Những điểm dừng chân ở miền biên giới Châu Đốc
Đến với Châu Đốc, An Giang, mảnh đất nằm trong vùng biên giáp với Campuchia, du khách không thể bỏ qua rừng tràm Trà Sư, chợ Tịnh Biên, hay miếu Bà Chúa xứ núi Sam.
Tháng 10 là thời điểm thích hợp để bạn phượt về miền sông nước An Giang, đặc biệt là Châu Đốc. Dưới đây là một số nơi cho bạn thấy rõ nét nhất về văn hóa, con người và thiên nhiên vùng biên Châu Đốc.
Rừng tràm Trà Sư
Du khách bắt đầu đi tắc ráng vào rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Hương Chi.
Khu du lịch rừng tràm Trà Sư cách trung tâm Châu Đốc khoảng 25 km. Nếu bạn đi nhóm 3-5 người, vé giá sẽ là 65.000 đồng một người, sau đó được ngồi tắc ráng rồi chuyển qua điểm đi ghe chèo tay. Từ đây, những nhân viên chèo ghe hồn hậu sẽ chở bạn tham quan rừng tràm trong vòng 1 – 1h30 phút. Không gian xanh mát với vạt bèo ngập tràn mặt nước, trên cao là tán tràm che bóng, xung quanh còn có những con cồng cộc, cò, sếu… đi kiếm mồi.
Sau thời gian tham quan, bạn quay lại điểm trung chuyển của ghe chèo tay và tắc ráng. Khu vực này có dịch vụ ăn uống trưa. Bạn có thể thưởng thức những món lẩu, canh chua đặc trưng miền tây mùa nước nổi. Du khách muốn nhìn ngắm toàn cảnh rừng tràm thì leo lên đài quan sát ngay tại đây.
Miếu Bà Chúa xứ núi Sam
Miếu Bà nằm cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 5 km. Dù có một dịp lễ vía lớn vào 23 – 27/4 âm lịch hàng năm, miếu vẫn được nhiều người dân và du khách tới chiêm bái mỗi ngày. Ngoài tham quan kiến trúc miếu, hay phong cảnh núi Sam, du khách còn có thể mua sắm vì nơi này tấp nập người mua bán và hàng quán không kém chợ Châu Đốc.
Làng người Chăm Châu Giang
Một ngôi nhà sàn người Chăm nằm ngay cạnh bến đỗ xe buýt ở Châu Giang, Châu Đốc. Ảnh: Hương Chi.
Từ trung tâm Châu Đốc, du khách qua phà Châu Giang, giá vé là 5.000 đồng/người và xe máy. Đây là một trong những điểm dừng thú vị với những người thích tìm hiểu văn hóa, kiến trúc và con người Chăm. Không khí đời sống thanh bình, người dân vẫn còn ăn mặc trang phục truyền thống và gìn giữ nhiều nét đẹp dân tộc mình.
Video đang HOT
Tới làng Chăm Châu Giang du khách được chiêm ngưỡng các nhà thờ xây theo phong cách Hồi Giáo với thánh đường lớn, hay các ngôi nhà sàn đặc trưng văn hóa Chăm. Một số nhà trong làng còn làm bánh bông lan thủ công với khuôn đồng, kỹ thuật dùng than nóng để làm chín bánh. Nếu đi về phía Tân Châu, bạn còn tìm tới được những người gìn giữ nghề dệt truyền thống.
Thú vị nhất là dịp làng có đám cưới, bạn sẽ quan sát, tìm hiểu thêm nhiều phong tục tập quán của người Chăm.
Chợ biên giới Tịnh Biên
Chợ chỉ cách cửa khẩu hải quan hai nước khoảng 2 km. Đây là nơi buôn bán nhộn nhịp của cả người Việt và Campuchia. Đi vòng quanh chợ bạn có thể tìm được rất nhiều mặt hàng lạ mắt, không phải nơi nào cũng có như khô chuột, nhái, côn trùng… Nếu cái nắng vùng biên làm bạn mệt mỏi, các hàng chè, nước, ăn uống nằm bao quanh chợ sẽ là điểm nghỉ chân thích hợp. Một trái dừa nước lớn giá 10.000 – 15.000 đồng hoặc 5.000 – 10.000 đồng một chai nước thốt nốt sẽ xua tan mệt mỏi.
Biển chỉ dẫn hướng đi Tịnh Biên và cửa khẩu hải quan qua Campuchia. Ảnh: Hương Chi.
Theo VNExpress
Hai ngày khám phá An Giang mùa nước nổi
Tháng 9, 10 là thời điểm thích hợp để du khách về An Giang đón mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, hay tham quan núi Cấm, núi Sam và thưởng thức ẩm thực xứ mắm Châu Đốc.
An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ giáp biên giới Campuchia, có rất nhiều cảnh quan và ẩm thực độc đáo.
Thời điểm tham quan
Nếu muốn đến An Giang mùa nước nổi để ngắm thảm bèo cũng như thế giới tự nhiên xanh mát ở rừng tràm Trà Sư bạn nên đi vào tháng 10, 11. Vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch là thời gian diễn ra hai lễ hội lớn gồm hội bà Chúa Xứ núi Sam (23 - 27/4 âm lịch) và lễ hội đua bò cuối tháng 8. Các tháng 7 - 8 có mưa khá nhiều nên cần mang theo ô và trang phục phù hợp.
Mảng màu xanh mướt mắt của rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Bùi Ngọc Hà.
Phương tiện đi lại
Xe ô tô: Từ TP HCM bạn có thể mua vé ở bến xe miền Tây hoặc các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong, giá khoảng 170.000 - 200.000 đồng.
Xe máy: Châu Đốc - An Giang cách TP HCM khoảng 250 km, du khách có thể chạy xe máy để tiện tham quan. Bạn di chuyển theo quốc lộ 1 đến ngã 3 An Thái Trung (chợ An Hữu), rẽ phải rồi qua phà Cao Lãnh đi theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới. Sau đó, bạn qua phà Thuận Giang cập bờ sông Hậu tới phà Năng Gù, chạy tiếp quốc lộ 91 khoảng 30 km là tới núi Sam.
Lưu trú
Khách sạn, nhà nghỉ ở An Giang chủ yếu tập trung ở núi Sam, khu vực chợ Châu Đốc và Long Xuyên. Khu vực núi Sam khách sạn, nhà nghỉ có giá khá cao, thường chỉ có khách hành hương lưu lại. Nếu đi du lịch, bạn nên ở khu vực chợ Châu Đốc, để tiện tới các điểm tham quan vào ban ngày cũng như vui chơi và ăn uống buổi tối.
Các điểm tham quan
Rừng tràm Trà Sư: nên đi vào sáng sớm để ngắm được bèo. Nếu đi trễ quá các nhóm đi trước sẽ làm bèo dạt sang hai bên, không còn đẹp nữa. Bạn nên xuất phát khoảng 6h - 7h, để thấy từng đàn chim bay đi. Trên đường, bạn được ngắm thêm khá nhiều cảnh đẹp, các ruộng lúa chín vàng, hồ nước trong veo.
Vé tham quan là 60.000 đồngmột người với thuyền chở 4. Bạn đi xuồng máy trước, sau đó được chuyển sang thuyền chèo tay. Du khách sẽ không khỏi trầm trồ vì vẻ đẹp của thảm bèo Trà Sư. Khoảng cách từ chợ Châu Đốc tới rừng tràm Trà Sư là 30 km. Bạn nhớ leo lên đài quan sát để được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng hết khu rừng.
Hồ Tà Pạ nằm ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ảnh: Bùi Ngọc Hà.
Núi Sam: Trên đường đến Trà Sư bạn sẽ đi ngang qua cụm núi Sam. Đây là khu chùa khá trang nghiêm, nơi tổ chức lễ hội bà Chúa Xứ vào ngày 23 - 27/4 âm lịch hàng năm.
Hồ Tà Pạ: Là hồ nước hình thành do việc khai thác đá, nước trong, bên dưới là lớp rêu nên nhìn hồ khi nào cũng có màu xanh ngắt. Đến hồ Tà Pạ bạn cũng sẽ được ngắm cánh đồng lúa ở dưới chân núi, từng thửa ruộng như những tấm thảm lớn.
Núi Cấm: Vé vào cổng là 20.000 đồng một người, đi vào một đoạn bạn sẽ phải gửi xe và thuê xe ôm chở đi tham quan các điểm của núi. Giá đi lên và xuống là 80.000 đồng một người. Ở núi Cấm có nhiều thác, hồ, cây cổ thụ lớn đáng để du khách bỏ tiền và thời gian tham quan.
Búng Bình Thiên: cách Châu Đốc khoảng 30 km. Đây là một hồ nước ngọt, ở sát biên giới Campuchia. Nếu đi vào tháng 10, bạn có thể thấy đầm sen đẹp và làn nước 2 màu rõ rệt. Ở đây có một gia đình cung cấp dịch vụ thuê thuyền đi tham quan hồ và dắt đến đầm sen. Giá là 50.000 đồng một người kèm áo phao. Chỗ thuê thuyền nằm gần một ngôi chùa, bạn có thể hỏi người dân địa phương, họ sẽ chỉ đường kỹ càng.
Buổi tối ở Châu Đốc bạn hãy thử trải nghiệm ngồi xe lôi, tham quan một vòng. Du khách cần nhớ thỏa thuận giá cả trước khi đi.
Ăn uống
An Giang nổi tiếng với món bún mắm, bạn nên thử để không bỏ lỡ đặc sản vùng này. Du khách tìm ăn ở trong chợ Châu Đốc hoặc xung quanh Bồ Đề Đạo Tràng. Với bún cá, bạn có thể thưởng thức tại khu rạp hát cũ.
Ở chợ Châu Đốc bán rất nhiều món ăn vặt mà bạn nên thử như các loại bánh, chè, súp bò viên, bò leo núi, thốt nốt... Giá cả ở đây từ 20.000 đến 35.000 đồng mỗi món. Các loại bánh thường có giá rẻ hơn.
Canh cá linh, cá lóc, bông điên điển cũng là món ăn ngon ở Búng Bình Thiên mùa nước nổi. Ảnh: Nam Chấy.
Lịch trình tham khảo
An Giang chi cần đi 2 ngày là đủ tham quan hết các điểm.
Ngày 1: Tối hôm trước lên xe đi Châu Đốc, An Giang, tới nơi khoảng 5h. Ăn sáng tại chợ Châu Đốc, hỏi thuê xe máy ở khách sạn (giá thuê một xe khoảng 100.000 đồng một ngày). Xuất phát đi rừng Trà Sư, hồ Tả Pạ. Lúc quay về Châu Đốc ghé núi Cấm tham quan, tối lưu lại thị xã Châu Đốc, du ngoạn đêm bằng xe lôi.
Ngày 2: Đi núi Sam lúc sáng sớm, sau đó tới Búng Bình Thiên. Trưa về khách sạn trả phòng, ăn trưa. Chờ xe trung chuyển đón ra bến để trở về TP HCM.
Theo VNExpress
Điều cần biết khi du lịch 'vương quốc mắm' Châu Đốc Không chỉ là điểm hành hương nổi tiếng của miền tây, Châu Đốc còn có nhiều phong cảnh hữu tình và đặc sản độc đáo như thốt nốt, mắm, tung lò mò... Nằm bên ngã ba sông thơ mộng, Châu Đốc là trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian Du...