt đẹp phía dưới không chỉ đầy phấn khích mà còn rất nguy hiểm.
Cầu New River Gorge, West Virginia, Mỹ: Những tay ưa mạo hiểm chỉ được phép nhảy ở đây vào một ngày duy nhất trong năm. Hơn 400 người mê nhảy dù đổ về đây và nhảy xuống từ độ cao gần 300 m trước sự chứng kiến của hàng nghìn du khách.
Burj Khalifa, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: Hervé le Gallou và Dave McDonnell đã lén leo lên tầng 155 của tòa tháp Burj Khalifa và trở thành hai người đầu tiên nhảy dù từ tòa nhà cao nhất thế giới. Sau đó Dubai đã cho phép họ nhảy dù từ tòa nhà nhưng có lẽ phải rất lâu sau họ mới dám thực hiện lại cú nhảy huyền thoại đó.
Đỉnh Thor, đảo Baffin, Canada: Ngọn núi mang tên thần sấm Thor đang giữ kỷ lục là nơi có vách đá dựng đứng cao nhất thế giới, lên tới 1.250 m. Những người mê nhảy dù từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây để chinh phục đỉnh núi này dù đã bị cấm. Địa điểm nhảy dù nguy hiểm này nằm trong công viên quốc gia Auyuittuq và quãng đường lên đây không dễ dàng chút nào.
Tượng Chúa Cứu Thế, Brazil: Nhảy dù từ bức tượng nổi tiếng này không chỉ phạm pháp mà còn rất nguy hiểm. Do độ cao so với mặt đất chỉ là 30 m, người nhảy chỉ có khoảng 1,5 giây để bung dù kịp thời. Người đầu tiên nhảy thành công từ tay của bức tượng là Felix Baumgartner, vận động viên nhảy dù người Áo, vào năm 1999. Tới nay anh là người duy nhất lên được đó và nhảy xuống mà không bị bắt.
Tháp KL, Kuala Lumpur, Malaysia: Năm 1999, tháp KL đã trở thành “Trung tâm nhảy dù thế giới” khi cú nhảy đầu tiên được thực hiện tại đây. Kể từ đó, tháp là nơi diễn ra sự kiện nhảy dù trong đô thị lớn nhất với hơn 100 người tham dự. Suốt 4 ngày 3 đêm, họ lao ra khỏi đỉnh tháp từ độ cao 300 m trong cuộc thi tuyệt vời và thú vị nhất hành tinh.
Theo Zing
Dubai xây thành phố mát rượi giữa sa mạc
Dubai đã lên kế hoạch xây dựng một thành phố giải trí rộng 4,4 triệu m2 với vòm kính bao trùm công viên và đường đi để duy trì nhiệt độ mát mẻ giữa sa mạc nóng tới 45 độ C.
Mang tên "Siêu thị của thế giới", khu tổ hợp du lịch, giải trí và mua sắm này giống như một thành phố thu nhỏ của Dubai. Dự án được công bố sẽ khởi công trong năm 2015, nhưng không tiết lộ thời điểm chính xác.
Khu tổ hợp có diện tích 4,4 triệu m2 nằm trong thành phố Mohammad Bin Rashid. Du khách có thể ở đây cả tuần mà không phải dùng đến ôtô. Tuyến đường dài 7 km nối toàn bộ các khu sẽ được che kín và sử dụng điều hòa vào mùa hè, đảm bảo nhiệt độ mát mẻ, dù ngoài trời có thể lên tới 45 độ C.
Dự án sẽ có trung tâm mua sắm với diện tích khoảng 743.000 m2, công viên giải trí lớn nhất thế giới với mái vòm bằng kính mở ra được vào mùa đông.
Ngoài ra, tại đây sẽ có một khu trung tâm dịch vụ sức khỏe, spa cùng 20.000 phòng khách sạn để đón tiếp du khách trong và ngoài nước.
Khi hoàn tất, khu tổ hợp sẽ trở thành địa điểm thu hút du khách quanh năm, đón khoảng 180 triệu lượt người mỗi năm. Chi phí xây dựng của dự án dự kiến vào khoảng 6,8 tỷ USD.
Theo Zing
10 bể bơi vô cực đẹp hút hồn ở các nước Điểm chung của các bể bơi tuyệt đẹp này là ranh giới giữa thiên nhiên và nhân tạo dường như bị xóa bỏ. Khách sạn Beresheet, Mitzpe Ramon, Israel: Bể bơi nằm giữa sa mạc Negev, cách Tel Aviv 2 giờ đồng hồ. Bể nhìn ra miệng núi lửa Ramon 200 triệu năm tuổi. Four Seasons Safari Lodge Serengeti, Tanzania: Du khách đến...