Những điểm du lịch nổi tiếng trên màn ảnh phim Việt – Phần 1
Rất nhiều những bộ phim mà được mọi người yêu thích, đi theo đó là những cảnh quay ở những địa điểm du lịch nổi tiếng khiến nơi đây trở nên đẹp và gần gũi hơn với mọi người.
1. Đồng bằng sông Cửu Long trong Đất phương Nam , Cánh đồng bất tận.
Nếu một lần đã du lịch Miền Tây, chắc hẳn bạn sẽ không quên được cảnh sông nước men theo những con đường làng là một vùng quê yên bình. Gắn liền với miền Tây Nam Bộ thì chắc hẳn bạn nghĩ đến ngay bộ phim Đất Phương Nam một thời.
Những cảnh trong phim Đất Phương Nam
Những cành đồng có bay thẳng cánh, nhưng đầm sen rộng lớn, phương tiện đi lại ngày ấy chủ yếu là ghe xuồng và vì thế mà cũng hình thành nên những khu chợ nổi. Vùng đồng sau nước lũ này tạo nên sự thành công về mặt hình ảnh cho bộ phim Cánh đồng bất tận. những cảnh quay tại Long An và Đồng Tháp Mười.
Cảnh Trong Bộ Phim Cánh Đồng Bất Tận
2. Ninh Thuận trong Dấu chân du mục , Lạc giới
Du lịch Ninh chữ, vùng Đất đầy cát, nắng và gió của Ninh Thuận, vùng đất sa mạc qua những góc quay rộng hút hồn với những cảnh đẹp hoang sơ, những đàn cừu thong dong gặm cỏ giữa đồng, những cành đồng nho mượt mà như níu chân khách du lịch Ninh Chữ, và đó chính là những cảnh quay trong bộ phim Bước Chân Du Mục, Lạc Giới…
Ninh Thuận Trong Phim Lạc Giới
Video đang HOT
Ninh Thuận Trong Cảnh trong phim Dấu Chân Du Mục
3. Phan Thiết trong Cát nóng
Khách du lịch Phan Thiết thường say lòng với biển xanh, những luồng gió biển thổi mạnh vào bờ mang hương vị mằm mặn của muối, cũng như cuộc sống yên bình của những làng chai vào mỗi buổi hoàng hôn. Và cuối năm 2012 đạo diễn Lê Hoàng ra mắt bộ phim Cát Nóng, đã thể hiện lên được cuộc sống chân thực và sống động.
Bình Thuận trong phim Cát Nóng
4. Đà Lạt trong Dốc tình
Là một vùng đất trong cao nguyên Lâm Viên, không khí mát lạnh dìu dịu, khung cảnh lãng mạn cùng những cành đồng hoa rộng ngút ngàn, những điều chỉ đơn giản ấy nhưng làm bạn xao xuyến mỗi khi đến du lịch Đà Lạt.
Đà Lạt trong phim Dốc Tình
Nếu đã xem qua bộ Phim Dốc tình ắt hẳn bạn sẽ thấy một Đà Lạt thật đẹp với những con dốc uốn lượn, những đồi thông miên man liên tiếp nhau, hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu hay nhà ga Đà Lạt trăm tuổi… Nó trở nên thơ mộng và huyền bí.
Ngôi làng 'cầu tõm' lộ thiên ngay gần điểm du lịch nổi tiếng trên sông
Từng có phong cảnh sông nước hữu tình đủ điều kiện để phát triển du lịch nhưng hàng nghìn nhà vệ sinh lộ thiên của các hộ dân ở tỉnh Nam Kalimantan (Indonesia) đang gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nơi đây.
Mỗi khi chị Ramjaena muốn đi vệ sinh, việc đầu tiên cần làm là để ý xem có ai đi lại xung quanh không.
Giống như hầu hết cư dân của làng Paku Alam nằm trên phụ lưu sông Martapura, nhà của Ramjaena được xây theo kiểu nhà sàn, nổi ngay trên mặt nước.
Chị Ramjaena đứng bên cạnh nhà vệ sinh nổi của gia đình. Ảnh: CNA
Trước nhà sẽ là một lối đi nhỏ bằng gỗ dẫn đến một nhà vệ sinh rộng 1,5 mét vuông bằng gỗ cứng, cũng được dựng theo kiểu nhà sàn.
Một mảnh vải được sử dụng thay thế cho cánh cửa lắp sẵn để tạo sự riêng tư khi Ramjaena hoặc các thành viên trong gia đình phải sử dụng nhà tiêu. Chất thải của họ sẽ rơi trực tiếp xuông sông.
Ở tỉnh Nam Kalimantan của Indonesia, có khoảng 150 con sông và hàng nghìn nhà tiêu như vậy. Người dân địa phương thường gọi chúng là "nhà vệ sinh nổi".
Đây được coi là một trong những vấn đề nan giải của khu vực có hơn 4 triệu dân khi việc sử dụng những cầu tiêu như vậy đang làm ô nhiễm nguồn nước, mạch sống của cư dân.
Ramjaena và những người dân khác trong làng cho biết họ cũng không hề thoải mái khi phải sử dụng những "nhà vệ sinh lộ thiên" như vậy nhưng không còn lựa chọn nào khác vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Các nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi chính phủ xem xét vấn đề và có những hành động thích hợp. Tuy nhiên, để thay đổi điều này hoàn toàn không dễ dàng.
Kisworo Dwi Cahyono, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ (NGO) Walhi South Kalimantan cho biết, trong lịch sử, Nam Kalimantan và thủ phủ cũ của nó là Banjarmasin vốn là nơi có rất nhiều sông và nhánh sông.
Nhiều người ở Nam Kalimantan theo truyền thống sống gần các con sông. Ảnh: CNA
"Điều này có nghĩa là về mặt văn hóa và truyền thống, người dân luôn gắn với sông nước, có thói quen sinh hoạt trên sông như tắm, đi tiểu và đại tiện, thậm chí đi lại bằng thuyền", Cahyono nói.
Hanifah Dwi Nirwana, người đứng đầu cơ quan môi trường tỉnh lưu ý rằng hầu hết người dân dọc các con sông ở Nam Kalimantan đã phải sử dụng các nhà vệ sinh nổi trong nhiều năm qua. Đó là một phần trong lối sống truyền thống của Nam Kalimantan, vì người dân có thói quen giặt quần áo trên sông và hòa đồng với xóm làng.
Bà cho biết, thậm chí chính quyền địa phương cũng không biết chính xác số hộ dân như vậy.
Vào buổi sáng, dân làng tắm trên sông Martapura hoặc chèo thuyền tới chợ nổi Lok Baintan - địa điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: CNA
Tuy nhiên, theo một số người dân ở làng Paku Alam, việc tiếp tục sử dụng "cầu tõm" không phải do lối sống xa xưa. Đơn giản họ không đủ tiền để xây nhà vệ sinh trong nhà.
Để xây nhà vệ sinh trong nhà, số tiền cần chi ra là 5 triệu rupiah (333 USD). Con số này cao hơn thu nhập hàng tháng của dân làng (khoảng 3 triệu rupiah). Và với gia đình có vợ chồng làm nông, phải nuôi 4 đứa con như Ramjaena, điều này là không khả thi.
Ông Idup cho biết việc xây nhà vệ sinh khép kín vượt quá khả năng kinh tế của người dân. Ảnh: CNA
Idup, người cũng sống ở Paku Alam, nói với CNA ông chỉ có đủ khả năng để làm một nhà vệ sinh nổi.
"Tôi đợi cho đến khi xung quanh yên tĩnh mới dám sử dụng", người nông dân ngoài 70 tuổi cho biết.
Dù khó chịu, Idup và Ramjaena cũng còn sướng hơn nhiều người làng khác. Vì điều kiện thiếu thốn, nhiều gia đình còn phải góp tiền để xây chung nhà vệ sinh nổi. Điều này thực sự bất tiện khi nhiều người có nhu cầu cùng lúc.
Khám phá những điểm du lịch nổi tiếng của Lào Đến với quốc gia láng giềng Lào, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những công trình kiến trúc, đền chùa nổi tiếng, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nhiều hơn thế nữa. Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh...