Những điểm giữ xe “chui” trong khu đô thị ở Hà Nội, Kỳ1: Điểm giữ xe “nuốt” sân chơi
Sau khi TP Hà Nội thu hồi giấy phép của 162 điểm trông giữ xe ở một số tuyến phố thì xuất hiện ngày càng nhiều điểm trông giữ xe trái phép ở các ngõ nhỏ. Bên cạnh đó, có những điểm trông giữ xe “chui” ẩn mình trong các KĐT.
Một số bạn đọc ở khu đô thị (KĐT) Định Công gọi điện đến Đường dây nóng 0915544455 báo PL&XH phản ánh, phía sau tòa nhà CT1A trong KĐT này đang bị chiếm dụng để làm điểm trông giữ xe trái phép. Mặc dù đã nhiều lần người dân kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng công tác xử lý hời hợt khiến điểm trông giữ xe này ngang nhiên tồn tại trong nhiều tháng qua.
Lần theo địa chỉ bạn đọc phản ánh, PV tận mắt chứng kiến hàng chục chiếc xe ôtô được xếp thành hàng lối tại sân dưới chân tòa nhà CT1A, giáp đường vành đai 2,5. Phía trong tiếp giáp với tòa nhà có một ki-ốt đủ kê chiếc giường cho 1-2 người nằm. Trên ki-ốt lại dán chữ: “Trực ban tòa nhà”. Nhưng khi hỏi người đàn ông sống trong tòa nhà này thì hầu hết không ai biết những người làm nhiệm vụ “trực ban” kia là ai. Là người có “nhu cầu” gửi xe, tôi đã dễ dàng tìm gặp “chủ sở hữu” của điểm trông giữ xe trái phép này. Một người làm nhiệm vụ trông giữ xe tên Tùng cho biết: “Giá giữ 1 chiếc Inova (theo “nhu cầu” của PV) là 700.000 đồng/tháng, có hợp đồng đầy đủ. Nếu anh có nhu cầu gửi xe thì liên hệ với anh Tuấn để làm thủ tục hợp đồng”.
Nhà điều hành điểm trông giữ xe “ẩn mình” dưới mác là nhà trực ban. Ảnh: Nguyễn Khuê
Thông qua số điện thoại anh Tùng cung cấp, tôi đã liên lạc được với anh Tuấn để làm thủ tục hợp đồng trông giữ xe. Sau cuộc điện thoại hẹn hò, anh Tuấn đã đồng ý gặp để cho tôi xem mẫu hợp đồng và thống nhất về giá cả. Trong cuộc gặp ngắn ngủi, tôi được biết anh Tuấn có họ tên đầy đủ là Bùi Văn Tuấn, với chức vụ Tổ trưởng tổ dịch vụ trông giữ xe CT1A Định Công. Bản hợp đồng trông giữ ôtô gồm 6 Điều, nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của 2 bên. Tìm hiểu về xuất xứ của điểm trông giữ này, anh Tuấn đã không ngần ngại “nói thật” với PV: “Điểm này là mình thuê lại sân của tòa nhà rồi đầu tư làm đấy chứ”. Như vậy đã có cơ sở để khẳng định “chủ sở hữu” của điểm trông giữ xe này chính là anh Bùi Văn Tuấn, người có chức vụ Tổ trưởng tổ trông giữ xe (Ghi trong bản hợp đồng). Trong hợp đồng ghi rõ “Hợp đồng trông giữ ôtô: Điểm trông giữ xe CT1A Định Công”.
Sau khi đã gặp được người cần gặp, tôi viện cớ tham khảo giá cả và về thống nhất với vợ rồi sẽ quay lại làm thủ tục gửi xe. Còn “ông chủ” của điểm trông giữ xe trái phép này tiễn tôi ra về với thái độ ân cần và tràn trề hy vọng: “Cậu cứ nghiên cứu kỹ đi. Giá làng cả rồi, cậu có gửi ở đâu thì cũng thế thôi mà. Lúc nào OK thì đánh xe qua nhé”.
Một ngày sau đó, PV liên lạc với anh Tuấn để làm việc. Khi hẹn gặp để sử dụng dịch vụ gửi xe thì anh Tuấn sẵn sàng nhận lời, nhưng gặp để làm việc về điểm trông giữ xe do mình quản lý thì anh ta lại… “đá bóng”: “Tôi chỉ là người làm thuê cho Ban quản lý tòa nhà. Nếu anh muốn làm việc thì đề nghị anh liên hệ với Ban quản lý…”.
Một điểm trông giữ xe bỗng dưng xuất hiện khiến người dân phải ngạc nhiên. Bởi nó không đơn thuần là điểm trông giữ xe hoạt động trái với quy định của TP Hà Nội, gây mất trật tự trong khu dân cư, làm mất mĩ quan một KĐT. Điểm trông giữ này còn là chướng ngại vật cho công tác cứu hộ, cứu nạn, PCCC… của tòa nhà CT1A Định Công. Nếu chẳng may có vấn đề xảy ra trong tòa nhà này thì các phương tiện tham gia cứu hộ hoặc PCCC chỉ có nước là… đứng nhìn bên ngoài, vì bị điểm trông giữ xe chắn mất lối vào.
Video đang HOT
Những người dân ở đây cho biết, điểm trông giữ xe này được manh nha hình thành từ khoảng tháng 2-2012. Những người khai thác điểm đỗ còn sử dụng cả lưới thép B40 để quây vùng bảo vệ. Khi đó, ngoài việc khai thác điểm đỗ, một số người còn làm một bãi rửa xe ngay từ nguồn nước máy của tòa nhà. Đến tháng 4-2012, nhiều người dân trong tòa nhà khiếu nại lên Ban quản lý và UBND phường thì hàng rào lưới thép và bãi rửa xe mới được dỡ bỏ. Mặc dù đã có những văn bản làm việc giữa cán bộ địa phương với người dân, và Quyết định dẹp bỏ điểm trông giữ xe trái phép trong KĐT đã được UBND phường ban hành, nhưng việc khai thác điểm đỗ vẫn ngang nhiên tồn tại.
Khi bức xúc của người dân dường như lên đến đỉnh điểm, những người có trách nhiệm của phường và ông Tổ trưởng tổ dân phố mới “tung” lời hứa hẹn trước dân: “Hạn cuối cùng là 15-5-2012 điểm trông giữ xe trái phép này sẽ dừng hoạt động. Nếu chủ bãi không chấp hành thì các cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế…”. Cái ngày “hạn cuối” đó đã đến từ cách đây hơn 2 tháng, song điểm trông giữ xe trái phép này vẫn tiếp tục hoạt động mà không hề có động thái gì của các cơ quan chức năng?
Tại Điều 17, Nghị định 34-CP/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được duyệt.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Vi phạm điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Vi phạm điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo PLXH
Hà Nội: Các bãi trông xe 'lạ' ngang nhiên hoạt động
Dù quyết định cấm các bãi trông xe trái phép của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành đã lâu nhưng đến nay, trên nhiều tuyến phố vẫn còn rất nhiều những bài trông giữ xe trái phép công khai hoạt động.
Trụ sở của một UBND phường mới chuyển đi được tận dụng làm bãi trông giữ xe ô tô.
Một bãi gửi xe tự phát trong một con ngõ nhỏ, trước cửa bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng trên đường Giải Phóng.
Một lán nhỏ được dựng lên để làm nơi trông xe trên phố Hoàng Tích Trí.
Bãi gửi xe ngay trên lòng đường ở phố Xã Đàn.
Những gian hàng quần áo chật chội nhưng vẫn được tận dụng làm bãi trông xe trên phố Xã Đàn.
Dịch vụ đa năng vừa bán xăng vừa nhận trông xe trái phép trên vỉa hè.
Bãi trông xe trái phép ở ngay khu chợ đêm phố Hàng Đào.
Một điểm trông giữ xe của công ty TNHHTM và dịch vụ Hạnh Ly. Giá vé bị tẩy xóa để đẩy lên cao hơn giá quy định.
Theo VietNamNet
Dân cần có chỗ giữ xe TP.HCM và Hà Nội đang đẩy nhanh việc chấm dứt tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè làm điểm đậu, giữ xe. Thực tế cho thấy người dân cũng như chính quyền cơ sở còn không ít băn khoăn khi triển khai chủ trương này. Xe máy để tràn xuống lòng đường tại một quán cà phê trên đường Trần Kế Xương,...