Những điểm đến hấp dẫn tại Hong Kong
Du khách có thể ngắm bức tranh thiên nhiên Hong Kong được núi rừng và biển bao bọc khi đến thăm những cung đường mòn và làng chài.
Cung đường mòn ngắm toàn cảnh thành phố
Cách những con phố nhộn nhịp tại Cửu Long 5km, đường mòn Eagle’s Nest là điểm du lịch hấp dẫn. Đến đây, du khách sẽ chụp đưọc những tấm ảnh toàn cảnh hồ chứa Cửu Long, dãy núi trung tâm và bán đảo sầm uất. Đường mòn Eagle’s Nest dễ chinh phục với mặt đường và cầu thang lát đá dễ đi. Cung đường mòn này là nơi trú ngụ của loài diều đen, những cây Xú Xuân và tre Shiuying quý hiếm.
Du khách cũng có thể ghé thăm đường mòn tự nhiên Tsing Yi để ngắm khung cảnh biển, núi, những tòa nhà ẩn hiện phía xa và đặc biệt nhất là cầu Đinh Cửu (nối sân bay Quốc tế trên đảo Lantau và phần còn lại của Hong Kong) và cầu Thanh Mã (nối đảo Thanh Y với đảo Ma Wan). Trên cung đường mòn tự nhiên Tsing Yi, những bụi hoa dại đua nhau khoe sắc suốt năm, từ hoa giấy với vân màu sặc sỡ đến hoa ngũ sắc li ti màu tím nhạt.
Đường mòn tự nhiên Tsing Yi cũng được đánh giá là dễ chinh phục với các cầu thang lát đá và trạm dừng chân dọc đường.
Cầu Thanh Mã nhìn từ đường mòn tự nhiên Tsing Yi. Ảnh: Andy Yeung.
Đường mòn Mạch Lý Hạo có khung cảnh tĩnh lặng và hoang sơ, đường chân trời tràn ngập sắc xanh của núi, của biển. Chinh phục đường mòn này, du khách sẽ gặp đập phía đông hồ chứa Vạn Nghi Thủy với những cột đá hình lục giác hình thành hơn 140 triệu năm trước, vịnh Long Ke Wan với bãi cát trắng, công viên đồng quê ở Sai Wan và bãi biển Ham Tin Wan.
Mạch Lý Hạo là đường mòn khó đi với vách núi cheo leo, địa hình thay đổi liên tục từ đỉnh núi cao sang bờ biển rộng.
Làng chài
Hong Kong vốn là một làng chài từ xa xưa. Ngày nay, tại đây vẫn còn những làng chài cổ. Tai O, tọa lạc tại đảo Lantau, là một trong những làng chài lâu đời nhất, khởi thủy của Hong Kong ngày nay. Ngôi làng có mùi mằn mặn của đặc trưng cá và nhà sàn kiến trúc độc đáo. Theo đường mòn cổ Tung O, du khách có thể đến với ngôi làng có tuổi đời hàng thế kỷ, có những món hải sản khô, mắm tôm xào.
Nhà sàn Tai O đặc trưng. Ảnh: HKTB.
Đảo Lamma
Ở phía tây nam Hong Kong là đảo Lamma, điểm đến lý tưởng để thưởng thức ẩm thực truyền thống. Tại hòn đảo này, vịnh Sok Kwu Wan thu hút khách du lịch với các nhà hàng hướng biển, phục vụ các món hải sản như sò điệp, mực chiên giòn và tôm hùm. Ẩm thực tại trung tâm Yung Shue Wan là sự kết hợp giữa các món ăn truyền thống và phương Tây như: dim sum, đậu phụ, tapas.
Video đang HOT
Trung tâm Yung Shue Wan tại đảo Lamma qui tụ nhiều nhà hàng trứ danh. Ảnh: Andy Yeung.
Hong Kong có những khu đô thị gần gũi với thiên nhiên, nơi người dân địa phương và khách du lịch tận hưởng nhịp sống sôi động của thành phố và hòa mình vào thiên nhiên.
Hành trình vạn lý đến thượng nguồn Mekong Lan Thương (phần cuối)
Theo dự kiến ban đầu, hành trình theo dòng Lan Thương sẽ đến tận nơi con sông này chảy ra khỏi đất Trung Quốc, sang Myanmar để trở thành dòng Mekong.
Song do tình hình dịch bệnh, thành phố Bảo Sơn thuộc tỉnh Vân Nam đã trở thành chặng cuối cùng của chuyến đi này.
Dòng Lan Thương bên làng Bình Pha.
Thành phố Bảo Sơn, giáp ranh với Myanmar là một trong những địa phương có dòng Lan Thương chảy qua khá dài tại tỉnh Vân Nam, khoảng 133km. Để đến được gần dòng sông, đoàn phóng viên đã phải trải qua một chặng đường núi quanh co, hiểm trở hơn 40km để đến được thôn Bình Pha thuộc xã Thủy Trại.
Một ngôi nhà của người dân trong làng.
Cũng như nhiều ngôi làng vùng sơn cước khác, Bình Pha nằm tĩnh lặng nép mình bên núi và dòng Lan Thương xanh biếc. Đâu đó, người ta còn thấy những rặng tre, khóm trúc, những bắp ngô phơi trước nhà hay một vài cây thanh long mọc tản mạn ven đường.
Con đường cổ trong làng Bình Pha.
Thật khó có thể hình dung ngôi làng bình dị, nằm vắt vẻo trên núi cao này từng là một trong những nơi bắt nguồn của Trà Mã cổ đạo - một trong những tuyến thông thương nằm ở vị trí cao nhất, nguy hiểm nhất trên thế giới, cũng là trạm dừng chân quan trọng của Con đường Tơ lụa cổ đại ở phía Nam Trung Quốc, kết nối thông thương giữa các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam... với khu vực Đông Nam Á, Tây Á, thậm chí châu Âu.
Con đường Tơ lụa cổ đại ở phía Nam này thậm chí còn ra đời trước cả Con đường Tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử có từ thời Tây Hán, với điểm khởi đầu từ kinh thành Trường An (tức Tây An, tỉnh Thiểm Tây).
Trại Môn - cổng làng cổ từ thời nhà Minh.
Con đường cổ trong làng từng là tuyến đường duy nhất để đi vào Bảo Sơn qua dòng Lan Thương, trên Con đường Tơ lụa cổ đại. Không ít tảng đá trên con đường này vẫn còn hằn vết móng ngựa của một thời kỳ giao thương hưng thịnh hơn 2.000 năm về trước.
Cổng làng với tên gọi "Trại Môn" được xây từ thời nhà Minh, cũng là một di chỉ kiến trúc hiếm có còn sót lại của Con đường Tơ lụa cổ đại ở phía Nam.
Vết móng ngựa trên con đường cổ đã có lịch sử hơn 2.000 năm trong làng Bình Pha.
Chị Dương Dung, cán bộ tuyên truyền xã Thủy Trại.
Chị Dương Dung, cán bộ tuyên truyền xã Thủy Trại giới thiệu: "Con đường Tơ lụa phía Nam là con đường thông thương quan trọng bắt đầu từ Tứ Xuyên, qua Vân Nam, tới các quốc gia Đông Nam Á, để giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa. Bình Pha có vị trí quan trọng, bởi nó cũng là một trong những nơi phải đi qua khi di chuyển giữa Vân Nam và các nước Đông Nam Á. Từ đây, vượt qua dòng sông Lan Thương sẽ đến được Myanmar và sang các quốc gia Đông Nam Á khác".
Ba cây cầu bắc qua dòng Lan Thương.
Cầu Tế Hồng mới bắc qua sông Lan Thương.
Giờ đây, trên dòng Lan Thương chảy ngay cạnh ngôi làng có 3 cây cầu quan trọng. Cây cầu thấp nhất có tên Tế Hồng, được lấy tên theo cây cầu cổ vốn được mệnh danh là "Tây Nam đệ nhất kiều" và tồn tại cách đó không xa, nay chỉ còn lại qua các ghi chép trên vách đá.
Vào thời Đông Hán, đây là cây cầu được làm bằng mây, bắc trên vách đá cheo leo vắt qua sông Lan Thương. Đến thời nhà Minh, cầu được xây lại dưới dạng cầu treo bằng thép và là cây cầu treo cổ nhất Trung Quốc, có lịch sử hơn 400 năm, nối sang Myanmar, tới Ấn Độ. Tuy nhiên đến năm 1986 cây cầu cổ đã bị nước lũ cuốn trôi sau một trận mưa lớn.
Cây cầu thứ 2 là cầu đường ống dẫn dầu giữa Trung Quốc và Myanmar, cây cầu thứ 3 cao nhất là cầu đường sắt nối từ Đại Lý đến Thụy Lệ trên đất Vân Nam.
Những cây cầu này đã trở thành biểu tượng du lịch và văn hóa của thành phố Bảo Sơn, đặc biệt là làng Bình Pha.
Cảnh sinh hoạt của người dân Bình Pha.
Bí thư chi bộ Bình Pha.
Theo ông Chu Hồng Quang, Bí thư chi bộ Bình Pha, một công ty du lịch đã được thành lập tại đây từ năm 2015 với thu nhập hàng năm khoảng 150.000 nhân dân tệ (hơn 500 triệu đồng Việt Nam). Ông nói: "Khách du lịch tới thôn Bình Pha chủ yếu trải nghiệm Con đường Tơ lụa cổ đại, các tác phẩm điêu khắc trên vách núi và ngồi thuyền, ngồi cáp thưởng ngoạn cảnh đẹp trên sông Lan Thương".
Ông còn cho biết, vào các dịp nghỉ lễ dài hay mùa du lịch, mỗi ngày có tới 5.000 khách du lịch đến đây và mỗi sạp hàng của người dân địa phương ở đây có thể kiếm được tầm 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng Việt Nam)/ngày.
Một cụ bà ở Bình Pha.
Từ Bảo Sơn, dòng Lan Thương tiếp tục chảy sang Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna), một địa phương khác của tỉnh Vân Nam và ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Sông chảy sang Myanmar chính thức mang tên Mekong, rồi chảy tiếp qua các nước Đông Nam Á khác trước khi đổ ra Biển Đông tại Việt Nam./.
Những ghi chép khắc trên vách núi về cầu Tế Hồng cổ, cây cầu được mệnh danh là "Tây Nam đệ nhất kiều".
Dòng Lan Thương chảy về phía Tây Song Bản Nạp trước khi ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Hành trình vạn lý đến thượng nguồn Mekong Lan Thương (Phần 7) Nếu như ở Việt Nam những ruộng muối chủ yếu được hình thành dọc các bờ biển, thì tại xã Nạp Tây, huyện Mang Khang, Khu tự trị Tây Tạng những cánh đồng muối hơn 1000 năm tuổi lại nằm ngay sát bờ sông Lan Thương. Các ruộng muối này đã đem lại cùng lúc hai nguồn thu nhập cho người dân tộc...