Những điểm đến thiên nhiên ở Điện Biên Phủ lịch sử
Đi du lịch Điện Biên, ngoài thăm các di tích lịch sử, du khách có thể kết hợp nhiều điểm đến nghỉ dưỡng và thiên nhiên.
Nếu đến Điện Biên nhân dịp 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và kỳ nghỉ lễ 30/4, ngoài tham quan các di tích gắn liền với sự kiện, du khách có thể kết hợp để đến cực Tây A Pa Chải, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, suối khoáng U Va, các vườn dâu tây. Những địa điểm dưới đây do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Điện Biên gợi ý.
Khu sinh thái và suối khoáng U Va
Khu du lịch suối khoáng U Va. Ảnh: Khu du lịch
Khu du lịch suối khoáng U Va thuộc địa phận bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20 km về phía nam. Đường đi tới đây khá thuận tiện.
Khu du lịch suối khoáng U Va diện tích 19.000 m2, với các dịch vụ tham quan, chụp ảnh, dã ngoại, bể bơi nước khoáng ngoài trời, trong nhà, dịch vụ tắm thuốc người Dao Đỏ, ẩm thực dân tộc, dịch vụ lưu trú, câu cá. Có 10 phòng tắm khoáng riêng biệt, trong đó có hai phòng gia đình từ 2 đến 6 người, 8 phòng cho 1 hoặc 2 người. Giá dịch vụ tắm bể bơi, phòng tắm cá nhân và tập thể dao động từ 15.000 đồng đến 500.000 đồng một giờ.
Cực Tây A Pa Chải
Điểm cực Tây A Pa Chải. Ảnh: Nam Nguyễn
A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của tổ quốc, ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Tại đây có cột mốc hình tam giác, được xây bằng đá hoa cương, có ba mặt quay ba hướng, mỗi mặt có quốc huy và tên quốc gia, được khắc bằng ngôn ngữ mỗi nước.
Video đang HOT
Cột mốc nằm trên đỉnh Khoang La San, độ cao 1.864 m so với mực nước biển. Trước đây, A Pa Chải khó chinh phục vì phải vượt qua ba quả đồi, băng rừng, lội suối. Hiện đường đi từ xã Sín Thầu đến A Pa Chải đã được trải nhựa đẹp và rộng, ôtô khách có thể thoải mái di chuyển, sau đó là đường bêtông dẫn đến chân cột mốc và cuối cùng là cầu thang 500 bậc.
Các vườn dâu tây
Vườn dâu tây ở Mường Phăng. Ảnh: FB vườn
Xã Nà Tấu và xã Mường Phăng, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ gần 30 km là hai nơi có các vườn dâu tây được trồng theo công nghệ Nhật Bản. Vài năm gần đây, mô hình trồng dâu tây phát triển tại Điện Biên, thu hút khách tham quan và trải nghiệm hái dâu. Dâu tây tại đây không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật hay phân hóa học, không giống biến đổi gen và thuốc kích thích sinh trưởng. Vì vậy, những trái dâu có vị thơm ngọt tự nhiên.
Thời điểm dâu chín rộ nhất từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Qua mùa, những vườn dâu vẫn mở cửa đón khách. Tại các vườn còn có dịch vụ ăn uống, lưu trú ngắn ngày, trồng và bán các loại cây, rau và nhiều loại hoa.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Bên trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Ảnh: Wiki
Với diện tích rộng hơn 45.000 ha, trải dài qua 5 xã thuộc huyện Mường Nhé, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tiếp giáp với đường biên giới Lào và Trung Quốc, có tuyến đường nối với cực tây A Pa Chải và trung tâm huyện. Nơi này mở cửa từ 7h30 đến 17h các ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là một trong những khu rừng đặc dụng lớn của cả nước và có giá trị với môi trường sinh thái. Rừng có 742 loài thực vật, 257 loài chim, 130 loài thú và bò sát, trong đó, các loại cây như pơ mu, dổi, trầm hương, de, lát hoa và 67 loài động vật với nhiều loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam.
Đi thuyền trên lòng hồ sông Đà ở Tủa Chùa
Lòng hồ sông Đà ở khu vực xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa. Ảnh: TTTT Xúc tiến Du lịch Điện Biên
Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 200 km, vượt qua những cung đường với hai bên là núi rừng, du khách sẽ đến xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa. Huổi Só là điểm tiếp giáp huyện Tủa Chùa, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, Lai Châu và xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.
Một nhánh sông Đà chảy qua xã có không gian yên tĩnh, thơ mộng, nơi du khách có thể chèo thuyền trên sông và khám phá cuộc sống người bản địa. Tại một số bản vùng cao ở Huổi Só, du khách cũng có thể săn mây vào mỗi buổi sáng sớm. Ngoài ra, tại xã Sín chải, du khách còn có cơ hội trải nghiệm hái chè cổ thụ và tham gia vào quá trình chế biến sản phẩm chè shan tuyết.
Độc đáo kiểu du lịch Trekking
Trekking tiếng Anh có nghĩa là "leo núi", tuy nhiên thuật ngữ này không chỉ dừng lại ở nét nghĩa đó mà lại được dùng để gọi tên một loại hình du lịch mạo hiểm mà phương tiện di chuyển chủ yếu là đôi chân của mình.
Trekking tại Kamikochi Nhật Bản. Ảnh: kamikochi.org
Trekking là thuật ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Afrikaans (Nam Phi) và trở thành một từ dùng trong tiếng Anh ở thế kỷ 19. Loại hình du lịch này đã phổ biến trên thế giới từ khá lâu nhưng chỉ thực sự được ưa chuộng tại Việt Nam từ 6 năm trở lại đây. Những người yêu thiên nhiên, thích khám phá, đam mê xê dịch và có sức khỏe tốt sẽ phù hợp với kiểu du lịch tự do như thế này.
Giới Trekking chuyên nghiệp đánh giá Việt Nam là một điếm đến lý tưởng cho các hành trình trekking. Ảnh: Asia Master tour
Điểm đặc biệt của trekking chính là phải di chuyển hoàn toàn trên đôi chân của mình, tự mang vác tất cả đồ đạc, hành lý của cá nhân và những vật dụng chung của đoàn. Điểm đến lý tưởng của giới trekking chính là những vùng xa xôi, hẻo lánh, các vùng có dân cư nhưng không có hoặc hiếm có các phương tiện giao thông.
Những trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến trekking. Ảnh: Vietnamtourism
Để đi đến những nơi như thế, các nhóm trekking thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng, bởi trekking là loại hình du lịch dài ngày, nhiều khi phải băng rừng lội suối, vượt qua những đoạn đường có địa hình hiểm trở và điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn. Chấp nhận một chuyến trekking tức là bạn đang tự đặt ra một thử thách lớn đối với bản thân.
Những cung đường hiểm trở. Ảnh: Raftrek Adventure Travel
Trekking tại Bạch Mã. Ảnh: Hue Cooter Rental
Những cung đường trekking tuy có phần mạo hiểm, hoang sơ và nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều điều thú vị, bất ngờ tạo nên những ấn tượng, kỷ niệm đẹp. Đến thăm từng vùng đất, bạn sẽ thu vào tầm nhìn biết bao "kỳ quan" thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên mà nếu di chuyển bằng tàu xe chắc chắn không có cơ hội tìm thấy được. Ngoài ra, những chuyến du lịch trekking sẽ giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn hơn những nền văn hóa đặc sắc, đời sống sinh hoạt của bà con tại mỗi nơi mà mình đặt chân đến.
Những căn lều dựng bên đường là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các đoàn trekking. Ảnh: Events High
Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên cung đường trekking. Ảnh: Wetrek
Trekking rèn luyện cho người tham gia một tinh thần "thép", một cơ thể dẻo dai săn chắc, thỏa mãn được đam mê tìm kiếm, khám phá và chinh phục. Đặc biệt, trekking là cơ hội để bạn có thể nâng cao khả năng làm việc và chung sống với tập thể, tạo ra nhiều kỷ niệm ấn tượng trên mỗi cuộc hành trình
Lăng Cô - "nàng tiên" đang tỉnh giấc Vịnh Lăng Cô có khung cảnh hữu tình với nắng vàng, cát trắng và dòng nước trong xanh màu ngọc bích được ví như nàng tiên đang tỉnh giấc. Nếu có dịp đến với vùng đất cố đô, bạn hãy ghé thăm và chiêm ngưỡng cảnh sắc vịnh Lăng Cô. Đây là một địa điểm thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,...