Những điểm khám phá lý thú vào mùa đông
Thay vì ngồi cạnh bếp sưởi trong nhà, du khách có thể ra ngoài và khám phá những điều thú vị của mùa đông.
Trở lại thời kỳ băng hà
Nhờ hệ thống đường hầm rộng 3m được xây dựng vào năm 2010, du khách giờ đây có thể khám phá bên trong Langjkull, dòng sông băng lớn thứ hai ở Iceland. Tại đây, bạn có cơ hội trải nghiệm một không gian như thời kỳ băng hà với vòm băng xanh như bầu trời. Điều đặc biệt là địa điểm du lịch này hoàn toàn miễn phí đối với trẻ em dưới 11 tuổi.
Lái xe trên hồ đóng băng
Nhiệt độ mùa đông ở miền trung Thụy Điển xuống rất thấp khiến các hồ ở khu vực này biến thành những sân băng khổng lồ. Một trong những hoạt động thú vị ở đây là trải nghiệm lái xe đường trường ở điều kiện dưới 0 độ C.
Ngắm cảnh từ khinh khí cầu
Thị trấn nghỉ dưỡng mùa đông Filzmoos ở Áo xuất hiện rất nhiều khinh khí cầu trên bầu trời vào dịp năm mới. Những người trượt tuyết có cơ hội chiêm ngưỡng hàng trăm khinh khí cầu khổng lồ bay bồng bềnh trên thung lũng nhỏ. Không gian lãng mạn ở đây đặc biệt phù hợp với các cặp đôi nghỉ tuần trăng mật.
Đi xe chó kéo ở Lapland
Video đang HOT
Cách lý thú nhất để trải nghiệm vùng đất Lapland, quê hương của ông già Noel, là ngồi trên xe chó kéo và thưởng ngoạn phong cảnh như xứ xở thần thiên ở đây. Công ty Hetta Huskies có thể hướng dẫn cho du khách những kỹ năng điều khiển xe chó kéo qua rừng Taiga. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội chiêm ngưỡng ánh sáng bắc cực quang huyền ảo.
Đi bộ trên tuyết
Những gì du khách cần chuẩn bị là giày đi trên tuyết và một hướng dẫn viên có kinh nghiệm để khám phá và chiêm ngưỡng những phong cảnh đẹp nhất trên dãy núi Pyrénées nằm giữa biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha. Bạn có thể khởi thành từ thị trấn Luchon ở Pháp và hành trình sẽ kéo dài trong 7 ngày.
Xây lều tuyết
Tới vùng Bavaria ở Đức vào mùa đông, du khách có thể tự xây cho mình một tụp lều tuyết. Sau đó, bạn sẽ tham gia lễ rước đuốc hay trại lửa trước khi nghỉ qua đêm trong căn nhà tuyết do chính mình xây dựng. Các hoạt động khác bao gồm trượt tuyết và khám phá rừng.
Khám phá thiên nhiên ban đêm
Dưới bầu trời đầy sao ở thành phố Dumfries ở Scotland, chuyến du lịch khám phá thiên nhiên chắc chắn khiến những người đăng ký bất ngờ. Nhờ camera nhiệt, những người thích thiên nhiên có thể nhìn thấy lửng, hươu, dơi và các loài động vật khác trong đêm tối ở rừng Galloway.
Chinh phục đỉnh Chamonix
Khi băng tuyết phủ kín dãy núi Alps vào mùa đông, đây là thời điểm lý tưởng để du khách ưa mạo hiểm chinh phục đỉnh Chamonix bằng cách đi bộ đường trường trên tuyết. Trong suốt hành trình bạn có cơ hội chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp ở đây.
Khám phá quá trình làm đường trượt tuyết
Bạn muốn biết những đường trượt tuyết tuyệt đẹp được làm như thế nào? Hãy trải nghiệm công việc của những người làm đường trượt tuyết vào ban đêm tại dãy núi Sierra Nevada ở Mỹ. Trong khi những người trượt tuyết đang ngủ, bạn có thể lên đỉnh núi cao 3.300m để ngắm bình minh.
Tắm khoáng ở Andorra
Suối nước nóng giàu lưu huỳnh Caldea ở Andorra là bể bơi nước nóng tự nhiên lớn nhất ở Nam Âu. Với chiều dài hơn 6.000m, du khách có thể thoải mái tận hưởng dòng nước tinh khiết giàu khoáng chất ở đây. Giá vé rẻ nhất chỉ hoảng 30 USD/3 giờ.
Theo Danviet
Hà Nội nắng nóng trong mùa đông
Không khí lạnh tràn về không đủ nhanh và mạnh để nền nhiệt Hà Nội xuống thấp, khiến những ngày qua ở Thủ đô "nóng như mùa hè".
Đã vào đông, nhưng gần tháng nay, người Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung cảm giác như đang mùa hè, nhất là vào buổi trưa khi trời nắng chang chang, nhiệt độ ban ngày có lúc lên đến 28-30 độ C, ban đêm cũng đạt 20 độ C. Số đợt rét với mức nhiệt thấp nhất 13-14 độ C chỉ diễn ra phổ biến trong thời gian ngắn, chủ yếu vào đêm và sáng sớm.
Nhiệt độ lúc 13h hôm nay ở khu vực nội thành Hà Nội là 28 độ C, ba tiếng sau mức nhiệt này không thay đổi. Bê tông hóa, cây xanh ít với lượng phương tiện giao thông nhiều càng khiến nhiều người thấy oi bức, ngột ngạt.
Lý giải về điều này, giáo sư Phan Văn Tân (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) cho biết, do không khí lạnh yếu và di chuyển chậm trên một quãng đường dài qua lục địa châu Á có nền nhiệt cao hơn, nên không đủ mạnh để nhiệt độ miền Bắc hạ thấp.
Hà Nội mùa đông năm 2016 đang nắng nóng như... mùa hè. Ảnh: Ngọc Thành
Theo giáo sư Tân, tất cả các đợt không khí lạnh ở Việt Nam đều xuất phát từ áp cao lạnh Siberia (Nga) tràn xuống. Để tạo nên một đợt rét đậm thì áp cao lạnh siberia phải có cường độ mạnh và đi với tốc độ nhanh trong quá trình di chuyển đến Việt Nam.
"Áp cao Siberia là một bộ phận chi phối hoàn lưu khí quyển mùa đông, tác động đến khí hậu và thời tiết Việt Nam. Cường độ và phạm vi hoạt động của nó thay đổi qua các năm. Theo xu thế nóng lên toàn cầu, sự biến động đó có biểu hiện mạnh hơn", ông Tân nói và cho rằng dù Hà Nội nóng hơn bình thường nhưng vẫn nằm trong quy luật mùa trong năm.
Theo nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp, xu thế thời tiết những năm gần đây vào mùa đông là số ngày trời lạnh, rét đậm rét hại giảm đi, nhưng số ngày rét sâu không giảm, thậm chí một số vùng nhiệt độ còn xuống thấp kỷ lục và xuất hiện tuyết. Nền nhiệt biến động mạnh, tức là có ngày rét "cắt da cắt thịt", có ngày nóng "không thể thở".
Quan điểm của giáo sư Tân nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia khí tượng khác. Nói thêm về nguyên nhân nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, các nhà khoa học cho rằng, đó là do trong ngày bức xạ mặt trời đốt nóng bề mặt đất, lớp không khí sát mặt đất nhận được năng lượng bức xạ nhiệt nên nóng lên; còn ban đêm vì không được đốt nóng nên mặt đất sẽ phát xạ, nhiệt độ "nguội dần" và hạ thấp.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định, trong các tháng 7-8/2016, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm tư 0,5-1 độ C. Từ tháng 9 đến tháng 12/2016, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
Miền Bắc sắp đón đợt rét mới
Cơ quan khí tượng cho biết, khối không khí lạnh đã tiến sát biên giới phía Bắc. Từ đêm mai, Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-18 độ C, vùng núi 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 12 độ C. Gió mùa đông bắc kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên từ ngày 14-17/12, từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có mưa to với tổng lượng trên 200 mm đợt, riêng Đà Nẵng - Phú Yên mưa 300-400 mm/đợt. Trên các sông thuộc khu vực này có khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Phạm Hương
Theo VNE
Mùa đông năm nay, Hà Nội có tuyết rơi? Tuyết bất ngờ rơi vào mùa đông năm trước, nhiều người đang háo hức chờ đợi xem mùa đông nay, Hà Nội có tuyết rơi hay không? Mùa đông năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam ghi nhận có đến 28 địa phương có tuyết rơi (ảnh minh họa) Theo các chuyên gia khí tượng, năm 2015, El Nino đạt...