Những điểm “lõm” của quân đội Trung Quốc so với Mỹ
Mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để phát triển một đội quân linh hoạt, độc lập và mạnh mẽ, nhưng nước này vẫn còn một chặng đường rất dài trước khi có thể hi vọng thách thức Mỹ.
Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng Trung Quốc “có thể đe dọa những phương tiện khai hỏa chủ lực và hoạt động giúp đỡ các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương” và đô đốc Robert Willard, người từng đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhấn mạnh rằng khả năng và quy mô của quân đội Trung Quốc “mỗi năm vượt xa hầu hết mọi phán đoán tình báo chúng ta”. Vậy thực sự thì sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc có đang đạt ở tốc độ mà Mỹ, vốn đang bị cuốn vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, tự cảm thấy mình đang tụt hậu?
Những con số khổng lồ cộng với nền kinh tế hùng mạnh thôi chưa đủ để trở thành một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ. Dưới đây là phân tích chi tiết về khả năng quân sự của Trung Quốc và Mỹ.
1. Binh sỹ
Xét về nhân lực “thô”, đội quân 2,2 triệu của Trung Quốc ăn đứt 1,4 triệu (chưa kể khoảng 700.000 nhà thầu quân sự) của Mỹ. Tuy nhiên, chất lượng của đôi bên lại hoàn toàn khác nhau. Các lực lượng của Mỹ được triển khai thường xuyên kể từ chiến tranh Vùng Vịnh, trong khi quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lại không được thấy trên chiến trường kể từ những năm 1970.
Tương tự chính sách một con của Trung Quốc có thể là một vấn đề tiềm tàng. Các gia đình có một con chắc chắn bao bọc đứa con duy nhất của họ hơn; vì vậy chúng không thích huấn luyện thể chất nặng và thậm chí thiếu những kỹ năng cơ bản như giặt là. Đúng như một nhà phân tích nhấn mạnh: “Nếu có quá nhiều ôm ấp với các tân binh, PLA có thể thấy tất cả đều phù hợp cho một cuộc chiến hiện đại, song không có một binh sỹ nào sẵn sàng chiến đấu”.
Mỹ cũng sẽ gặp những khó khăn tương tự, bởi theo báo cáo “Mission: Readiness” về tính sẵn sàng chiến đấu cho thấy “75% người trẻ từ 17-24 tuổi của Mỹ không thể phù hợp gia nhập các lực lượng vũ trang Mỹ bởi họ không đạt tiêu chuẩn về thể lực, không tốt nghiệp được trung học và có tiền án”.
2. Không quân
Video đang HOT
Mỹ sở hữu một lượng máy bay lớn gấp 3 lần Trung Quốc, nước hiện vẫn đang nỗ lực tự phát triển chiến đấu cơ tàng hình. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc nằm ở thiết kế động cơ. Chiến đấu cơ tàng hình mới J-20 của nước này (được thiết kế nhằm đối trọng với F-22 hoặc F-35 của Mỹ) vẫn đang phụ thuộc vào động cơ của Nga hoặc những mẫu nội địa yếu thế hơn. Trung Quốc bù đắp điểm yếu này bằng cách mua một lượng nhỏ máy bay Su-35 và một lượng (không rõ) động cơ từ Nga. J-20 chắc chắn sẽ không thể hoạt động được cho tới năm 2017 và cũng chưa rõ sẽ mất bao lâu để Trung Quốc sản xuất được một lượng đủ máy bay loại này.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sản xuất được một máy bay có khả năng chiến đấu thực sự mất nhiều thời gian hơn là một máy bay tàng hình. Ngoài ra, máy bay cũng cần phải sở hữu những loại đạn tin cậy có thể đối không và đối đất, cũng như hệ thống radar, tích hợp điện tử cùng các hệ thống khác. Ngoài ra, nó cũng phải tin cậy và bền vững về mặt kỹ thuật. Hiện Trung Quốc đang nỗ lực bù đắp cho những thiếu hụt trong lực lượng không quân bằng cách sở hữu một trong những hệ thống tên lửa đất đối không lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới.
3. Hải quân
Cũng như vậy, hải quân Trung Quốc không thể sánh được với hải quân Mỹ, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, huấn luyện. Mỹ có 10 tàu sân bay đang phục vụ, trong khi Trung Quốc chỉ có một chiếc duy nhất (mua của Nga) hiện đang được dùng với mục đích huấn luyện và đánh giá. Sẽ còn mất nhiều năm nữa trước khi Trung Quốc có thể triển khai được phần chủ lực của lực lượng tàu sân bay, đó là triển khai đường dài và tham chiến.
Trung Quốc dự kiến tự phát triển lực lượng tàu sân bay, với một tàu sân bay nội địa có khả năng sắp hoàn chỉnh vào năm 2015. Trung Quốc cũng đang tự phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân, với các tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng nhắm trúng mục tiêu cách 7.400km. Trung Quốc đang tập trung cho những cuộc triển khai ngoài khơi xa, với việc triển khai 2 tàu chiến và một tàu tiếp tế được phái tới bờ đông châu Phi nhằm chống cướp biển năm 2008. Nhưng những điều này còn ở khoảng cách rất xa so với những cuộc tuần tra toàn cầu mà Mỹ hiện đang duy trì.
Hiện tại, khả năng hải quân nguy hiểm nhất của Trung Quốc nằm ở tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa hành trình, được xem là đối thủ lớn của các tàu sân bay Mỹ.
4. Toàn cảnh
Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng về cả kinh tế lẫn quân sự. Họ đang ráo riết huấn luyện quân đội cho một loạt các sứ mệnh khác nhau, trong khi rút ngắn thời gian phát triển phương tiện cho không quân và hải quân, để cho phép nước này trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, những phát triển đó sẽ phải mất bằng thập niên. Trung Quốc cần thời gian để xây dựng không chỉ công nghệ cho các cuộc chiến hiện đại mà còn phải phát triển trình độ cần thiết cho lực lượng của mình để triển khai những hệ thống này một cách hiệu quả.
Trong lúc đó, Trung Quốc phải phát triển những lá chắn, sử dụng tên lửa chống hạm và phòng không để vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ. Mỹ vẫn bỏ xa Trung Quốc, bởi họ có đội quân tiên tiến và giàu kinh nghiệm nhất. Trung Quốc đầu tiên phải phát triển khả năng toàn cầu, can dự vào những cuộc triển khai quân ở nước ngoài, cho binh sỹ cọ sát trong các cuộc chiến trước khi có thể hi vọng thách thức được Mỹ.
Theo Dân trí
Ấn Độ chọn súng đối đầu láng giềng?
Quân đội Ấn Độ đã chính thức tiến hành thử nghiệm các mẫu súng bộ binh có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết giá lạnh.
Theo đó, quân đội Ấn Độ hiện đang thử nghiệm các mẫu súng bộ binh của 5 nhà sản xuất khác nhau. Nơi thử nghiệm là tại bang Kashmir với mục đích chọn ra mẫu hoạt động tốt nhất trong điều kiện lạnh giá.
Cụ thể, các mẫu được thử nghiệm gồm Beretta ARX160 của Italy, CZ 805 BREN của Séc, ACE-1 của Israel, SIG Sauer SG551 của Thụy Sĩ và mẫu M16A1 do Mỹ sản xuất đặc biệt cho Ấn Độ.
Tất cả đều là loại sử dụng đạn cỡ nòng 5,56x45 mm (cỡ nòng chuẩn của vũ khí bộ binh các nước NATO).
Mẫu Beretta ARX160 của Italy
Sau khi thử nghiệm ở Kashmir, các cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục được tiến hành ở sa mạc Rajasthan vào mùa hè. Chỉ sau khi hoàn tất thử nghiệm tại đây, Ấn Độ mới quyết định lựa chọn mẫu súng để trang bị cho quân đội.
Mẫu được lựa chọn sẽ thay thế cho loại súng do Ấn Độ tự sản xuất song đã không được chấp nhận đưa vào trang bị sau các cuộc thử nghiệm trong giai đoạn 2010-2011.
Việc thử nghiệm ở Kashmir và Rajasthan sẽ cho phép kiểm tra khả năng hoạt động của các mẫu súng trên trong điều kiện tác chiến thực tế. Kashmir là khu vực mà Ấn Độ đang có tranh chấp với nước láng giềng Pakistan.
Trong khi đó, cả Kashmir và Rajasthan đều có điều kiện khí hậu phức tạp tương tự khu vực Đông Bắc, nơi cũng có vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc.
Mẫu CZ 805 BREN của Séc
Từ cuối năm 2011, Ấn Độ đã công bố gói thầu cung cấp 66.000 khẩu súng bộ binh để thay thế mẫu INSAS AR do Ấn Độ tự phát triển. Hợp đồng trị giá 250 triệu USD. Thư mời đã được Ấn Độ gửi tới 40 công ty và nhà sản xuất trên thế giới.
Yêu cầu ban đầu của Ấn Độ là loại súng sử dụng đạn cỡ 5,56 mm với tốc độ bắn lên tới 660 phát/phút và phải có súng phóng lựu đi kèm.
Ngoài ra, Ấn Độ còn yêu cầu được chuyển giao công nghệ để tự sản xuất đối với mẫu vũ khí thắng thầu. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ chi 2-3 tỷ USD để sản xuất khoảng 2 triệu khẩu để trang bị cho quân đội, cảnh sát và các cơ quan sức mạnh khác.
Mẫu INSAS AR do Ấn Độ tự phát triển
Mẫu súng bộ binh INSAS AR do Ấn Độ tự phát triển từ giữa những năm 1980 và được đưa vào trang bị từ năm 1996.
Tuy nhiên, mẫu súng này đã bị chê là quá nặng (dù theo mô tả kỹ thuật INSAS AR nặng 3,2 kg và 4,65 kg khi được nạp đầy đạn) và khả năng bắn liên thanh kém.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc chi hàng tỉ USD tự phát triển động cơ máy bay Một công ty nhà nước của Trung Quốc sẽ đầu tư một khoản tiền ban đầu 10 tỉ Tệ (1,6 tỉ USD) để phát triển động cơ máy bay của riêng Trung Quốc, khi nước này nỗ lực đuổi kịp các nước khác. Chiếc máy bay chở khách tầm trung C919 của Trung Quốc sẽ là đối thủ đáng gờm của máy bay...