Những “điểm hẹn” mùa hè
Cao Bằng đang bắt đầu bước vào cao điểm vụ hoa và thu hoạch trái cây mùa hè, một số nhà vườn đã mở cửa cho khách du lịch đến tham quan.
Đến nay, một số nơi trở thành điểm hẹn du lịch khi đến mùa hoa quả như: vườn hoa hướng dương Đoàn Thu Trà, vườn nho hạ đen Ánh Dương (Thành phố), vườn hoa cẩm tú cầu tại Trang trại cá hồi Phja Đén, xã Thành Công (Nguyên Bình)…
Hình thức kinh doanh này đang có xu hướng lan rộng tại khu vực nông thôn, những trang trại, nông trại, nhà vườn có nhiều trái cây, hoa đẹp, giao thông thuận lợi. Ngoài ra, một số nhà vườn còn tự cải tạo vườn trái cây, vườn rau xen lẫn vườn hoa, ao cá, đồi chè… thu hút khá đông khách du lịch đến tham quan.
Độc đáo vườn hoa cẩm tú cầu
Vườn hoa cẩm tú cầu tại Trang trại cá hồi Phja Đén (Nguyên Bình) bên hồ cá xanh ngắt. |
Cách trung tâm Thành phố khoảng 70 km, vườn hoa cẩm tú cầu nằm trong Trang trại cá hồi Phja Đén xây dựng từ năm 2007, đây là một trong những đối tác của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với cảnh quan hồ nước, miếu, vườn hoa, cây cảnh, là một địa điểm đẹp cho khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn.
Khí hậu mát mẻ quanh năm của Phja Đén khiến khu vực này trở thành miền đất lý tưởng cho loại hoa ưa lạnh cẩm tú cầu sinh trưởng và phát triển. Từ tháng 5 – 7 hằng năm, vùng đất này lại được “lột xác”, bước vào giai đoạn đẹp nhất với những đóa cẩm tú cầu nở rộ và thu hút lượng lớn du khách đến tham quan.
Video đang HOT
Vườn hoa hướng dương khổng lồ
Du khách tham quan, chụp hình tại vườn hoa hướng dương (Thành phố). |
Thuộc xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố), nông trại Trường Anh với vườn hoa hướng dương khổng lồ đang nở rộ cả một góc trời là tọa độ “sống ảo” được các bạn trẻ “truy lùng” gần đây. Chị Đoàn Thu Trà, chủ nông trại cho biết: Đây là năm đầu tiên nhà vườn đem giống hoa hướng dương khổng lồ về trồng tại Cao Bằng và được du khách ủng hộ. Chỉ sau một tuần mở cửa vườn, lượng khách đến vườn đạt trên 1.000 lượt. Dự kiến vườn mở cửa thêm 3 tuần nữa để đón du khách đến tham quan.
Bên cạnh vườn hướng dương, nông trại còn có dưa lê, dưa lưới phục vụ nhu cầu trải nghiệm thu hoạch, thưởng thức ngay tại vườn. Ngoài ra, nhà vườn dựng thêm các mô hình xích đu, ghế tre, giàn gỗ, bậc thang, bán đồ uống và mở dịch vụ cho thuê trang phục vintage, phụ kiện chụp ảnh sống ảo, hứa hẹn là địa điểm du lịch tại Thành phố khó bỏ lỡ trong mùa hè năm nay.
Vườn nho Ánh Dương
Du khách checkin tại vườn nho Ánh Dương (Thành phố). |
Với diện tích khoảng 3.000 m 2, vườn nho Ánh Dương xóm Nà Quác, tổ 10, phường Đề Thám (Thành phố) trở thành điểm du lịch mới hấp dẫn. Hiện nay, vườn nho đã chín mọng, trĩu cành và đang được nhà vườn chăm sóc cẩn thận để đón du khách đến tham quan. Vườn nho được trồng từ năm 2019 với 4 loại nho: hạ đen, sữa, lan ngọc, ngón tay. Bên cạnh hiệu quả kinh tế cao từ cây nho mang lại, chủ vườn bắt đầu phát triển thêm mô hình kinh doanh tham quan vườn nho kết hợp với bán sản phẩm nho.
Với mô hình đón khách du lịch sinh thái vườn có thu phí và bán sản phẩm “giá nhà vườn” sẽ đem lại lợi ích cho cả nhà vườn và khách du lịch; đây là hướng đi tích cực giúp nhà nông tiêu thụ sản phẩm. Để mô hình du lịch sinh thái nhà vườn phát triển bền vững cần có sự quy hoạch hợp lý, sự liên kết giữa những hộ nông dân làm vườn để tận dụng luân chuyển mùa vụ của các loài hoa, cây ăn quả, tạo thêm dịch vụ phục vụ du khách tham quan, xây dựng thương hiệu cho hoa quả Cao Bằng và du lịch sinh thái nhà vườn.
Đầm Thị Tường điểm hẹn du lịch chưa được đầu tư của Cà Mau
Đầm Thị Tường là điểm du lịch sinh thái lý tưởng khi du khách đặt chân đến Cà Mau. Mặc dù chưa được đầu tư bài bản nhưng lượng khách tìm về đầm nước tự nhiên lớn nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khá đông.
Đến tham quan đầm Thị Tường, du khách sẽ được một số hộ dân đang khai thác du lịch sinh thái dùng vỏ lãi đưa đi. Du khách sẽ tận hưởng được nét hoang sơ, cảnh quan nên thơ, mênh mông nước của đầm. Bên cạnh đó, là cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương với các nghề truyền thống: chài, lưới, nò, đó, vó, lú... để đánh bắt cá, cua, tôm, mực, rẹm... Đó vừa là nghề để bà con mưu sinh cũng là sản phẩm du lịch để phục vụ du khách.ds end in
Đầm Thị Tường có cảnh quan thiên nhiên đẹp
Được tạo nên từ sự bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch của ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau, đầm Thị Tường có diện tích khoảng 700ha, được phân chia thành: đầm trên, đầm giữa và đầm dưới. Đầm Thị Tường là khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Cà Mau. Tại đây, có rất nhiều loại hải sản, đặc biệt, có những loài mang nét đặc trưng riêng của đầm như: cá vồ chó; lịch huyết. Nghề nuôi sò huyết phát triển tự phát tại đầm nhiều năm qua, cũng góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm, ẩm thực để phục vụ du khách.
Ông Trần Minh Trí, du khách khi đến tham quan đầm chia sẻ: "Tôi đến đây thưởng thức nét phong cảnh của vùng sông nước miền Tây, rồi ăn được những món lạ của quê hương này. Xuống đây tôi cũng được nghe kể về truyền thống lịch sử tại đầm Thị Tường".
Vùng đất hoang sơ quanh đầm Thị Tường ngày xưa chính là nơi che chở cho lực lượng cách mạng. Nơi đây đặt cơ quan đầu não của phong trào cách mạng vùng nông thôn Cà Mau giai đoạn 1960-1975. Điểm đứng chân của Tỉnh ủy Cà Mau được đặt tại ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân.
Ngày nay, ven đầm có Khu căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước được xây dựng khang trang. Khu Căn cứ Tỉnh ủy đang là công trình văn hóa, lịch sử có nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn, giáo dục truyền thống cách mạng địa phương. Từ năm 2007, Khu Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Khu căn cứ cũng trở thành điểm tham quan nổi bật khi du khách tìm về.
Các hộ làm du lịch tự phát tại đầm thu hút được khoảng 10.000 lượt khách mỗi năm
Bà Lê Hoàng Yến - người dân ở Phường 5, TP.Cà Mau cho biết khi đến tham quan bà được thuyết minh về lịch sử, truyền thống đấu tranh của con người vùng đất này: "Đến đây trải nghiệm, tôi thấy có nét riêng là truyền thống lịch sử, tái hiện việc ngày xưa các cô, các chú đi kháng chiến. Đến ăn những đặc sản của nơi này tôi cũng rất thích".
Tại đầm Thị Tường hiện có một hợp tác xã (HTX) và một hộ dân khai thác, đưa khách trải nghiệm du lịch. Mặc dù làm tự phát, chưa được đầu tư bài bản nhưng lượng khách đến đầm hàng năm ước khoảng 10.000 lượt người. Ông Nguyễn Đức Thông - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, cho biết: "Xã xác định du lịch là ngành công nghiệp không khói. Từ lợi thế có được, xã tập trung thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trên đầm gắn với Khu di tích của Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, xã đã thành lập được HTX để khai thác du lịch tại đầm. Qua đánh giá, một năm riêng địa bàn xã có khoảng 5.000 lượt du khách đến tham quan".
Với cảnh quan thiên nhiên nên thơ vùng sông nước, cùng với Khu Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước tọa lạc, rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, khai thác du lịch tại đầm chủ yếu tự phát và chưa được đầu tư bài bản.
Galina Lake View - Điểm hẹn thanh xuân Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 10km, Khu du lịch sinh thái Galina Lake View - hồ Kênh Hạ (xã Phước Đồng) là điểm đến mới của thành phố biển. Du khách đến đây sẽ được hòa mình trong khung cảnh yên bình với mặt hồ trong veo, tiếng chim hót líu lo, những thảm cỏ xanh mướt... Chiếc thuyền nằm bên...