Những điểm đến du lịch tâm linh đầu năm mới ở Bắc Ninh
Bắc Ninh có 14 điểm du lịch tâm linh trong đó phải kể đến 4 di tích Quốc gia đặc biệt gồm chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý.
Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc với hàng trăm lễ hội truyền thống cùng vô số các hoạt động văn hóa du xuân, trảy hội, lễ chùa… Mỗi độ xuân về, miền đất quan họ lại hấp dẫn hàng triệu lượt khách du lịch đến du xuân lễ chùa cầu an. Quý khách tham quan và dâng lễ tại chùa Dâu – chùa thờ vị thần Pháp Vân, Chùa Phật Tích – Ngôi chùa cổ có lịch sử gần 1.000 năm, từng là trung tâm văn hóa Đại Việt, Đền Đô – được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia – nơi thờ 8 vị vua nhà Lý… Cùng du xuân lễ hội đầu năm để cầu an cho gia đình một năm sức khỏe và hạnh phúc, An khang Thịnh vượng.
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa tại Quyết định số 313/VH-VP của Bộ Văn hóa và được Thủ tướng chính phủ ký và xếp hạng 62 Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Chùa Phật Tích thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.
Chùa có lối kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc, bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ.
Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật. Bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn. Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ. Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4. Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu Nội công ngoại quốc. Chùa có bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở Chùa Dâu là những pho tượng thờ.
Video đang HOT
Tại đây thờ tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân cao gần 2 m được bày ở gian giữa với sự uy nghi, trầm mặc cùng tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ…
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành cao khoảng 17 m (Tháp đã mất 6 tầng trên, chỉ còn 3 tầng dưới). Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc tự là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa Bút Tháp là ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Bắc Ninh.
Đây là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Chùa chính với ba dãy nhà Tiền đường – Thiên hương – Thượng điện tạo thành chữ “công”. Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng.
Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độc đáo. Trang trí được thể hiện ở mọi nơi trên các chất liệu gỗ và đá, ở kiến trúc và ở các đồ thờ.
Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Khu các lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Lý là chứng tích lịch sử về làng Cổ Pháp xưa và Đình Bảng ngày nay; là đất phát tích, tôn miếu thờ các vị vua triều Lý và còn là nơi an táng của các vị tiên vương và hoàng tộc nhà Lý.
Khu di tích là công trình kiến trúc đặc sắc.
Khu di tích là công trình kiến trúc đặc sắc, với nghệ thuật điêu khắc đá, điêu khắc gỗ, tạc tượng thờ, kỹ thuật xây dựng đều đạt ở mức tinh xảo và nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể được bảo lưu: tín ngưỡng thờ cúng, lễ hội, phong tục, tập quán….
Khu lăng mộ các vị vua triều Lý là di chỉ khảo cổ đặc biệt quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học bao gồm 02 khu vực chính là: Đền Đô và Khu lăng mộ các vị Vua triều Lý (Sơn lăng cấm địa).
Với giá trị đặc biệt, di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Nay các tuyến đường kết nối khu du lịch tâm linh này đã gần như hoàn thiện nên việc di chuyển đã rất thuận tiện, bên cạnh đó cây cầu Kinh Dương Vương có vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng vùa được khánh thành vào ngày 11/10/2023 giúp cho việc di chuyển giữa các điểm du lịch tâm linh càng trở nên thuận tiện hơn.
Đông đảo khách du lịch chọn Hà Giang là điểm đến du Xuân
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) để nghỉ dưỡng, du Xuân.
Khu nghỉ dưỡng H'Mong Village (huyện Quản Bạ) là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi tới Hà Giang. Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Ông Lại Quốc Tĩnh, chủ Khu nghỉ dưỡng H'Mong Village cho biết, lượng khách đặt phòng trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 5 Tết đạt trên 50%, còn lại trong hai ngày từ mùng 6 đến mùng 7 Tết đã kín phòng.
Khu nghỉ dưỡng H'Mong Village thuộc khu Tráng Kìm, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, có diện tích 20 ha chia làm hai khu gồm: 25 nhà lưu trú theo kiến trúc của đồng bào dân tộc Mông và khu nhà nghỉ cộng đồng có sức chứa 50 người, cung cấp đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan, ẩm thực, giải trí và trải nghiệm văn hóa vùng cao.
Làng văn hóa du lịch Lô Lô Chải nằm dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú cũng là điểm đến được nhiều du khách chọn trong dịp đầu Xuân năm mới.
Trưởng thôn Lô Lô Chải Sình Dỉ Gai cho biết, trong dịp nghỉ lễ đón Tết Nguyên đán, du khách đã đặt chỗ ăn, nghỉ và du xuân tại làng Lô Lô Chải rất đông. "Lượng khách đặt chỗ ăn, nghỉ tại làng đạt trên 50% so với sức chứa, riêng điểm ăn, nghỉ The Lover Lô Lô Chải của gia đình chúng tôi thì đã kín phòng cho tới ngày mùng 7 Tết" - ông Gai chia sẻ.
Tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc hiện có 19 hộ kinh doanh cơ sở lưu trú, trong đó 15 hộ đón tiếp khách tất cả các ngày nghỉ lễ, còn lại 4 hộ sẽ đón khách sau ngày mùng 2 Tết.
Ông Nguyễn Khắc Quyết, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Meo Vac Clay House tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi cho biết, đối với cơ sở của gia đình, từ mùng 3 đến mùng 7 cơ bản khách đã đặt hết phòng.
Tính từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại, Hà Giang đã đón trên 365.000 lượt du khách. Trong dịp đầu xuân Nhâm Dần, hàng ngàn du khách đã chọn điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang để tham quan nghỉ dưỡng, du xuân như: Cột cờ Lũng Cũ, Dinh Thự nhà Vương, phố cổ Đồng Văn (huyện Đồng Văn) hay Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc), điểm dừng chân Mã Pí Lèng và đi thuyền ngắm cảnh hẻm tu sản trên dòng sông Nho Quế...
Đặc biệt, từ ngày 12 - 14/2/2022, Hiệp hội du lịch tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức tour du lịch trải nghiệm mang tên "Hành quân theo bước chân Anh" với nhiều điểm đến hấp dẫn, đưa du khách đến với những ký ức hào hùng của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Ông Lại Quốc Tĩnh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, để tưởng nhớ, tri ân những người đã chiến đấu, hi sinh và nằm lại trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng, chúng tôi tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm mang tên "Hành quân theo bước chân Anh", đưa du khách đến với những hoạt động tri ân, những trải nghiệm cảm xúc, cụ thể: dâng hương, hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - nơi có gần 2000 mộ liệt sĩ; tham gia lễ cầu siêu tại bến sông Lô - con sông đã đi vào thơ ca huyền thoại gắn liền với cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với sự tàn khốc, nhiều địa danh trên mặt trận đã được gọi với cái tên như: Lò vôi thế kỷ, đồi thịt băm, ngã ba cửa tử, thung lũng gọi hồn, thác âm phủ, suối máu làng Pinh... Kết thúc cuộc chiến, mảnh đất Hà Giang đã trở thành nơi yên nghỉ của hàng nghìn anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang. Không những thế, trên nhiều đỉnh đèo mây phủ ở mặt trận Vị Xuyên, còn hàng ngàn chiến sĩ vẫn nằm lại, mãi chưa trở về - các anh mãi mãi ở lại với tuổi hai mươi.
Du xuân đảo Cô Tô có điều gì hấp dẫn không thể bỏ qua Đảo Cô Tô vốn là một điểm đến hấp dẫn từ lâu, một mùa xuân nữa lại sắp tới, đặt chân đến Cô Tô lúc này, bạn sẽ thấy được sự nhộn nhịp hơn so với ngày thường. Đây là nơi bác Hồ đã đi qua, nơi còn lưu giữ hơi ấm và tình thương bao la của bác. Du xuân đảo Cô...