Những điểm mới về thiết kế trong Dragon Age II
Nhắc đến thể loại game nhập vai, không ai lại không biết đến một trong những tựa game đình đám nhất của năm 2009 – Dragon Age: Origins . Đặc biệt khi đặt giữa một bối cảnh “u ám” của thể loại game RPG thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao tựa game này còn được gọi là “ngôi sao sáng của kỷ nguyên Rồng”. Dragon Age: Origins bỗng vụt sáng như một biểu tượng game sử thi hoành tráng, phức tạp, thấm đẫm chất thần thoại mê hoặc. Quả thực, đối với những game thủ yêu thích game nhập vai thì trò chơi này đúng là món quà vô giá mà BioWare đã mang đến cho họ.
Không dừng lại tại đó, các nhà phát triển cho biết họ vẫn đang tiếp tục phát triển phiên bản game tiếp theo mang tên Dragon Age II. Dự kiến, “món quà” này sẽ đến với game thủ vào đúng ngày… Quốc tế phụ nữ năm sau. Với những gì BioWare đã tiết lộ cho đến nay, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng ở một phần II không hề chẳng thua kém phiên bản đầu nếu xét ở tất cả các phương diện đánh giá một tựa game.
Được biết, Dragon Age II sẽ mang nhiều chất hành động hơn hẳn phiên bản đầu. Về cốt lõi thì phiên bản lần này vẫn sẽ là một tựa game RPG. Tuy nhiên, theo nhà sản xuất, họ đã “tân trang” lại một số yếu tố trong game để mang đến những trải nghiệm thú vị cho người chơi. Trong game, hệ thống nhân vật sẽ mang nhiều nét tương đồng với Mass Effect.
Cụ thể là người chơi sẽ vào vai nhân vật Hawke, một nhân vật sống sót sau thảm họa Blight. Hawke sẽ phải chiến đấu hết mình để có thể tồn tại trong một thế giới hỗn loạn và từng bước trở thành người đứng đầu của Kirkwall. Thoạt nhìn, Hawke có vẻ bình thường nhưng nhân vật này lại mang trong mình một trọng trách vô cùng to lớn là thay đổi thế giới “u ám” trong Dragon Age II.
Theo nhà sản xuất, họ sẽ khéo léo lồng ghép những tình tiết “khó hiểu” nhưng sâu sắc vào cuộc đời của nhân vật chính Hawke để tăng thêm sức hút cho game. Đó có thể là làm thế nào để nhân vật này trở thành người đứng đầu của Kirkwall hoặc việc lựa chọn ban đầu có ảnh hưởng thế nào đến những kết cục sau này. BioWare rất tự tin rằng những thay đổi mang tính mới mẻ và hấp dẫn như trên sẽ khiến dòng game Dragon Age ngày càng thu hút được số lượng đông đảo game thủ hơn.
Ông Mike Laidlaw, hiện đang là trưởng nhóm thiết kế Dragon Age II cho biết nhóm của ông đã tích cực ngồi phân tích hơn 80 ý kiến đóng góp quan trọng của giới phân tích và game thủ để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Sau quá trình cân nhắc, BioWare cho biết họ đã điều chỉnh một số điểm như việc lồng tiếng nhân vật chu đáo và đầy đủ hơn, nhân vật sẽ hoàn toàn đi đúng vào địa điểm mà người chơi “yêu cầu” chứ không còn ở vị trí “gợi ý” như trước đây nữa.
Nhà sản xuất cũng cho biết, họ đã đưa ra nhiều thay đổi để phiên bản trên máy console trở nên hoàn thiện hơn và không còn quá thua kém về khả năng kiểm soát và phản ứng của bản trên PC. Mặc dù những điểm khác biệt là vẫn còn thấy được. Tuy nhiên, theo Greg Zeschuk – người đồng sáng lập của BioWare – thì các game thủ sở hữu máy console sẽ được chứng kiến những thay đổi vượt bậc về mặt đồ họa.
Hình ảnh sẽ được trau chuốt kỹ càng và mượt mà hơn. Thêm vào đó là sự thay đổi gam màu trong game cũng có thể nhận ra được. Cụ thể, theo các game thủ thì phiên bản Origins tạo cảm giác hơi “nâu” khiến cho chất sử thi bị giảm nhẹ đi phần nào. Vì vậy nên sau khi phân tích và bàn bạc, nhóm thiết kế quyết định sẽ sử dụng tông màu “sáng và mờ”. Cụ thể là hình ảnh sẽ như mang một nét “mờ mờ sương khói” tại những khu vực cần tạo sự bí ẩn, huyền ảo. Còn tại các hoạt cảnh chiến đấu thì tông màu sáng sẽ được sử dụng nhiều hơn để lột tả sự rõ ràng, sắc nét của những trận chiến.
Một số thay đổi trong cách điều khiển gamepad cũng được nhắc đến ở đây. Cụ thể là thay vì phải kết hợp nhiều nút bấm mới thực hiện được chiêu thức cơ bản thì “công việc” đó sẽ chỉ cần tới 1 nút. Các kĩ năng đặc biệt sẽ nằm ở 3 nút còn lại. Bên cạnh đó, nhà sản xuất vẫn cho phép game thủ sắp đặt thêm một bộ kỹ năng thứ 2 nâng tổng số khả năng đặc biệt có thể sử dụng là 6. “Đơn giản và thân thiện hơn với console” là những gì BioWare muốn gửi tới người chơi qua sự thay đổi này. Điều đó không những giúp việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn mà đồng thời số kỹ năng đa dạng cũng giúp người chơi đối phó với kẻ địch được nhanh và hấp dẫn hơn.
Video đang HOT
BioWare cũng giới thiệu một số nét về hệ thống kể chuyện mới trong game có tên là “Framed Narrative”. Hệ thống này sẽ truyền tải tới người chơi cốt truyện bí ẩn dưới con mắt của một nhân vật tồn tại vào cuối thời kỳ lịch sử trong game. Bằng lối kể chuyện theo nhiều dạng khác nhau như trần thuật, đặt câu hỏi… người chơi sẽ hiểu rõ hơn về diễn biến, tình tiết và chất sử thi của Dragon Age II cùng những khoảnh khắc nổi bật trong cuộc đời Hawke.
Với những gì mà BioWare đã giới thiệu với game thủ, người ta hoàn toàn có thể tin tưởng được một sự thành công thậm chí còn vang dội hơn ở phiên bản tiếp theo trong dòng game Dragon Age này. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác nhất chỉ có thể được đưa ra sau ngày Quốc tế phụ nữ năm sau.
Theo gamek
Lịch sử 20 năm của Castlevania (Phần 1)
Xuất bản năm 1987, tiểu thuyết Dracula của Bram Stocker có lẽ là viên gạch đầu tiên cho sự phổ biến của các truyền thuyết về ma cà rồng trong thế kỉ tiếp đó. Ma cà rồng nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn hóa được hấp thụ bởi cả phim ảnh, chính kịch, sách truyện và dĩ nhiên, trò chơi điện tử.
Tựa game đầu tiên có sự góp mặt của loài quỷ hút máu này là Ghost Manor 1983. Trò chơi có gameplay cực kì đơn giản và đồ họa thô sơ, nhưng thành công của nó đủ để nhà phát triển đi tiếp với hàng loạt phiên bản tiếp theo cho Commondore 64, chứng tỏ tiềm năng của phân khúc game về ma cà rồng.
Tháng 9 năm 1986, Konami - lúc bấy giờ vẫn còn tập trung vào game arcade - đã hoàn thiện quá trình phát triển và cho ra đời một tựa game hành động/platformer với cái tên Castlevania cho hệ máy NES của Nintendo.
Không chỉ bao gồm Dracula, trò chơi còn có sự tham gia của Frankenstein, xác ướp, thần chết và medusa.
Trò chơi mở đầu cho cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa gia tộc Belmont và bá tước Dracula - con ma cà rồng đầu tiên và hùng mạnh nhất! Sau mỗi lần tưởng như đã bị tiêu diệt, Dracula lại trỗi dậy, và một Belmont trẻ lại tiếp tục sứ mệnh của gia đình với chiếc roi Vampire Killer.
Chiếc roi này là một vũ khí được cường hóa thông qua giả kim thuật - được trao cho Leon Belmont, thành viên đầu tiên trong gia đình đã từng đụng độ với loài quỷ dữ. Trong Castlevania 1986, chủ nhân của chiếc roi là một trong các hậu duệ của Leon - Simon Belmont.
Leon Belmont - Xuất hiện lần đầu trong Castlevania: Lament of the Innocent 2003 (PS2).
Với không nhiều cốt truyện, Castlevania là một cuộc phiêu lưu ngắn (kỉ lục về tốc độ qua màn của trò chơi là 15 phút) của Simon Belmont trong lâu đài, vượt qua các đày tớ của Dracula và cuối cùng kết liễu hắn.
Độ khó huyền thoại huyền thoại (bởi tương quan giữa tốc độ di chuyển của nhân vật và các đối thủ trong game) là động lực chính khiến cho game thủ chinh phục Castlevania bằng được. Và kết quả là những thành công vang dội, kéo theo các phiên bản làm lại trên Gameboy, các thùng máy arcade và sau đó là SNES.
Câu chuyện về Castlevania được tiếp nối sau đó với phiên bản 1987 - Castlevania II: Simon"s Quest. Trong trò chơi này, Simon phải tìm cách giải lời nguyền mà Dracula đã ếm lên mình từ 7 năm trước, và cách duy nhất để giải trừ nó là hồi sinh cho hắn ta. Simon phải tìm năm mảnh cơ thể của Dracula và sau đó mang đến lâu đài của hắn. Tại đây, sau khi hồi sinh Dracula, Simon phải một lần nữa tiêu diệt hắn.
Đây là lần đầu tiên Konami giới thiệu cấu trúc nhiều cốt truyện của game. Lối thiết kế này trở thành thương hiệu cho rất nhiều phiên bản kế nhiệm sau đó của series. Với mỗi phiên bản, trò chơi có một cốt truyện chính, với một kết thúc được coi là "theo kịch bản", hay "kết thúc tốt". Nếu như không đạt được một số điều kiện của trò chơi - chẳng hạn như đánh thắng Dracula trong phần 2, người chơi sẽ nhận được những kết thúc xấu hơn.
Đây không phải là một thiết kế phân nhánh hoàn chỉnh, tuy nhiên góp phần rất lớn trong hiệu quả của nghệ thuật dẫn truyện của game. Vào giai đoạn này, kiến thức về game không được phổ biến như hiện nay, và game thủ phải tự mình mò mẫm rất nhiều để vượt qua những nút thắt tưởng chừng như đơn giản đó.
Đồng thời, Simon Quest cũng thay đổi về cơ bản cấu trúc của trò chơi, cho phép người chơi thu thập các trái tim - trong phiên bản đầu tiên là tài nguyên để sử dụng các vũ khí đặc biệt - để làm tiền tệ, dùng trong việc trao đổi các nâng cấp như vũ khí hay vật phẩm. Đồng thời, cốt truyện cũng được phát triển thông qua những yếu tố nhập vai, như giao tiếp với NPC hay sử dụng các vật phẩm thuộc loại "key item".
Năm 1989, Konami tiếp nối series với Castlevania III: Dracula"s Curse. Phần 3 này có bối cảnh được đặt trước cả phiên bản đầu tiên, giải thích về ân oán giữa gia đình Belmont và Dracula.
Trong phiên bản này, gia đình Belmont đã bị trục xuất khỏi quê hương Wallachia (Ru-ma-ni) nhiều năm trước đây. Với sự trỗi dậy của Dracula những năm 1476, Nhà Thờ bắt buộc phải triệu tập Trevor Belmont - chủ nhân hiện thời của chiếc Vampire Killer.
Trong phần 3, Trevor có được sự hỗ trợ của ba nhân vật phụ: Sypha Belnades, một tu sĩ trẻ với khả năng phép thuật, Grant Da Nasty, cựu hải tặc với khả năng trèo leo và nhảy đôi và Alucad - con trai của Dracula với một phụ nữ loài người. Người chơi chỉ có thể đi cùng một nhân vật mỗi lần, thay đổi nhân vật bằng cách ấn nút select. Kết thúc của trò chơi phụ thuộc vào việc ai là người ở cạnh Trevor sau cuộc đụng độ cuối cùng.
Alucad là một trong những nhân vật quan trọng nhất của series. Là một dhampir - nửa ma cà rồng, nửa người, Alucad khinh bỉ cha mình và trong nhiều thế kỉ, sát cánh cùng gia tộc Belmont để chống lạ Dracula. Sau này, Konami còn sử dụng Alucad làm nhân vật chính trong một số phiên bản của trò chơi.
Cho đến phiên bản này, lối chơi và hệ thống cơ bản của Castlevania đã được hình thành rõ rệt. Castlevania cổ điển được áp dụng khá nhiều trong các phiên bản đàn em sau này trên Playstation, tuy nhiên, khi một lần nữa được chuyển nhà sang Gameboy Advance, trò chơi có được những thay đổi to lớn từ game hành động phiêu lưu sang nhập vai.
Trong phần hai của loạt bài lịch sử của dòng game Castlevania, chúng ta sẽ nghiên cứu về những quyết định của Konami trong các giai đoạn chuyển giao của series để hiểu rõ hơn quá trình trở thành một trong những tượng đài RPG của lịch sử gaming.
Lịch sử phát hành của series giai đoạn 1
1986 - Castlevania
1987 - Vampire Killer (1986 remake)
1988 - Castlevania II: Simon"s Quest
1989 - Haunted Castle
Castlevania: The adventure
Castlevania III: Dracula"s Curse
Theo gamek
"Dòm trộm" hệ thống Perk của Fallout: New Vegas Như vậy là sau gần một năm chờ đợi, phiên bản mở rộng độc lập của Fallout 3 đã gần kề ngày phát hành. Thay vì một nhóm phát triển trẻ của Bethesda, New Vegas được đích thân chế tác bởi những người đã tạo ra Fallout 1 và 2. Cùng với nhân vật, cốt truyện và nhiệm vụ mới, New Vegas còn...