Những điểm “nhạt toẹt” của Dragon Age II
Nếu bạn theo dõi các điểm số đánh giá của tựa game này trên Metacritic thì sẽ phát hiện thấy một sự lạ rằng Dragon Age II là một game hiếm hoi của BioWare có điểm số đánh giá trung bình chỉ có 8
Dragon Age II là một trong những game đáng chơi của tháng 3. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nó là một sản phẩm mà chẳng ai có thể chê bai gì. Nếu bạn theo dõi các điểm số đánh giá của tựa game này trên Metacritic thì sẽ phát hiện thấy một sự lạ rằng Dragon Age II là một game hiếm hoi của BioWare có điểm số đánh giá trung bình chỉ có 8. So với ngay cả phiên bản Dragon Age: Origins, phần 2 của trò chơi này rõ ràng cũng có nhiều điểm nhạt nhòa hơn.
Đồ họa xấu
Ở phiên bản PC, sau khi cài bản patch với dung lượng 1GB của BioWare thì texture trong game được cải thiện rõ rệt. Thế nhưng, các game thủ console thì lại không được hưởng đặc quyền này và trong suốt trò chơi họ sẽ phải chịu đựng những hình ảnh áo quần đầy răng cưa và đồi núi thô kệch của Dragon Age II. Bạn có thể “ngậm bồ hòn làm ngọt” và nói rằng phần nội dung của game sẽ gỡ gạc được phần nào. Tuy nhiên, đó là bạn chưa hiểu cốt truyện của phiên bản này.
Nội dung “nhạt”
Nội dung của phần 2 này có một số mối xung đột chính và có vài phần động chạm tới chuyện chính trị. Đáng tiếc là nội dung của game thì lại không tập trung hoàn toàn vào những mảnh ghép đó. Phần lớn thời gian, bạn sẽ phải điều khiển nhân vật của mình chạy đi làm những việc vặt vãnh cho đủ mọi người trong thành phố.
Ở phần đầu của câu chuyện, game thủ lại bị buộc phải thu thập một số tiền lớn để tham gia vào một hành trình thám hiểm ở Deep Road. Đây là “động lực” đầu tiên để thôi thúc bạn làm các nhiệm vụ phụ trong Kirkwall. Tuy nhiên, ở những lần chơi lại tiếp theo, bạn sẽ bắt đầu chán ngấy những nhiệm vụ phụ này bởi phải chờ quá lâu trước khi được chuyển tiếp sang một nhiệm vụ lớn hấp dẫn một chút.
Game chỉ hay nhất trong phần chơi đầu tiên khi mọi thứ đối với game thủ còn rất mới mẻ và lúc nào người chơi cũng cảm thấy tò mò trước những ngóc ngách mà mình chưa kịp khám phá. Thế nhưng, ở lần chơi thứ hai trở đi thì mọi thứ giống như bạn đang “chịu đựng” nhiều giờ liền để những đoạn cắt cảnh và hội thoại mất thời gian của game qua đi.
Nhân vật chính có như không
Video đang HOT
6 nhân vật phụ của game được chia đều ra các class Rogue, Mage và Warrior, mỗi người lại thiên về một trường phái tấn công, phòng thủ, cận chiến và tầm xa riêng. Mỗi nhân vật này cũng đều có một talent đặc biệt của riêng họ, được mở khóa khi đạt tới level 7. Tuy nhiên, như thế là đã đủ phong phú và chẳng cần có đến một nhân vật chính. Vai trò của anh ta chỉ ăn nhập với cốt truyện mang tính cá nhân của phiên bản này.
Nếu bạn muốn có một nhân vật Hawke không hề đụng hàng với các thành viên còn lại trong nhóm thì thật sự là không thể, bất chấp việc anh ta có đến 3 Specialization và đường nào cũng đều hoành tráng hơn các nhân vật còn lại. Tuy nhiên, các Specialization này không định hướng lối chơi của bạn mà chỉ đóng vai trò như một vài nâng cấp nhỏ nhoi. Nhân vật chính trong game là minh chứng rõ ràng nhất trong hệ thống nâng cấp thiếu chiều sâu của phiên bản này.
Hệ thống chiến đấu lặp đi lặp lại
Nếu chơi game ở độ khó Normal, sau khi trải qua những level đầu tiên, Dragon Age II sẽ trở thành một trò chơi chặt chém. Nếu bạn điều khiến một nhân vật Warrior cầm kiếm hai tay thì đúng là chỉ việc lao hết từ tên địch này tới tên địch khác để kết liễu chúng bằng các kĩ năng sát thương diện rộng. Tuy nhiên, việc này có vẻ sẽ hấp dẫn nếu như nhân vật của bạn có nhiều hơn chỉ vài kỹ năng “bèo bọt”.
Mỗi nhân vật có khoảng 6 đường build theo 6 nhóm kĩ năng khác nhau. Người chơi được toàn quyền lựa chọn các talent phù hợp với mình để nâng cấp. Tuy nhiên, khi bạn hiểu được về nhịp độ của các trận giao tranh thì sẽ biết thừa là mình chỉ nên sử dụng các nhánh kĩ năng nào để có sức phòng thủ và tấn công tối ưu nhất. Thế là 6 nhóm kĩ năng được rút về chỉ còn khoảng 1 hoặc 2.
Dragon Age II đưa ra hệ thống cross class combo để bắt người chơi linh hoạt phối hợp đòn tấn công của các nhân vật nhưng lại chẳng tạo điều kiện để các đòn combo này xuất hiện thường xuyên trong game. Nếu bạn đã chấp nhận chơi lại từ đầu để nâng kĩ năng nhân vật theo những hướng có thể khai thác các đòn combo này thì cũng sẽ sớm thất vọng bởi đó cũng chỉ là chút “hương hoa”. Tập trung vào những kĩ năng thực dụng và bớt mang tính “quảng cáo” sẽ hay hơn nhiều.
Để trốn tránh cảm giác nhàm chán của các trận chiến, bạn nên nâng độ khó của game lên mức Hard hoặc Nightmare. Với những game thủ đã chơi quen Dragon Age: Origins thì độ khó Hard cũng vẫn còn rất “giải trí”. Dragon Age II cũng chẳng khiến game thủ cảm thấy được thách thức bởi một độ khó nào đáng kể. Đến một lúc, có thể bạn sẽ nhận ra rằng mình cố chơi game chỉ để không phải khó chịu vì không biết cái kết của nó sẽ ra sao.
Theo PLXH
Game thủ Việt bàn tán gì về bom tấn Dragon Age II?
Phiên bản này được lòng fan console nhưng lại "thất sủng" trong mắt những tín đồ PC và các game thủ RPG hardcore.
Trong những ngày vừa qua, các phiên bản PC, PS3 và Xbox 360 của Dragon Age II đã bị tuồn lên internet từ nhiều ngày trước khi game được chính thức phát hành. Giới game thủ vốn đã mong chờ tựa game này từ bấy lâu nay càng được dịp nóng hơn khi có "hàng tốt" đến tay.
Danh tiếng của BioWare cũng được tín nhiệm trong những năm gần đây qua một loạt series như Mass Effect và Dragon Age nên nhiều game thủ cũng trông đợi vào tương lai của tựa game này. Hãy cùng xem họ nói gì về phần 2 của Kỷ Rồng Thiêng.
"Nên chơi bản PC, chơi trên console thì sau này không biết phải cài DLC thế nào, điều khiển lại khó..." - một game thủ với nickname Green Cat cho biết. Thực sự thì những ai theo chân những game RPG của BioWare trong thời gian gần đây cũng hiểu rằng họ làm game để bán DLC là chính chứ không phải lấy tiếng. Số lượng các bản DLC của Dragon Age: Origins có giá tiền cộng lại cũng bằng cả một bản gốc.
Thế nên, những ai chơi game trên PS3 hay Xbox 360 thì chỉ có thể ngồi "ngáp" trong khi bạn bè mình dùng PC để cài những bản DLC đã được bẻ khóa từ trên mạng. Nếu muốn thì bạn cũng có thể chờ tới 1 năm sau, nhà sản xuất sẽ tung ra một bản Ultimate Edition chứa đầy đủ các DLC của game với giá bán rẻ bằng một nửa so với tất cả phiên bản đó cộng lại. Tuy nhiên, chẳng ai muốn chờ quá vài ngày để được chơi một game nóng.
Ấy vậy mà phiên bản console của Dragon Age II lại nhận được nhiều lời bàn tán hơn so với bản PC. Phần lớn các trả lời trên topic về bản PC của tựa game này trên GameVN hầu hết chỉ toàn tập trung quanh chuyện... bao giờ thì có crack game. Giới mộ điệu PS3 và Xbox 360 thì đang bắt đầu khẩu chiến quanh đủ mọi chủ đề về phần 2 của Dragon Age.
Một vài người tỏ ra thích phong cách đồ họa bớt máu me và có nhiều cảnh dẫn truyện bằng hoạt hình của phiên bản này. Một vài người chơi khác thì lại thích phong cách tối tăm khốc liệt của phần 1 hơn. Họ cho rằng một game dark fantasy như Dragon Age cần phải được thể hiện bằng lối chơi cổ điển từ thời Baldur's Gate với đồ họa tàn khốc một chút để tôn được chất "người lớn".
Những người đã từng chơi phần 1 và bản mở rộng The Awakening của Dragon Age lại không hài lòng về giao diện của phần mới này. Họ thích phong cách hơi "thừa" một chút nhưng đánh đúng nhu cầu sử dụng của game thủ hơn là lối tối giản như hiện tại. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý tưởng trái chiều xoay quanh chủ để này. Trong đó, phần lớn những tư tưởng "phản pháo" đến từ các game thủ console.
Game nhập vai "cổ điển" với các trận chiến theo nhóm nên được chơi bằng chuột và bàn phím vì cần những thao tác phức tạp. Những người chơi Dragon Age: Origins trên Xbox 360 hay PS3 thì đã chịu "đủ" khổ vì phải mỏi tay di chuyển với cần analog và số lượng nút bấm eo hẹp của máy console. Thế nên, họ lại thích lối bố trí giao diện mới, bất kể nó có choán để cả một góc màn hình.
Xoay quanh những cuộc tranh luận về Dragon Age II còn có hệ thống thoại tối giản được học tập từ Mass Effect 2. Rõ ràng, khi nhà sản xuất rút gọn các câu trả lời và thêm vào những biểu tượng đại diện cho thái độ của nhân vật: hiếu chiến, khôn ngoan... thì người chơi càng có điều kiện để lười. Vài người chỉ cần nhanh tay hướng đến lựa chọn có cùng màu với thái độ mình muốn và các đoạn hội thoại trong game trở nên trôi chảy lạ thường.
Điều này đi ngược lại với lối chơi nhập vai cổ điển, trong đó, bạn phải chọn lựa một trong những câu trả lời dài hơi và đưa ra phán quyết trong một thời gian ngắn. Phong cách đó giống "thật" hơn và có tính thử thách hơn. Nó không hề casual như cách thể hiện của Dragon Age II.
Có thể nói, những thay đổi đáng kể của phiên bản này gây ra tranh cãi giữa hai phe game thủ: các tín đồ PC ưa thích lối chơi khó, tỉ mỉ và những game thủ console chuộng lối chơi đơn giản, dễ tiếp cận và mang tính giải trí nhiều hơn.
Theo PLXH
Bioware tung ra bản demo lộng lẫy cho Dragon Age II Mới đây, Bioware đã tung ra bản Demo của một trong những tựa game RPG được mong chờ nhất trong năm nay: Dragon Age II. Phiên bản demo cung cấp một thời lượng chơi tương đối ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để bạn có thể cảm nhận qua những nét mới trong Dragon Age II đối với người tiền nhiệm của mình. Sẽ...