Những điểm đến lý tưởng dịp 2/9 ở TP HCM
Lang thang các danh thắng nổi tiếng, các công viên cây xanh hay cà phê, ăn trưa, xem phim, mua sắm… giúp bạn không cần đi xa vẫn có lễ 2/9 vui vẻ, ấm cúng và tiết kiệm.
1. Tour một ngày tham quan các danh thắng: Nếu chưa có dịp hay thời gian khám phá tất cả các địa danh nổi tiếng của Sài Gòn, một ngày nghỉ lễ năm nay là dịp thích hợp để bạn lên kế hoạch khám phá Hòn ngọc viễn đông cùng bạn bè. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà/Mạnh Thắng, Tuấn Mark.
Có hai gợi ý cho hành trình là những điểm tham quan nội thành (nhà thờ Đức Bà, nhà hát Lớn, bưu điện thành phố, dinh Độc Lập…); tour ngoại thành gồm vườn cò Thủ Đức, địa đạo Củ Chi, 18 thôn Vườn Trầu… Ảnh: Nhà hát Thành phố/ Hải An.
2. Tới các khu mua sắm như Parkson, Saigon squares, Diamond, Taka Plaza, chợ Nga…dịp 2/9 là lựa chọn thú vị cho những cô nàng thích mua sắm, thích chụp hình ở các khu trung tâm thương mại hay đơn giản là thích đến một nơi tất cả trong một (mua sắm, ăn uống, xem phim…). Ảnh: Pakrson Flemington/Anh Tuấn – Minh Thanh.
3. Các khu du lịch có cây xanh như Bình Quới, Văn Thánh, Tân Cảng, Bến Xưa, BCR… là lựa chọn thích hợp cho gia đình hay nhóm bạn thích không gian xanh mà không phải xa thành phố. Điểm cộng của các KDL là không gian rộng, có hồ bơi và các dịch vụ tiện ích khác. Ảnh: Làng du lịch Bình Quới/ Minh Hưng.
4. Các công viên giải trí: Không gian rộng, trò chơi đủ cấp độ là lý do các công viên giải trí như Suối Tiên, Đầm Sen, Đại Thế Giới… là điểm đến yêu thích của nhiều người.Tùy sở thích, túi tiền, bạn có thể chọn điểm đến phù hợp. Gợi ý cho bạn là vé trọn gói (vào cổng tất cả trò chơi) giá 180.000 đồng một người của công viên Đầm Sen. Việc mua vé theo gói khiến bạn không phải suy nghĩ nhiều về việc bỏ tiền mua vé ở mỗi trò chơi. Ảnh:Trò chơi 20 tỷ ở Suối Tiên/ Zen Nguyễn.
Video đang HOT
5. Ăn hải sản ở Cần Giờ: Là bãi biển thuộc TP HCM, Cần Giờ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức hải sản tươi, ngon, giá mềm mà ngại đi xa. Nhiều bài review, tư vấn trên các diễn đàn chia sẻ nơi mua hải sản giá rẻ ở Cần Giờ là chợ. Tuy nhiên, nếu đi thực tế, bạn sẽ phát hiện, “chợ” hải sản Cần Giờ không khác các quán ốc lớn trong nội thành. Gợi ý mới cho bạn là đến tận ghe hay thuyền mua. Hàng chưa qua tay thương lái nên bạn không phải lo lắng nhiều về giá cả, chất lượng. Ảnh: Ốc hương rang muối/Huỳnh Hằng.
6. Family Garden Thảo Điền (quận 2) là nơi để cả nhà đến chọn một khu vườn riêng để trồng, chăm sóc và thu hoạch rau củ quả hơn là nghỉ dưỡng. Điểm đến này phù hợp với gia đình có bé nhỏ vì mang tính giáo dục cao. Riêng với giới trẻ, việc chọn một mảnh đất, vun trồng, chăm sóc hay thu hoạch cũng mang đến những trải nghiệm mới mẻ và lý thú. Ảnh: Family Garden.
7. Cà phê: Sài Gòn có rất nhiều phong cách cà phê để bạn lựa chọn. Từ bình dân như cà phê cóc, đến cà phê gỗ, cà phê biệt thự, cà phê lâu đài… Mỗi quán có phong cách, điểm nhấn khác nhau. Việc lựa chọn phụ thuộc vào sở thích, khẩu vị của bạn hay các thành viên khác trong nhóm. Ảnh: Hight Tea tại lâu đài Tajmasago/Linh San.
8. Ăn uống: Có hai phong cách ăn uống đối lập thú vị bạn có thể vận dụng trong ngày này, đó là lang thang vỉa hè hoặc buffet gọi món tại nhà hàng sang trọng. Điểm cộng của việc lang thang vỉa hè là giá mềm, điểm trừ là nắng. Điểm cộng của lựa chọn thứ hai là sang trọng, xa xỉ, mát mẻ. Ảnh: BBQ buffeet của Lotte Legend/Linh San.
9. Xem phim: Hiện các rạp phim như Lotte, BHD, Galaxy… đang công chiếu hàng loạt phim như Inside Out, Quỷ Ám, Tổ chức bóng đêm, Đại chiến Pixels… Mỗi phim chủ đề, thể loại khác nhau song đều lôi cuốn, hấp dẫn và đủ đề bạn khônghối tiếc khi bỏ tiền đến rạp.. Ảnh: Một cảnh trong phim “Mission Impossible” mới nhất của Tom Cruise/Latino-review.
Theo Zing News
Những kiến trúc Pháp tuyệt đẹp của Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố, chợ Bến Thành... là những công trình bạn nên viếng thăm khi đến Hòn ngọc Viễn Đông.
1. Nhà hát Thành phố nằm trên đường ồng Khởi (quận 1), gần khách sạn Caravelle và Continental. Được xây dựng từ năm 1989, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Ferret thiết kế.
Hiện nhà hát thành phố là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp. Ngoài ra, vào các ngày cuối tuần, các nhóm nhạc đường phố trình diễn trước nhà hát phục vụ người qua đường.
Ảnh: Journalaroundsaigon/wordpress.
2. Trụ sở Ủy ban Nhân dân TP HCM nằm trên đường Lê Lợi, quận 1. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1898-1909. Công trình do kiến trúc sư Gardès thiết kế dựa theo motip lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.
Cấu trúc của tòa nhà đơn giản với phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Đặc biệt, đường Nguyễn Huệ phía trước tòa nhà hiện nay là phố đi bộ đầu tiên của TP HCM (vào ban đêm).
3. Nhà thờ Đức Bà có mặt tiền trông ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris.
Công trình này được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard, thiết kế mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn. Đây là nhà thờ đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.
Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Tuấn Mark.
4. Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912-1914. Sau khi hoàn thành, người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt chợ cũ. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay.
Chợ có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1. Trong một số trường hợp, cổng chính của chợ được coi là biểu tượng của TP HCM.
Ngoài phục vụ cho việc buôn bán, sắm sửa của người dân, chợ cũng đón tiếp hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.
5. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á. Công trình được xây dựng từ 1886-1891 do kiến trúc sư Villedieu thiết kế.
Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn, các kiến trúc gothic và hơn 35 quầy phục vụ khách hàng. Ngoài ra, còn có các quầy bán đồ lưu niệm với các sản phẩm handmade đậm nét Việt.
6. Bến Nhà Rồng được xây dựng từ năm 1862 để làm cảng thương mại. Tên gọi của địa danh xuất phát từ việc trên nóc tòa trụ sở bến cảng có hai bức tượng hình rồng lớn.
Năm 1911, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau năm 1975, tòa nhà được trưng dụng làm khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó được chuyển thành Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bưu điện Thành phố. Ảnh: Tuấn Mark.
7. Bảo tàng TP HCM tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1890 do kiến trúc sư người Pháp Foulhoux thiết kế phong cách kết hợp kiến trúc Tây phương và Á Đông. Ngày nay, bảo tàng có 9 phòng trưng bày những hiện vật quý, tranh, ảnh của Sài Gòn .
8. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất được xây dựng từ năm 1962-1966, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình được xây dựng trên miếng đất rộng 12 ha. Công trình đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Theo Zing
Những điểm dừng chân thú vị ở thành phố hoa phượng đỏ Những mảng màu đỏ rực của hoa phượng khiến mùa hè ở Hải Phòng luôn đẹp, luôn rực rỡ trong mắt du khách. Hồ Tam Bạc lung linh trong đêm. Ảnh: Lê Xuân Hưng. 1. Hồ Tam Bạc có nguồn gốc từ lạch Liêm Khê và là điểm nhấn của TP Hải Phòng. Hồ sâu khoảng 3 m, rộng khoảng 4,82 ha. Buổi...