Những điểm đến khắc nghiệt nhất Việt Nam
Việt Nam vốn được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên “rừng vàng biển bạc”. Nhưng cũng có những nơi phải chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở.
Dãy Hoàng Liên Sơn là một trong những nơi có địa hình hiểm trở với những ngọn núi cao và khí hậu rất khắc nghiệt. Dài 180km, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao nhất Việt Nam như Bạch Mộc Lương Tử cao 3.040m, Tà Chí Nhù cao 2.971m, Phu Ta Leng 3.096m. Đặc biệt, cao nhất là đỉnh Fansipan 3.143m, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.
Có rất ít dân cư sinh sống trên dãy núi này do địa hình hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt mùa đông vô cùng lạnh giá. Tuy nhiên Hoàng Liên Sơn là điểm đến yêu thích của những người có tham vọng chinh phục đỉnh Fansipan và ngắm nhìn thiên nhiên hoang sơ trên khắp các dãy núi.
Dãy Trường Sơn là một trong những dãy núi lớn trên thế giới với chiều dài 1.100 km, tính từ sông Cả đến giáp miền Đông Nam bộ. Đây đồng thời cũng là dãy núi dài nhất Việt Nam, trong thời kì chiến tranh, đây là một trong những chiến tuyến khốc liệt, ngày nay phần lớn diện tích dãy Trường Sơn còn khá hoang vu, hẻo lánh và ít dân cư sinh sống.
Tuy nhiên hành trình chinh phục dãy Trường Sơn là một thử thách mà bất cứ dân du lịch bụi nào cũng muốn được một lần trải nghiệm, bởi trên tất cả những khó khăn gian khổ là cảm giác được đến gần hơn với lịch sử, và vẻ đẹp hùng tráng của đất nước.
3. Quần đảo Trường Sa
Video đang HOT
Quần đảo Trường Sa cách đất liền khoảng 305 hải lý (tính từ Vũng Tàu đến đảo gần nhất), là một vùng biển rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2. Hải quân nhân dân Việt Nam đang kiểm soát 7 đảo và 14 bãi cạn. Đây là nơi không có đất trồng trọt, rất ít nước ngọt và thường hứng chịu nhiều cơn bão lớn quanh năm. Cuộc sống của quân và dân trên đảo rất khó khăn.
4. Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay Sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Chỉ nghe thấy tên gọi đã có thể hình dung cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây. Để có đất canh tác, đồng bào dân tộc thiểu số phải đưa từng vốc đất lèn vào các hốc đá để có thể trồng được cây lương thực trên các sườn núi. Ngoài ra nơi đây còn có những mùa đông lạnh giá vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ có khi chỉ khoảng -5 độ.
Cao nguyên đá Đồng Văn là điểm đến yêu thích cho những người muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh thiên nhiên có một không hai ở Việt Nam – công viên địa chất toàn cầu do UNESCO công nhận năm 2010.
5. Quảng Trị
Quảng Trị là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu của Việt Nam: miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Đây là vùng đất khắc nghiệt, chịu hậu quả của nhiều loại hình thời tiết thiếu ôn hòa như gió Tây Nam khô nóng, bão, mưa lớn cùng nhiều diễn biến thất thường. Vì vậy sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
Từng là “tuyến lửa” khốc liệt nhất trong thời gian chiến tranh, ngày nay Quảng Trị là địa phương đứng đầu cả nước về diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh, chiếm 83,3% diện tích tự nhiên. Đây là điểm đến cho những ai muốn tìm hiểu một thời oanh liệt trong lịch sử dân tộc.
Theo ngôi sao
Những điểm đen trên đường chinh phục Fansipan
Ngọn Fansipan cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn nên đây là điểm đến hấp dẫn với những người yêu thích môn leo núi. Hãy ghi nhớ những điểm nguy hiểm dưới đây để có một chặng đường chinh phục nóc nhà Đông Dương một cách an toàn.
Leo Fansipan hiện trở thành một trong những tour chính của Sapa. Để đảm bảo an toàn cho du khách và bảo vệ rừng khỏi nguy cơ ô nhiễm hay cháy, đường leo Fansipan xuất phát từ ba điểm gồm Trạm Tôn, Sín Chải và Cát Cát, đều phải đi qua là điểm dừng chân ở độ cao 2.200 m, 2.800 m và đỉnh núi.
Tại điểm cao 2.200 m và 2.800 m có các lán trại dựng sẵn, bếp để nấu ăn và một cửa hàng nhỏ bán các nhu yếu phẩm. Tùy vào lịch trình, các công ty tổ chức tour sẽ sắp xếp các điểm nghỉ chân hoặc nghỉ đêm tại hai điểm nói trên, hoặc có thể ngủ giữa rừng đối với những cung đường dài ngày.
Địa hình dốc xuống với những vách đá trơn nhẵn đầy nguy hiểm và thử thách. Ảnh: nguoidulich.info.
Điểm nguy hiểm từ Sín Chải và Trạm Tôn
Từ điểm cao 2.700 m theo đường Sín Chải, bạn phải leo bằng dây thừng để lên cao hơn. Dù chỉ là một đoạn ngắn nhưng khá nguy hiểm. Đây là đoạn đường đòi hỏi nhiều sức khỏe và kinh nghiệm leo núi. Từ điểm trại 2.800 m lên đến đỉnh núi thực sự là một cung đường khó khăn, nhiều nguy hiểm, nên hết sức thận trọng và chú ý khi di chuyển qua đoạn đường này.
Theo nguoidulich.info,đoạn từ điểm cao 2.800 m đến 2.900 m chủ yếu di chuyển qua khu rừng trúc, địa hình dốc lên liên tục, nhiều đoạn phải dùng tới thang sắt để vượt qua. Từ điểm này lên 3.000 m sẽ phải đi qua rừng trúc lùn bằng đường mòn có tay vịn, vượt qua các vách đá dựng đứng và khoảng hơn 100 m cuối cùng đường lầy lội để có thể chạm tay vào cột mốc huyền thoại trên đỉnh Fansipan.
Khi di chuyển qua các đoạn đường khó này, người leo núi phải hết sức tập trung vì đường đi gây mất sức và địa hình nguy hiểm gây xáo trộn tâm lí. Đặc biệt, khi di chuyển ở đoạn đường từ điểm cao 2.600 m lên 3.000 m vào mùa gió to, có mưa lại càng phải cẩn thận hơn nữa để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Điểm nguy hiểm từ Cát Cát
Thang sắt để vượt qua những vách núi dựng đứng. Ảnh: nguoidulich.info.
Đường từ phía Cát Cát đi vòng xa hơn và địa hình có nhiều thay đổi hơn cả. Từ đây, bạn phải đi men theo những ngọn núi thấp, xuyên qua những cánh rừng và đi ngược thác để vượt núi.
Từ ngày thứ hai của cuộc hành trình, điểm cao 1.800 m dốc ngược theo một dòng thác dựng đứng với những khối đá tảng trơn trượt. Bạn phải bám vào những phiến đá này để leo lên điểm cao 2.000 m. Con đường này di chuyển qua rất nhiều con suối rừng sẽ trở thành những dòng sông hung bạo vào mùa mưa. Từ điểm cao 2.000 m, người leo núi di chuyển bằng cách bám vào những rễ cây cổ thụ rất dễ trơn trượt. Vùng rừng này ẩm thấp, nhiều thảm lá mục dày lẫn với bùn nhão lún bước chân.
Một cách vượt thác an toàn và di chuyển từ đá tảng này sang đá tảng khác là nắm chắc những thân trúc và trượt theo thân cây xuống dần. Trong trường hợp không an tâm với độ bám của chân mình, hãy dùng cả mông và lưng để trườn xuống. Các nhóm khi leo cần hỗ trợ nhau để cùng nhau vượt qua những điểm khó nhất.
Ngoài những đoạn nguy hiểm có thể nhìn thấy, còn rất nhiều nguy hiểm rình rập khác nếu bạn không cẩn thận. Hãy chọn cho mình một lịch trình phù hợp nhất, những người bạn đồng hành tin cậy, đầy đủ đồ phục vụ cho chuyến đi tốt nhất để có một hành trình an toàn.
Đường qua rừng trúc lùn với các lối mòn có tay vịn. Ảnh: nguoidulich.info.
Theo VNE
Khám phá vẻ đẹp Thác Nước nơi đại ngàn Đối với đồng bào Bh'noong, xã Phước Xuân, từ lâu thác Nước băt nguôn tư day Trương Sơn đai ngan chay vao sông Cái đã đươc ngươi dân đia phương đăt tên la Thác Nước và được mệnh danh là tuyệt tác của thiên đường. Thác Nước nằm trên cung đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn(Quảng...