Những điểm du lịch nhất định không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ
Là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Cần Thơ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm đặc trưng và thú vị của miền Tây.
Dưới đây là 7 điểm đến hấp dẫn nhất định bạn không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút khi chúng ta đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
Chợ nổi Cái Răng là địa danh đã làm nên thương hiệu của vùng đất Cần Thơ trù phú. Đây là địa điểm du lịch không thể không đến khi bạn ghé qua Cần Thơ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc trưng của người miền Tây Nam Bộ.
Mỗi sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát, trên thuyền treo bán sản vật của vùng sông nước miền Tây.
Du khách đến đây sẽ có trải nghiệm thú vị về cảnh sinh hoạt, buôn bán của người dân nơi đây.
2. Bến Ninh Kiều
Bến Ninh Kiều được người dân xứ Tây Đô gọi là công viên Ninh Kiều, là một bến nước, địa danh du lịch và văn hóa được hình thành từ thế kỷ XIX.
Bến Ninh Kiều, nơi nhìn ra dòng Hậu Giang, dạt dào phù sa, nằm ở vị trí đắc địa, giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ.
Khu vực bến Ninh Kiều có chợ đêm và rất nhiều nhà hàng, quán ăn cho bạn thoả thích khám phá ẩm thực miền Tây về đêm. Đây là địa điểm lý tưởng cho du khách khi được ngắm cảnh và tận hưởng ẩm thực của vùng sông nước.
Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng vào năm 1870 mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là một ngôi nhà cổ năm gian có hai mái nằm ở đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ của gia đình họ Dươn. Đến nay, Ngôi nhà đã được xây dựng hơn 150 năm song kiến trúc vẫn được giữ nguyên vẹn. Đến Cần Thơ đi đâu thì đi nhưng không được bỏ qua địa chỉ tuyệt vời này.
Video đang HOT
Những vườn trái cây sai trĩu quả có khắp các tuyến đường bộ và đường thủy ở thành phố Cần Thơ. Rất nhiều miệt vườn trái cây lớn dành cho du khách như Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thủy, vườn vòng cung trên các tuyến sông Phong Điền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt.
Đến đây, du khách có thể đi dạo trong vườn, hít thở không khí trong lành mát mẻ, tự tay hái quả để thưởng thức.
Nếu quý khách muốn nghỉ đêm, thì ở đây cũng có những khu nhà nghỉ nhỏ xinh nằm thấp thoáng dưới những bóng cây xanh rợp mát, với giá cả bình dân.
5. Chợ đêm Tây Đô
Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ, đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. Trước đây chợ là đầu mối trung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước. Ngày nay chợ còn có các dịch vụ ăn uống, ẩm thực, giải trí rất sôi nổi náo nhiệt vào ban đêm.
Bạn chỉ cần di chuyển 1km về phái Tây của Sông Hậu là đã tới được chợ đêm Tây Đô.
Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều mặt hàng mang nét đặc trưng của miền sông nước: trái cây, rau tươi, … Với sự bày trí vô cùng khoa học trong chợ đã khiến cho nơi đây có vẻ đẹp đặc biệt.
6. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành ngày 17/5/2014, tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong. Đây là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam do Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – đề xuất xây dựng và chính Đại tướng cũng là trưởng ban vận động đóng góp xây dựng Thiền viện.
Chánh điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách nhà Lý. Lầu trống và Gác chuông được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình.
Bên trong chánh điện, ở giữa là tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3,5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa, hai bên là tượng Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Văn Thù rất sống động và tinh tế.
Đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam thưởng ngoạn khung cảnh và cầu an sẽ là chuyến hành hương đáng nhớ về miền sông nước. Bởi lẽ, các giá trị văn hóa, tâm linh sẽ mang lại cho du khách những cảm giác bình an trong tâm hồn.
Chánh điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách nhà Lý. Lầu trống và Gác chuông được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình.
7. Bảo tàng Cần Thơ
Bảo tàng thành phố Cần Thơ, tọa lạc tại số 1, đường ại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Có diện tích gần 3.000m, nên bảo tàng Cần Thơ được xem là bảo tàng tổng hợp có quy mô lớn nhất khu vực ồng bằng Sông Cửu Long.
Bảo tàng được thành lập vào năm 1976, có tên là trung tâm văn hóa Việt – Mỹ, qua nhiều lần thay đổi tên đến năm 1992 mới chính thức mang tên Bảo tàng Cần Thơ.
Bảo tàng trưng bày hiện vật và giới thiệu về ất nước và con người Cần Thơ qua từng thời kỳ lịch sử, các thành tựu kinh tế – văn hóa xã hội, các hiện vật, vũ khí, mô hình thời chiến của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình dựng nước – giữ nước và phát triển đất nước để có một hiện tại và tương lai tươi đẹp của vùng đất Tây ô ngày nay. Bên trong bảo tàng hiện trưng bày khoảng 1000 cổ vật, di vật, hiện vật, di tích lịch sử quý hiếm.
Theo phununews.vn
Đến nhà cổ Bình Thủy tham quan ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Tây Đô
Đã đi qua Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng... mà không ghé thăm nhà cổ Bình Thủy thì chuyến đi du lịch Cần Thơ chưa thể coi là trọn vẹn được.
Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc tại số 144 trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Cần Thơ.
Lịch sử nhà cổ Bình Thủy
Cuối thế kỉ 18. Vùng phía Tây Nam vàm sông Cần Thơ phù sa nước ngọt tưới mát quanh năm. Đây cũng là nơi thu hút nhiều người đổ về chọn đất an cư lập nghiệp. Trong đó có gia tộc Họ Dương.
Gia tộc Họ Dương đến đất Nam Bộ lập nghiệp, đã sống qua nhiều thế hệ tại đây. Ở thế hệ thứ 3, ông Dương Văn Vị cũng là người khá giàu có của dòng họ, đã chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi dựng nhà.
Nhà cổ Bình Thủy nhìn từ chính diện
Lúc mới đầu, nhà được ông Vị dựng bằng gỗ và lợp ngói, dùng để thờ tổ tiên. Mãi đến 30 năm sau đó mới bắt đầu được tôn tạo lại. Sau khi ông Vị mất, con trai út của ông là Dương Chấn Kỷ (lúc đó là một điền chủ rất giàu có) tiếp tục xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà vào năm 1911.
Ông Kỷ là một thương gia rất thích tìm tòi cái mới lạ, nhất là về kiến trúc và nghệ thuật. Thời bấy giờ đang thịnh hành trào lưu Tây phương, ông liền cho người xây dựng ngôi nhà theo kiến trúc châu Âu.
Những năm 1980, hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc họ Dương là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng. Ông sưu tầm khá nhiều giống lan quý và hay tổ chức giao lưu, chơi lan. Do đó, thời này ngôi nhà còn có thể là "Vườn lan Bình Thủy"
Du lịch Cần Thơ nhớ ghé thăm nhà cổ Bình Thủy - nhà cổ đẹp nhất xứ Tây Đô
Trong số 70 ngôi nhà cổ ở Cần thơ thì nhà cổ Bình Thủy là đẹp nhất. Ngôi nhà cho đến ngay vẫn giữ nguyên được sự bề thế và đẹp đẽ như thời điểm mới xây do được trùng tu kĩ lưỡng. Thoạt nhìn kiến trúc có vẻ cổ kính, trang nghiêm, nhưng đường nét điêu khắc lại toát nên vẻ phóng khoáng như tính cách con người miền Tây.
Cổng rào làm bằng bê tông và sắt kiên cố theo kiểu dinh thự Pháp. Cổng phụ được xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn vững chắc.
Cổng lớn được xây dựng như cổng một biệt thự thời nay
Cổng phụ mang nét kiến trúc phương Đông
Nhà cổ nằm trên một diện tích lớn khoảng 8.000 mét vuông, bao gồm cả vườn tược. Riêng khu nhà được bao bọc bởi cây cảnh được cắt tỉa chu đáo, hoa nở rộ bốn mùa. Khiến cho ngôi nhà vừa mang nét hoài cổ kính đáo vừa sống động, thơ mộng và tươi mới.
Xung quanh nhà trồng khá nhiều hoa và cây cảnh được cắt tỉa chu đáo
Trước khi vào được bên trong, du khách sẽ nhìn thấy một cầu thang cách điệu hình cánh cung tao nhã, trang trí hoa văn tinh tế. Cầu thang này là điểm nối từ khoảng sân đến tòa nhà. Nhà có 5 gian 2 mái, chia thành nhà trước, giữa và sau. Nền nhà được lát gạch nhập khẩu từ Phá, đóng trần platfond, trên các cửa lớn đều được chạm khắc rất tinh tế.
Cầu thang xoắn nối liền nhà với sân vườn
Bên trong, nhà cổ Bình Thủy nổi bật với 3 bộ bàn ghế cổ đẹp và 1 sập gụ được trang trí khảm ngọ trai tinh xảo, đường nét hoa văn chạm khắc mềm mại, xinh đẹp. Ở gian giữa bày bàn thờ tổ tiên đúng kiểu của người Nam Bộ. Gian thờ được sơn son thếp vàng, giường thờ, sập gụ được chạm khắc tinh xảo Mai, lan, cúc, trúc, Phúc - Lộc - Thọ, long, lân, quy, phụng...
Bộ bàn ghế cổ
Nhà cổ Bình Thủy còn có cả một kho đồ cổ đã được gìn giữ suốt nhiều thế kỉ qua. Trong đó có hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam, Trung Quốc, mặt bàn làm bằng đá cẩm thạch, vân xanh; bộ salon kiểu Pháp đời Louis XV, cặp đèn treo thế kỉ 19... Những hiện vật này cho ta biết được mức độ giàu có và thú chơi đồ cao cấp của mấy đời gia đình họ Dương đất Bình Thủy, Cần Thơ.
Đồ cổ trong nhà cổ Bình Thủy vẫn còn đến ngày nay
Khu vườn xung quanh nhà được trang trí hòn non bộ, cây cảnh được cắt tỉa xinh đẹp, tinh tế. Nhà cổ Bình Thủy với kiến trúc hoài cổ độc đáo đã trở thành địa điểm quay phim cho các bộ phim như "Người đẹp Tây Đô", "Những nẻo đường xa", "Nợ đời", "Người tình".
Năm 2009, nhà cổ Bình Thủy đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Nhà cổ Bình Thủy hiện nay là một trong những điểm tham quan thu hút du khách khi du lịch Cần Thơ. Nhà cổ mở cửa tiếp đón du khách hằng ngày. Đến đây là đến với không gian thơ mộng, hơi hoài cổ nhưng cũng rất phóng khoáng. Giới trẻ cũng thường tìm đến đây để chụp ảnh lưu niệm bởi khung cảnh nơi đây lên ảnh rất đẹp.
Nếu có dịp du lịch Cần Thơ hoặc du lịch miền Tây, đừng quên ghé thăm nhà cổ Bình Thủy - ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Tây Đô. Du khách có thể đăng kí tour du lịch để được thiết kế lộ trình tham quan lí tưởng nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.
Theo trí thức trẻ
Adrian Anh Tuấn gợi ý ăn chơi ở Cần Thơ 'đi không muốn về' Bạn có thể dành ra 2 ngày một đêm hoặc 3 ngày 2 đêm ở Cần Thơ, thăm thú chợ nổi, vườn trái cây, lò hủ tiếu hay vườn cacao. Cần Thơ chỉ cách Sài Gòn khoảng 3 giờ di chuyển, do đó rất thích hợp để làm địa điểm du lịch cuối tuần. Bản thân Adrian Anh Tuấn và bạn đời Sơn...