Những điểm mới nhất về thi đua, khen thưởng từ năm 2019 giáo viên cần biết
Tiêu chuẩn về thành tích và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của giáo viên như đạt giáo viên giỏi cấp huyện hay giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi…đều đã được bãi bỏ.
Vấn đề thi đua khen thưởng luôn được giáo viên quan tâm. Việc thi đua của mọi người lao động trong đó có cán bộ, công chức viên chức ngành giáo dục,…áp dụng theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
Bên cạnh đó, riêng trong lĩnh vực giáo dục, giáo viên khi xét thi đua còn căn cứ vào văn bản pháp luật ngành cụ thể.
Ngày 28/8/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2018 và thay thế Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nghĩa Thông tư trên bắt đầu áp dụng từ năm học 2019 – 2020.
Năm 2019 có những điểm mới gì trong thi đua, khen thưởng giáo viên? (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Theo đó, tại thông tư trên có những điểm mới về thi đua khen thưởng dành cho giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục, các trường và giáo viên lưu ý các điểm mới sau:
Một số thành tích được tính thay thế sáng kiến cơ sở
Việc quy định cán bộ, công chức, viên chức trong đó có giáo viên để đạt được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có tiêu chuẩn, có sáng kiến theo văn bản hợp nhất Số: 02/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ hợp nhất Nghị định 56/2015 và Nghị định 88/2017 của Chính phủ về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Do đó, quy định giáo viên muốn đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm.
Nhưng việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại các trường phổ thông hiện nay rất nhiều bất cập, việc sao chép lẫn nhau hay sao chép trên mạng,…nên hiệu quả của việc thực hiện và áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên gần như bằng không.
Từ những bất cập trên từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư Số: 35/2015/TT-BGDĐT năm 2015.
Tại “ Điều 10. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở“
2. Cá nhân đạt một trong các thành tích quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư này hoặc đạt một trong các thành tích sau được tính là sáng kiến áp dụng xét, công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
a) Giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; giáo viên trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
b) Giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh. Riêng giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện tr ở lên;
c) Giáo viên, giảng viên là tác giả chính bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;
d) Công chức, viên chức và người lao động tham gia soạn thảo đề án, dự án, quy chế của đơn vị đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền “.
Tuy nhiên, bắt đầu kể từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 22/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục thì một số tiêu chuẩn thành tích xem như thay thế sáng kiến kinh nghiệm đã bị chính Bộ Giáo dục và Đào tạo bãi bỏ.Từ khi ban hành Thông tư trên nhiều giáo viên tỏ ta vui mừng vì đã có những giáo viên đạt các thành tích tốt khác để đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua mà không cần có sáng kiến kinh nghiệm.
Cụ thể:
“ Điều 4. Một số thành tích được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến cấp cơ sở áp dụng đối với cá nhân của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Video đang HOT
1. Cá nhân đạt một trong các thành tích sau được tính thay thế tiêu chuẩn có 01 sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ:
a) Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công và được xác nhận kết quả tham gia soạn thảo văn bản của người có thẩm quyền;
b) Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu, giáo dục mầm non; chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu, được người có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ biên 01 sách chuyên khảo được sử dụng trong giảng dạy;
d) Chủ biên 01 giáo trình hoặc đồng chủ biên 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy;
đ) Tác giả chính 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế nằm trong danh mục ISI hoặc Scopus;
e) Hướng dẫn chính đội tuyển thi Olympic quốc tế đoạt giải Ba trở lên;
g) Tác giả chính của tác phẩm nghệ thuật đoạt giải Ba trở lên tại các Hội thi, Hội diễn cấp quốc gia.
2. Cá nhân đạt một trong các thành tích sau được tính thay thế tiêu chuẩn 01 sáng kiến cấp cơ sở để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
b) Hướng dẫn 01 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đoạt giải nhất cấp trường trở lên; a) Đạt một trong các thành tích quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tác giả chính của tác phẩm nghệ thuật được chọn tham gia triển lãm Hội thi, Hội diễn cấp quốc gia “.
Có thể thấy tiêu chuẩn về thành tích cụ thể và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của giáo viên như đạt giáo viên giỏi cấp huyện hay giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi,…đều đã được bãi bỏ.
Cá nhân người viết cho rằng, đây có thể cho thấy sự thụt lùi của chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính sách hay, hợp lý và kịp thời áp dụng chưa bao lâu (thậm chí có địa phương chưa kịp áp dụng) đã bị bãi bỏ trong sự hụt hẫng, tiếc nuối của giáo viên.
Giảm thời gian công tác để được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”
Tại thông tư 22/2018/TT -BGDĐT trên ở “ Điều 6. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” .
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” (Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Cá nhân trong ngành Giáo dục
a) Có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được xét tặng sớm hơn so với thời gian quy định tại điểm a khoản này là 05 năm;
c) Đang công tác được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục nhận công tác trong ngành Giáo dục thì thời gian đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục để xét tặng Kỷ niệm chương;
d) Có đủ thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc, chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm, tính từ thời điểm có quyết định xóa kỷ luật. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương;
đ) Cá nhân đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, hồ sơ đề nghị khen thưởng do cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ xem xét, đề nghị khen thưởng; đối với cá nhân đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, nay đơn vị giải thể hoặc sáp nhập thì đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ của đơn vị đó có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xem xét, đề nghị khen thưởng “.
Trước đó, Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT quy định để được tặng Kỷ niệm chương là tại “ Điều 27. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” .Như vậy, giáo viên không phân biệt nam, nữ công tác trong ngành giáo dục đủ 20 năm trở lên được xét để tặng Kỷ niệm chương vì “vì sự nghiệp giáo dục”.
1. Cá nhân có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 25 năm trở lên đối với nam và đủ 20 năm trở lên đối với nữ, hoàn thành nhiệm vụ được giao “.
Như vậy, so với quy định mới thì giáo viên nam đã được giảm bớt 5 năm công tác để được tặng Kỷ niệm chương “vì sự nghiệp giáo dục”.
Những trường hợp không được xét thi đua
Ngoài những văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng, cán bộ quản lý và giáo viên vi phạm thêm các điều sau đây sẽ không được xét thi đua.
“ Điều 3. Yêu cầu đối với việc xét thi đua, khen thưởng .
…
4. Không xét khen thưởng các tập thể, cá nhân, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có tập thể hoặc cá nhân thuộc quyền quản lý vi phạm một trong các điểm sau: kê khai không đúng thành tích đạt được; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi, dạy thêm, học thêm; thu chi sai quy định làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của đơn vị, địa phương, của ngành “.
Có thể nói, nếu cá nhân giáo viên vi phạm dạy thêm, học thêm; kê khai không đúng thành tích đạt được; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi; thu chi sai,…thì không chỉ cá nhân giáo viên trên bị cắt thi đua mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng và cả tập thể nhà trường đều không được xét thi đua.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định số: 91/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
2. Thông tư số: 22/2018/TT-BGDĐT ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục.
BÙI NAM
Theo giaoduc.net
Tại sao có giáo viên sợ thi đua?
Để việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng cán bộ, giáo viên đảm bảo được tính khách quan, công bằng thì nhà trường đừng tạo ra áp lực để họ "sợ" thi đua.
LTS: Từ câu chuyện của anh bạn đồng nghiệp về việc thi đua - khen thưởng trong nhà trường, thầy Trần Vũ cho rằng, nhà trường đừng nên tạo ra áp lực để người giáo viên "sợ" thi đua.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Sau lễ khai giảng năm học mới, các cơ sở trường học bắt đầu chuẩn bị hội nghị cán bộ - viên chức; trong đó thi đua, khen thưởng là một nội dung không thể thiếu trong chương trình hội nghị.
Bởi: "Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" (Luật Thi đua, Khen thưởng 2013).
Mục đích tốt đẹp của thi đua là như thế, tuy nhiên ở trường phổ thông, không phải không có giáo viên không sợ Hiệu trưởng hoặc Thanh tra Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Hiệu trưởng thanh tra sư phạm; không sợ phụ huynh học sinh; không sợ làm giáo viên chủ nhiệm; không sợ viết sáng kiến kinh nghiệm; không sợ làm hồ sơ - sổ sách hoặc tham dự các hội thi...dù có người gần đến tuổi hưu, mà họ "sợ" nhất là...thi đua.
Thi đua khen thưởng trong nhà trường (Ảnh minh họa: tuyengiao.vn).
Bạn tôi, có thâm niên hơn 10 năm, dạy học ở một trường trung học phổ thông, có kể chuyện về thi đua - khen thưởng ở trường mình, đại ý như sau:
"Tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngành Lịch sử năm đầu về trường được Hiệu trưởng phân công làm giáo viên Thư viện, nghĩa là người thầy phải đóng 2 vai: Vừa là giáo viên bộ môn giảng dạy 01 lớp, để được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên nghề; vừa làm nhiệm vụ của nhân viên phụ trách Thư viện nhà trường.
Là nhân viên Thư viện, dù không được đào tạo nghiệp vụ, vẫn phải thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ - sổ sách theo quy định; đảm bảo tốt phục vụ bạn đọc; lập thống kê, báo cáo số liệu hàng tháng, quý, năm cho Ban giám hiệu nhà trường và Sở Giáo dục và Đào tạo và làm việc 40 giờ/tuần như nhân viên Tổ văn phòng.
Điều đáng nói, là nhân viên Thư viện chưa có quy định về Chuẩn nghề nghiệp như giáo viên nên Hiệu trưởng căn cứ vào Quy định về thi đua, khen thưởng của nhà trường để đánh giá, xếp loại thi đua và xếp loại viên chức cuối năm; nội dung Quy định thi đua nêu rõ:
"Mỗi lần vi phạm giáo viên, nhân viên bị trừ 5 điểm; không phân biệt vi phạm quy chế chuyên môn của Ngành, những quy định của đơn vị về chuyên cần, tổ chức kỷ luật" (Trích Quy định của trường).
Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được quy định như sau: "Đạt 80 điểm đối với giáo viên chủ nhiệm (điểm tối đa 100 điểm)" (Trích Quy định của trường), mà không phân biệt lỗi vi phạm đó nặng hay nhẹ, lần đầu hay tái phạm, mức độ thông thường hay nghiêm trọng.
Có thể có giáo viên được điểm công thêm, nhưng bạn tôi thì không, bởi lý do ngoài công việc của Thư viện, còn được phân công dạy mỗi năm 01 lớp, lần lượt lớp 10 đến 12, rồi trở về lớp 10...thì làm gì đạt được hội giảng vòng trường để đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến", so với giáo viên dạy nhiều lớp/khối.Dù có điểm cộng thêm 5 điểm như: Tham gia các phong trào do Sở tổ chức, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tỉ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp...nhưng điểm cộng thêm không quá 20 điểm.
Vì vậy, mỗi lần đi trễ giờ dạy, dự họp Tổ Văn phòng, họp Hội đồng sư phạm nhà trường, họp Tổ chuyên môn là bị trừ 5 điểm; hồ sơ sổ sách bộ môn và thư viện cập nhật không kịp thời hoặc thiếu sót bị trừ 5 điểm/lần; chấm bài kiểm tra sai, sót từ 1- 5 bài trừ 5 điểm, trên 5 bài trừ 10 điểm; nghỉ bệnh không quá 15 ngày trừ 5 điểm, trên 15 ngày trừ 10 điểm...
Quy định thi đua của nhà trường như thế, nên bạn tôi dù cố gắng đến đâu, cũng không tránh khỏi trong năm học số lần vi phạm lớn hơn 4.
Do vậy, kể từ ngày công tác ở trường này, chưa năm nào bạn tôi đạt được danh hiệu "Lao động tiên tiến", nói gì đến danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" hoặc được xếp loại viên chức "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Nghiệt ngã hơn, là hàng năm các danh hiệu thi đua như: "Chiến sĩ thi đua" và "Lao động tiên tiến" được nhà trường tổ chức khen thưởng, trong buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; là một giáo viên có lòng tự trọng không thể không xấu hổ trước đông đủ đại biểu các ngành, các cấp; trước Ban đại diện cha mẹ học sinh; trước cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; nhất là trước học sinh toàn trường tham dự lễ.
Từ câu chuyện của bạn tôi trên đây, để giảm bớt áp lực cho người thầy trong hoạt động thi đua, khen thưởng, thiết nghĩ:
1. Nên chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết ban hành Chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh nhân viên Thư viện, nhân viên Thiết bị, nhân viên Y tế trường học, để họ an tâm thực thi nhiệm vụ được giao.
2. Hiệu trưởng các cơ sở trường học:
- Không phân công giáo viên bộ môn kiêm nhiệm Thiết bị, Thư viện; bởi theo Thông tư số: 16/2017/TT/BGDĐT ngày 12/07/2017 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/8 /2017 quy định không có chức danh giáo viên Thư viện trong nhà trường, mà chỉ có chức danh nhân viên Thư viện; cùng với nhân viên Thiết bị, thí nghiệm; Công nghệ thông tin được bố trí mỗi trường trung học phổ thông công lập từ 2- 3 người...
"Cụ thể, thiết thực, có đầy đủ cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị; thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó; ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch" (Trích phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).- Khi vận dụng Hướng dẫn thi đua, khen thưởng của Ngành Giáo dục và Đào tạo, cần đề ra các tiêu chí thi đua:
"Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi"(Luật thi đua, Khen thưởng 2013).
Không thể cào bằng, cứ mỗi lỗi vi phạm là trừ 5 điểm, phải phân biệt lỗi đó theo mức độ nặng hay nhẹ, lần đầu hay tái phạm, thông thường hay nghiêm trọng mà có khung điểm trừ hợp lý hơn; để việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo được tính khách quan, công bằng và phản ánh đúng năng lực nghề nghiệp của họ; nhất là đừng tạo ra áp lực để họ "sợ" thi đua như trường hợp của bạn tôi.
Bởi, nguyên tắc khen thưởng là: "Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời" (Luật thi đua, khen thưởng 2013).
Trần Vũ
Theo giaoduc.net
Bắt học sinh đứng ngồi 200 lần, cô giáo tiếng Anh bị phạt 5 triệu đồng Ban Giám hiệu trường THCS Mỹ Phong (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã cảnh cáo; đồng thời đình chỉ giảng dạy 6 tháng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến (giáo viên môn Tiếng Anh). Lý do là bà Yến đã vi phạm điều 6 khoản 4 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. Trường THCS Mỹ...