Những “điểm nghẽn” khiến công nghiệp ôtô Việt “mắc kẹt”
Theo nhận định của Cục Công nghiệp ( Bộ Công Thương), khu vực ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất và tiêu thụ ôtô lớn trên thế giới .Tuy nhiên, với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô Việt Nam thì còn nhiều “điểm nghẽn”.
Hai “điểm nghẽn” với công nghiệp ôtô
Trong ASEAN, có 5 quốc gia sản xuất, lắp ráp ôtô gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong 5 quốc gia này, Thái Lan có sản lượng ôtô lớn nhất, trung bình đạt trên 2 triệu xe/năm. Khoảng cách giữa sản xuất và doanh số bán hàng trong nước của Thái Lan cho thấy nước này đã xuất khẩu xe nguyên chiếc với số lượng khá lớn, chiếm đến 50% sản lượng.
Thị trường Malaysia đã đạt mức bão hoà nên trong hơn 10 năm qua quy mô thị trường luôn duy trì ở mức trên 500 ngàn xe/năm. Từ 2009 đến nay, thị trường Indonesia tăng trưởng đều đặn, quy mô thị trường đạt ngưỡng 1 triệu xe/năm vào năm 2012 và từ đó đến nay vẫn duy trì ở ngưỡng đó.
Đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, theo nhận định của Cục Công nghiệp, hiện tại quy mô thị trường ôtô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia.
Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ôtô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt.
Công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Ảnh: Tuấn Vũ
Mặt khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ôtô cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận. Hệ thống giao thông yếu kém (mà chủ yếu do tổ chức giao thông kém) cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu của thị trường, làm cho nhu cầu về sử dụng ôtô của nền kinh tế chưa lớn.
Video đang HOT
“Có thể nói, dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu đang là hai điểm nghẽn, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, Cục Công nghiệp nhận định.
Bên cạnh điểm nghẽn về thị trường, theo Cục này, hiện nay chi phí sản xuất ôtô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 – 20%, khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN trong bối cảnh hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.
Nguyên nhân bởi dung lượng thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn nhỏ, nên không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, khiến các chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ôtô đi trước rất lâu.
Các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ôtô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài – phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Chính sách khơi thông thế nào?
Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp làm ôtô “Made in Việt Nam” là tính cạnh tranh rất cao. Các doanh nghiệp Việt phải trực tiếp cạnh tranh với những “đại gia” ôtô trên thế giới, hình thành và có nền tảng từ vài chục năm trước. Những doanh nghiệp này có truyền thống, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường. Cho nên, các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh tranh rất quyết liệt thì mới có thể tồn tại được.
Bên cạnh đó, giá thành ôtô Việt cao so với ôtô nhập khẩu, nhất là so với một số thị trường nhập khẩu giá rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống theo các cam kết FTA. Một khi giá cao, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô Việt muốn cạnh tranh cũng rất khó. Trong khi cạnh tranh bằng thương hiệu lại càng khó hơn, vì tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn tin hơn các dòng xe của Nhật Bản, Hàn Quốc hơn là dòng xe trong nước.
“Để phát triển hơn nữa, để tạo đà cho ôtô Việt cần có những chính sách khơi thông. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ra chính sách rất tốt nhằm giảm, bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện cho doanh nghiệp lắp ráp trong nước không sản xuất được. Việc này đã khiến các doanh nghiệp xe tăng cường nội địa hóa tại Việt Nam để hưởng thuế thay vì nhập khẩu ồ ạt trong khu vực như trước kia”, bà Lan nói.
Những lý do khiến giá xe ôtô tại Việt Nam sắp rẻ
Nói về triển vọng ngày ôtô Việt Nam trong năm 2021, trong báo cáo mới phát hành, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, trong thời gian vừa qua, có nhiều dự án sản xuất ôtô đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng mang lại giá xe ngày càng giảm.
Thị trường ôtô cực kỳ sôi động và giảm giá mạnh trong năm 2021
Theo SSI Research, trong 2 năm gần đây, các thương hiệu ôtô hàng đầu đã công bố đầu tư vào các nhà máy lắp ráp ôtô ở Việt Nam, như Ford đầu tư 1.900 tỉ đồng để sản xuất 30.000 chiếc/năm. Hyundai đầu tư 3.200 tỉ sản xuất 100.000 chiếc/năm, hay Mitsubishi đầu tư gần 6.000 tỉ để sản xuất 40.000 chiếc/năm.
Nhiều dự án lắp ráp khác cũng sẽ triển khai trong thời gian tới như nhà máy Honda và Toyota mở rộng. Ngoài ra, thương hiệu xe Việt Nam VinFast cũng sẽ gia tăng sản lượng ôtô trong thời gian tới.
"Sản lượng sản xuất xe trong nước tăng nhanh đang dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có thể giúp giá xe ngày càng rẻ hơn.
Với việc có thêm nhiều nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô mới ước tính hoàn thành vào giai đoạn 2022 - 2023, chúng tôi cho rằng thị trường ôtô sẽ cực kỳ sôi động và các nhà sản xuất có thể cho ra nhiều chính sách chiết khấu và giảm giá mạnh mẽ để thúc đẩy nhu cầu thị trường bắt kịp nguồn cung mới" - SSI đánh giá.
Hàng loạt các dự án sản xuất ôtô đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam sẽ đem lại kỳ vọng giá xe ngày càng giảm. Ảnh minh hoạ, nguồn Vinfast
SSI Research dự báo ngành ôtô Việt Nam sẽ tăng trưởng 16,3% YoY về sản lượng tiêu thụ trong năm 2021, do nhu cầu mua ôtô tiếp tục duy trì ở mức cao.
Nhu cầu mua ôtô có thể tiếp tục tăng nhanh nhờ tăng nguồn cung ôtô trong nước, giảm thuế/phí và giảm giá ở nhiều mẫu ôtô, trong khi thu nhập của người Việt ngày càng được cải thiện, bình quân trên đầu người Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh, dự kiến ở mức 8-10%/năm trong vòng 10 năm tới.
So sánh với các quốc gia trong khu vực, mức thu nhập bình quân hiện nay của Việt Nam đang tiến rất gần tới điểm bùng nổ về nhu cầu mua ôtô. Ôtô sẽ sớm chuyển từ mặt hàng xa xỉ với chỉ 34 xe/1000 người vào năm 2020 trở thành mặt hàng tiêu dùng phổ biến với tỉ lệ sở hữu xe cao như các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất xe trong nước tăng nhanh đang dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có thể giúp giá xe ngày càng rẻ hơn.
Những chính sách để kích cầu tiêu thụ ôtô trong năm 2021
SSI cũng cho rằng, trong năm 2021, Chính phủ sẽ có khả năng giảm dần thuế, phí đối với ôtô, vì sau khi Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Hiệp định EVFTA có hiệu lực, rất nhiều loại thuế phí đã được cắt bỏ và giá ôtô cũng giảm theo tương ứng.
Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, để tạo đà cho ôtô Việt cần có những chính sách khơi thông.
Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ra chính sách rất tốt nhằm giảm, bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện cho doanh nghiệp lắp ráp trong nước không sản xuất được. Việc này đã khiến các doanh nghiệp xe tăng cường nội địa hóa tại Việt Nam để hưởng thuế thay vì nhập khẩu ồ ạt trong khu vực như trước kia.
Ngoài chính sách giảm thuế nhập linh kiện, vốn ngốn phần lớn chi phí đầu vào. Chính phủ Việt Nam cũng đang yêu cầu các bộ, ngành chức năng nghiên cứu áp đặt cách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương thức mới.
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, phương án giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt được xây dựng là giảm thuế đối với xe dung tích thấp, xe có tỉ lệ nội địa hóa cao.
"Tôi cho rằng, đây là biện pháp kích thích giá xe giảm, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực nội địa hóa của doanh nghiệp Việt" - bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm.
Ôtô từ Trung Quốc về Việt Nam tiếp tục tăng Tính đến tháng 5/2021, lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập từ Trung Quốc đạt 9.400 xe, tăng gấp hơn 6,5 lần so với cùng kỳ 2020. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, 5 tháng đầu 2021, lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tăng đột biến, đạt gần 9.400 xe, gấp...