Những điểm giải trí cuối tuần thú vị tại Hà Thành
Những ngày cuối tuần đầu tiên của tháng tư tại Hà Nội tiếp tục diễn ra khá nhiều chương trình và sự kiện văn hóa giải trí nổi bật.
Những điểm đến thú vị
Hà Nội chào đón tháng tư bằng cái nắng gay gắt. Có lẽ cái nóng này không ủng hộ việc rong ruổi theo những con phố để khám phá những nét đẹp thường ngày. Vì thế đến những khu vui chơi trong nhà, siêu thị tại các trung tâm thương mại lớn sẽ là lựa chọn thú vị để tránh nóng.
Hà Nội tháng 4 – Mùa hoa loa kèn (ảnh: Tiền Phong)
Buổi tối, rong chơi trên các tuyến phố đi bộ cũng có thể là gợi ý hay cho những nhóm bạn trẻ, những cặp đôi, hay những người yêu cảnh sắc và sự nhộn nhịp của Thủ đô. Dạo chơi mua sắm những món vật dụng nho nhỏ trên con phố sầm uất Hàng Ngang, Hàng Đào, nhâm nhi cốc bia, ly trà tranh trên con phố Tạ Hiện để giao lưu với các bạn trẻ khắp nơi hay những vị khách ngoại quốc. Thưởng thức những màn trình diễn nghệ thuật không chuyên, nghệ thuật truyền thống đặc sắc trên phố Hàng Buồm, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây… cực kì thu hút.
“Hội Chợ Sinh Viên Hà Nội (SVFair)” là nơi các bạn trẻ, học sinh sinh viên thả ga mua sắm những món hàng độc đáo đậm chất sinh viên. Hội chợ cũng có các gian hàng ẩm thực, chương trình nghệ thuật độc đáo và những trò vui chơi tập thể không kém phần sôi động. Diễn ra vào thứ 7 và chủ nhật ngày 4&5 tháng 4 năm 2015 tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ.
Triển lãm “Ngày thứ 8, đây là triển lãm của nhóm các tác giả, họa sỹ nữ của Hà Nội, với những sáng tạo đương đại độc đáo rất thu hút người quan tâm. Được diễn ra từ 26/3 đến ngày 25/4 tại khách sạn Sofitel Plaza.
Chương trình giải trí hấp dẫn
Vào tối 4-5/4, tại rạp Hồng Hà sẽ trình diễn tác phẩm “Những thành phố nhập cư: Hà Nội”. Đây là một dự án phim tư liệu âm nhạc nhà hát, đề cập tới sự tan rã của các mối quan hệ với truyền thống do việc đô thị hóa mang lại. Là những lời tâm sự của ông Lưu Ngọc Nam, diễn viên kiêm nhà thiết kế trang phục Tuồng mang lại những nét tinh tế của nghệ thuật truyền thống trong không gian thành thị ngày một đổi thay.
“Tam tấu Vivo đến từ Đan Mạch” biểu diễn nhạc thời kì lãng mạn, với các Nghệ sỹ khách mời: Nguyễn Mỹ Hương (violon) và Nicolaj Moeller Nielsen (viola). Buổi hòa nhạc diễn ra lúc 20g tối thứ 7 ngày 4 tháng tư tại Viện Goethe. Họ sẽ chơi hai tác phẩm của Johannes Brahms và Robert Schumann, hai nhà soạn nhạc tên tuổi của dòng nhạc lãng mạn Đức, cũng như một tác phẩm của nhà soạn nhạc người Đan Mạch Rued Langgaard và một bản tango của Astor Piazolla.
“Liên hoan Âm nhạc Quốc tế (IMF) 2015″ là chuỗi các buổi hòa nhạc từ thiện được tổ chức trên khắp 70 thành phố trên thế giới, giới thiệu các nghệ sĩ địa phương và tiềm năng. Chương trình diễn ra lúc 20g tối thứ 6, ngày 3 tháng tư tại Hà Nội Rock City.
Video đang HOT
Liveshow ca nhạc “14 năm nhớ Trịnh Công Sơn” diễn ra tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô là đêm tưởng nhớ đến cố nhạc sĩ tài hoa, biểu tượng âm nhạc rất được công chúng trong và ngoài nước yêu mến. Đêm nhạc sẽ trình diễn các tác phẩm quen thuộc và rất nổi tiếng của cố nhạc sĩ dưới sự thể hiện của những tên tuổi ít nhiều gắn bó với các tác phẩm của ông như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Tuấn Phương, Minh Hiền, Phạm Trang.
Sân khấu kịch nhà hát tuổi trẻ những ngày cuối tuần vẫn liên tục sáng đèn với các vở hài kịch và chính kịch rất được yêu thích của nhà hát. Bên cạnh vở kịch mang đề tài tâm lý xã hội “Biến dạng”, sẽ là những vở hài kịch, chùm hài kịch “Xóm Hóng, “Đàn ông cũng khóc”, những sự lựa chọn giải trí cho khán giả yêu nghệ thuật sân khấu kịch thủ đô.
Rạp chiếu phim tiếp tục rộn ràng với hàng loạt bộ phim hay và hấp dẫn. Tuần này điện ảnh Việt Nam ra mắt “Dịu dàng” một tác phẩm điện ảnh của nhà sản xuất Trần Trọng Dần với sự tham gia của ngôi sao Dustin Nguyễn và diễn viên trẻ Thanh Tú. Diễn biến câu chuyện là mối tình bí ẩn đầy xung đột giữa cô gái trẻ tên Linh và ông chủ tiệm cầm đồ tên Thiện. Thêm một tác phẩm nữa của điện ảnh trong nước rất đáng để lựa chọn trong dịp cuối tuần, để khám phá và ủng hộ những sáng tạo của nghệ sĩ nước nhà.
Tuần này rất nhiều phim của điện ảnh Hollywood hay và đa dạng về đề tài giúp khán giả có thêm nhiều lựa chọn. Những phim như “Những kẻ nổi loạn”, “Ám ảnh bóng đêm”, “Thuyết yêu thương”, “Lọ Lem”, “Siêu lừa đảo”… vẫn đang chinh phục khán giả trong nước.
“Fast and Furious 7″ đã ra rạp, ngoài những tên tuổi quen thuộc như Vin Diesel, Michelle Rodriguez và Jordana Brewster, phần 7 có thêm sự góp mặt của Jason Statham, cũng như những hình ảnh cuối cùng của ngôi sao đoản mệnh Paul Walker như một lời chia tay đối với khán giả yêu mến anh.
Hữu Đông
Theo Dantri
Những phong tục Tết độc nhất vô nhị chốn Hà thành xưa
Có những phong tục Tết độc nhất vô nhị chốn Hà thành xưa nay đã dần mai một, thậm chí không còn lưu giữ.
Những phong tục Tết của người Hà Thành xưa ít nhiều đã phai nhạt, thậm chí không được lưu giữ nữa.
" Không thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Người Tràng An nổi tiếng thanh lịch và tinh tế, biết lựa chọn những nét đặc sắc và lắng đọng nhất của tất cả các vùng miền trên cả nước để kết tinh lại những giá trị văn hóa riêng cho xứ Kinh Kỳ. Những phong tục, tập quán Tết của người Hà Thành xưa thể hiện đậm nét những nét tinh hoa ấy, tuy vậy giờ đây trước những đổi thay của thời cuộc, những dấu ấn đó ít nhiều đã phai nhạt và không được lưu giữ nữa.
Đầu năm bói kịch
Xưa kia, cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hà Thành lại nô nức kéo nhau đến sân khấu để xem nghệ thuật truyền thống tuồng, chèo... và cũng để "bói" vui một quẻ đầu năm, đoán tài lộc của bản thân và gia đình trong năm mới. Bắt đầu từ chiều ngày mùng 1 Tết đến hết rằm tháng giêng, các rạp hát luôn tấp nập kẻ vào người ra, ai nấy cũng đều mang một tâm trạng phấn khởi và tươi vui. Trong những ngày đó, các rạp không đề tên vở diễn, diễn viên, thời gian diễn... mọi việc đều để rất tự nhiên. Khách vào rạp ngẫu nhiên mới biết đang diễn vở gì, có người vào lúc giữa vở, gặp phân cảnh nào rồi theo đó mà tự luận bàn bản thân trong năm mới sẽ gặp những điều như thế. Có người cầu kỳ hơn chờ đến cuối vở, lên cánh gà sân khấu nhờ những thầy tướng số xem tuổi tác và từ những điều đã xem đã gặp trong vở diễn luận ra việc hung cát trong năm cho gia chủ.
Nắm bắt được tâm lý của người xem, nên trong dịp Tết các rạp chỉ diễn những vở, trích đoạn mang nội dung đầm ấm hạnh phúc, đoàn viên. Chủ yếu diễn những trích đoạn với nội dung vui tươi, hài hước, có hậu của ba vở: Quan Âm Thị Kính, Phân Trần, Kiều. Nên các thầy bói luôn nói đến những điều tốt đẹp, hạnh phúc, hỷ sự cho các gia chủ, họ trao đổi với nhau thoải mái, vui vẻ. Tất cả khách khi ra khỏi rạp đều mang một tâm trạng phấn khởi, tràn đầy hy vọng vào một năm mới tốt đẹp đang chờ đợi phía trước.
Ảnh minh họa. Nguồn: VTV.
Có thể thấy rằng tục bói tuồng, chèo đầu xuân là nét đẹp mang dấu ấn riêng trong văn hóa Tết của người Hà Thành xưa. Nó vừa góp phần lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật, những giá trị văn hóa đặc trưng của mảnh đất Kinh Kỳ. Tiếc rằng, trước những xu thế hội nhập, các loại hình nghệ thuật đa dạng, phong phú hơn, khiến cho người dân dần thay đổi thị hiếu của mình. Đặc biệt lớp trẻ bây giờ, những thế hệ đi sau đã không còn dành sự quan tâm, yêu thích cho nghệ thuật truyền thống: Tuồng, chèo, cải lương... nên những loại hình này đã mai một đi rất nhiều. Chính vì thế, đến nay tục xem bói tuồng hầu như đã không còn phổ biên trong dịp đầu xuân.
Tháng Giêng sắm muối, tháng Chạp mua vôi
Người Hà Thành luôn giữ một lệ là mua muối vào ngày đầu tiên của năm mới. Khi trời còn tờ mờ chưa rõ mặt người, nghe tiếng rao của người bán muối rong, mọi người dù đang bận rộn chuẩn bị cho mâm cỗ cúng gia tiên đầu năm, hay con trẻ đang ấm áp trong chăn cũng sẽ dậy theo cha mẹ ra ngoài mua một bát muối cầu may. Người ta quan niệm rằng vị của muối là sự mặn mà, gắn kết, màu của muối trắng trong là sự tinh khiết, thanh cao.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Mua muối là mua sự may mắn, mang muối vào nhà mang những điều thanh cao, tốt đẹp, rước lộc tài vào cho cả nhà và tràn đầy hy vọng rằng tình cảm của đại gia đình, anh em, bạn bè cũng gắn bó khăng khít, keo sơn, mặn mà với nhau như thế. Bởi lẽ thường có yêu quý nhau mới mong sự mặn mà, trong đời không gì mặn mà bằng muối. Chính vì vậy, nên bát muối không bao giờ gạt miệng, lúc nào cũng đong đầy ngọn với ý nghĩa những người đón nhận nó sẽ luôn nhận được đầy ắp yêu thương và nồng ấm.
Mua muối với ý nghĩa mua sự may mắn, nên cả người bán và người mua đều không ra giá và mặc cả, người mua luôn trả xông xênh, và thềm một phần như mừng tuổi cho người được coi là đi làm sớm nhất của năm. Cả người bán và người mua đều vui vẻ, hồ hởi và không quên dành tặng nhau những lời chúc tốt đẹp nhất đầu xuân.
Người Hà Thành xưa quan niệm, đầu năm mua muối cho mặn nồng thì cuối năm mua vôi để thu hết những điều không may, xui xẻo của năm cũ vào cho xong. Người ta cho rằng vôi là sự bạc bẽo, là những điều không may mắn, là sự đổ vỡ, nên mua vôi coi như mua những gì không tốt vào cho xong, để chuẩn bị một năm mới đón những điều tốt đẹp vào nhà. Việc mua vôi cuối năm cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế trong sinh hoạt của người dân. Mua vôi để quét lại nhà cửa, cây cối cho đỡ sâu mọc... Mua vôi để tiếp cho "ông bình vôi" trong nhà, bởi người Hà Thành xưa kia từ nam thanh nữ tú đến những người già đều ăn trầu nên mọi nhà đều để trong nhà một bình vôi, mọi người gọi là "Ông bình vôi". Người ta cũng chỉ cho "ông" ăn vào cuối năm, khi cho "ông ăn" họ hy vọng là "ông" đã thu hết những rủi ro của cả gia đình trong năm qua vào mình. Do đó, có "Ông bình vôi" trong nhà, mọi người đều nghĩ rằng ông là vật thiêng và xua đi những tà ma cho gia chủ.
Giờ đây, xứ Kinh Kỳ đổi thay sầm uất hơn rất nhiều, nhà cửa san sát nhau, cũng không còn không gian vườn tược, phần vì người Hà Thành cũng không còn ăn trầu như trước nên trong nhà không còn ông bình vôi vì thế nên không còn tục mua vôi cuối năm nữa. Tiếng rao của người bán vôi dạo giờ chỉ con trong ký ức. Có một thủa, nó từng như là tiếng rao của thời gian.
Tục mời trầu đầu năm
Người Hà Thành xưa kia, chỉ 13 tuổi đã biết ăn trầu. Dù nam thanh nữ tú hay người trung tuổi, đến những người già đều ăn trầu đầu xuân. Họ quan niệm rằng, ăn miếng trầu đầu xuân cho môi thắm, má hồng để cả năm đều "đỏ", mọi việc đều suôn sẻ, may mắn. Buổi sớm đầu năm, đạp xe ra ngõ hay đi thăm viếng nhau người ta đều bỏ những miếng trầu têm cánh phượng thật đẹp, thật ngon dắt vào nải ở lưng, để mở. Khi gặp nhau chào hỏi rồi mỗi người tự lấy trong túi nhau 1 miếng trầu thay cho lời chúc đầu năm, việc này có ý nghĩa thể hiện mối thân tình, hào sảng của bạn bè, bằng hữu dành cho nhau và hy vọng rằng một năm mới làm ăn đều gặp "vận đỏ".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Đầu năm, bất cứ một gia đình nào cũng chuẩn bị sẵn một cơi trầu cánh phượng được têm thật công phu và đẹp mắt. Khách đến nhà đầu năm được dành tặng những miếng trầu ngon nhất, họ cùng nhau thưởng thức miếng trầu với hy vọng tình cảm sẽ luôn nồng thắm, khăng khít, công việc sẽ gặp may.
Đặc biệt thiếu nữ Hà Thành xưa kia, được bố mẹ, ông bà trong nhà luôn dặn dò, dạy bảo cách têm trầu một cách tỉ mỉ, khéo léo sao cho đẹp mắt nhất. Bởi xưa kia, có lệ gia đình nào muốn chọn con dâu, đều muốn được xem cô gái têm trầu. Qua đó, người ta sẽ phán đoán tính nết của nàng dâu tương lai. Nếu cô gái bổ cau đều, quyệt vôi vừa miếng là người khéo thu vén gia đình, vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con. Miếng trầu được têm tỉ mỉ, đẹp mắt là cô gái giỏi nội trợ, quán xuyến việc nhà. Nếu trầu được têm vội vàng, vôi nhiều là người vụng về, hoang phí... Có thể thấy rằng, người Hà Thành xưa kia vừa kín đáo, vừa tinh tế, trong cách ứng xử với những người xung quanh.
Giờ đây trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong bất cứ một lễ cưới hỏi nào không chỉ ở Hà Thành mà với cả người dân Việt Nam. Nhưng tục ăn trầu đầu năm hầu như đã không còn được lưu giữ nữa. Âu cũng là những đổi thay trong văn hóa của thời cuộc. Dù rằng, miếng trầu không thể hiện sang hèn, đói no nhưng nó là một nét văn hóa,là tình cảm dành cho nhau. Tiếc rằng, đã mai một dần, đến một lúc nào đó, có lẽ tục ăn trầu chỉ còn là dĩ vãng.
Bùi Luyện
Theo_Kiến Thức
Đội mưa đi phiên chợ chỉ họp một lần trong năm Từ mờ sáng, giữa cơn mưa rét buốt, người dân nườm nượp đổ về chợ Thiều, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa để cầu may. Đây là phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần vào dịp cuối năm. Đến hẹn lại lên, đến ngày 26 tháng Chạp, người dân làng Thiều lại tổ chức phiên chợ Thiều để cầu may....