Những điểm du lịch nổi tiếng ở Huế
Cố đô Huế không chỉ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc, mà còn là vùng đất có đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Đến với Huế, du khách sẽ có cơ hội ngắm những thành quách, cung điện vàng son, những lăng tẩm uy nghiêm, trải nghiệm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sông Hương, núi Bạch Mã, đầm phá Tam Giang, vịnh Lăng Cô …
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đến với Đại Nội Huế, du khách sẽ được thưởng lãm những dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm để lại, cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Quần thể di tích cố đô Huế.
Những lăng tẩm uy nghiêm
Lăng tẩm Huế là hệ thống những công trình kiến trúc độc đáo đạt đến đỉnh cao nghệ thuật xây dựng dưới triều nhà Nguyễn như lăng Gia Long, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng… Ngày nay, hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn đã trở thành những nơi thu hút khách du lịch khi đến với Cố đô Huế.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5 km. Nhìn từ xa, chùa Thiên Mụ nổi bật với tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, cao 21 m.
Đến với chùa Thiên Mụ du khách sẽ được chiêm ngưỡng một trong những quốc tự lớn dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, cảnh trí thơ mộng, hùng vĩ.
Sông Hương
Video đang HOT
Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. i chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui của bao lớp du khách….
Sông Hương chính là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất Cố đô. Hình ảnh núi Ngự Bình cùng với sông Hương Huế đã trở thành biểu tượng của Cố đô Huế.
Đầm Chuồn
Cách trung tâm TP. Huế 12 km, đầm Chuồn là một trong những hệ thống đầm phá quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đầm nước lợ trong hệ thống đầm phá Tam Giang nổi tiếng với vẻ đẹp bình yên, sông nước bao la, cùng với những đặc sản hấp dẫn với giá thành hết sức bình dân.
Thiên nhiên đầm Chuồn tuyệt vời hơn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều tà với những mảng màu đa sắc đỏ, vàng, tím, những chiếc thuyền nhỏ lững lờ giữa sông nước bao la, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Du khách sau khi tham quan một vòng đầm Chuồn sẽ dừng lại nghỉ ngơi và ăn những món đặc sản tại khu nhà nổi nằm ngay giữa đầm phá và ven đê Tây phía Đông.
Vịnh Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách TP. Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km, là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú.
Vịnh đẹp Lăng Cô.
Nhìn ra xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng trên địa bàn. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai tiên cảnh.
Núi Bạch Mã
Núi Bạch Mã (thuộc địa phận huyện Phú Lộc), cách Huế 60 km về phía nam, ở độ cao 1.444 m so với mực nước biển, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở Sa Pa, Tam ảo, à Lạt…
Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Thác ỗ Quyên cao 400 m, rộng 20 m, những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa đỗ quyên nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Với cảnh quan thiên nhiên cùng khí hậu mát mẻ, núi Bạch Mã Huế là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vượt qua lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước bằng những con xuồng nhỏ sẽ đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Thiền viện tọa lạc giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã – một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành địa chỉ tham quan cho du khách thập phương khi đến với vùng đất Cố đô Huế.
Phố đêm
Tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu thuộc địa phận phường Phú Hội, thành phố Huế là điểm đến hấp dẫn cho cả du khách trong và ngoài nước mỗi dịp cuối tuần. Kéo dài hơn 1 km, hoạt động từ 18h đến 2h sáng hôm sau vào các tối thứ 6, thứ 7 và từ 18h đến 24h vào ngày chủ nhật hàng tuần.
Còn phố đi bộ Hai Bà Trưng là sự kết hợp các khu vực thương mại và khai thác các dịch vụ thương mại, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đường phố… phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm của người dân và du khách.
Phố đi bộ Hai Bà Trưng cùng với phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu và phố đêm Hoàng Thành Huế là những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho người dân và du khách.
Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.
Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Đây cũng là một trong những công trình Thiên chúa giáo được xây dựng sớm nhất ở Hà Nội và cũng là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp nhất.
Theo một số tài liệu ghi chép lại, khu đất xây Nhà thờ Lớn xưa kia là nơi chùa Báo Thiên tọa lạc. Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Được biết, chùa Báo Thiên là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân lúc bấy giờ. Sau đó, chính quyền đã chuyển giao cho giáo hội Công giáo để xây dựng thành nhà thờ.
Ban đầu nhà thờ được xây tạm bằng gỗ để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng cho các giáo dân. Đến năm 1884 nhà thờ bắt đầu xây dựng khang trang hơn bằng gạch đất nung. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng nhà thờ vẫn hoàn thành đúng dịp Lễ Giáng sinh năm 1888.
Dù được biết đến với tên gọi chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng người dân và du khách vẫn quen gọi là Nhà thờ Lớn. Có lẽ vì quy mô và nét độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ đã khiến người dân nghĩ đến cái tên này.
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu. Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với nhà thờ Đức Bà Paris, là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bồi.
Nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.
Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong. Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không bị biến đổi theo thời gian.
Bước vào nhà thờ, điều thu hút du khách đầu tiên có lẽ là Cung thánh. Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt. Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giê-su, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác.
Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ. Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Vào các dịp lễ lớn như lễ Giáng sinh, Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách.
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan. Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothic. Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp.
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây có giá trị gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp. Tiếng chuông nhà thờ nhằm mục đích thông báo những hoạt động cho người theo đạo Thiên Chúa biết giờ kinh lễ bắt đầu, ban phép rửa tội, hôn phối hoặc có người vừa mất...Không giống với âm thanh và cách đánh chuông của nhà chùa, chuông nhà thờ có nhịp đánh nhanh, chậm tùy vào mục đích thông báo khác nhau.
Bên ngoài nhà thờ có một quảng trường nhỏ, là nơi đặt tượng đài Đức Mẹ bằng kim loại. Bên dưới tượng Đức Mẹ có một lư hương để người dân cầu nguyện, xung quanh là nhiều chậu cảnh xanh tươi. Hàng rào xung quanh tượng đài mang đậm chất công giáo với các họa tiết được tạo từ hình dáng cây thánh giá.
Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothic châu Âu nhưng lại có sự kết hợp với kiến trúc bản địa, thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung, hệ thống trang trí nội thất đậm chất truyền thống Việt Nam. Và do đó, nó là sản phẩm của sự giao lưu văn hoá Đông Tây rất đặc sắc.
Nhà thờ Lớn Hà Nội là một điểm đến đặc biệt, thu hút người dân địa phương và du khách gần xa. Khu phố quanh nhà thờ từ lâu đã trở thành điểm tụ họp quen thuộc của giới trẻ và du khách. Chỉ cần một cho mình chỗ ngồi lý tưởng, vừa thưởng thức nước uống vừa ngắm nhà thờ cổ kính là du khách cũng đủ thấy tâm hồn thoải mái lạ thường. Với kiến trúc độc đáo và cổ kính, Nhà thờ Lớn luôn có sức hút kỳ lạ với nhiều du khách khi đặt chân đến Hà Nội. Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn một kiến trúc tuyệt đẹp mà còn được tìm hiểu cách thức sinh hoạt của người theo đạo Công giáo.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Nhà thờ Lớn được xem là "nhân chứng" chứng kiến sự thay da đổi thịt của Hà Nội. Mặc dù có nhiều công trình hiện đại mọc lên nhưng Nhà thờ Lớn vẫn là một công trình kiến trúc tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội và du khách gần xa.
Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. Du khách Hàn Quốc chụp ảnh tại Đường hầm điêu khắc - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 17-12, đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế, các sinh viên, doanh nghiệp du...