Những điểm đến du lịch đầy nguy hiểm
Do những bất ổn về chính trị mà có rất nhiều thành phố vốn nổi tiếng về du lịch lại trở thành điểm đến không an toàn cho du khách. Dưới đây là những thành phố bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về độ an toàn trước khi đặt chân đến.
1. Ai Cập
Có nhiều lý do để đưa Ai Cập vào danh sách một trong những nước nguy hiểm nhất trên Thế giới, chẳng hạn như tình trạng an ninh không an toàn ở thủ đô của nước này. Ngay cả kim tự tháp cũng được cho là mang đến rủi ro cho khách du lịch. Trong tháng 11 năm 2013, Chính phủ Mỹ đã ban hành một cảnh báo và khuyên người dân không nên đến Ai Cập.
2. Ấn Độ
Có lẽ bạn đang ngạc nhiên khi Ấn Độ được nhắc đến trong loạt bài này. Tuy nhiên điều này là đúng đắn cho tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng ở đây. Đặc biệt các bạn gái nên cẩn thận khi đến Ấn Độ bởi tình trạng cưỡng bức đang trở thành vấn nạn đáng báo động nơi đây. Cũng vì thế mà năm 2013 vừa qua, lượng du khách đến Ấn Độ đã giảm đáng kể.
3. Detroit
Video đang HOT
Đây là một ngạc nhiên lớn đối với những ai yêu thích thành phố lớn nhất của bang Michigan (Mỹ). Bên cạnh một thành phố sầm uất với các khu vui chơi giải trí thì nơi đây cũng ẩn chứa nhiều mối đe dọa. Detroit liên tục có tên trong danh sách các thành phố nguy hiểm nhất của Mỹ trong suốt 5 năm. Trong đó phải kể đến các tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
Hàn Quốc là nơi lý tưởng cho những chuyến du lịch. Tuy nhiên “người anh em” lân cận Bắc Triều Tiên lại là nước nguy hiểm cho khách du lịch. Tình hình chính trị ở đây khá căng thẳng vì vậy nếu không cẩn thận sẽ rất phiền hà. Các du khách sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra gắt gao để tìm hiểu về hoạt động chính trị và tôn giáo. Vì thế bạn sẽ không cảm thấy thoải mái và an toàn khi nghỉ mát ở đây.
5. Nam cực
Phong cảnh tuyệt đẹp ở Nam Cực như mời gọi du khách. Tuy nhiên nơi đây được cảnh báo là nơi không an toàn cho các chuyến du lịch. Nguyên nhân cực đơn giản là do thời tiết không thuận lợi. Nhiệt độ ở Nam cực thường xuyên xuống thấp, có khi xuống tới âm 60 độ C.
6. Myanmar
Có thể đối với các nước trong khu vực, Myanmar khá thoải mái và hiếu khách. Tuy nhiên đối với các nước phương Tây nơi đây lại chứa đầy hiểm họa. Các lực lượng quân đội có thái độ đặc biệt thù địch với khách nước ngoài. Hơn nữa nhiều người cho biết các bệnh viện ở Myanmar không được bảo đảm. Các dịch vụ tiện ích cũng bị hạn chế rất nhiều ở đất nước này.
Theo ngôi sao
Nhật Bản, Triều Tiên tiếp tục đàm phán với một vài dấu hiệu tích cực
Ngày 31/3, các quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên và Nhật Bản bắt đầu ngày thứ hai cuộc đàm phán tại Bắc Kinh với một vài dấu hiệu tích cực, sau sự thay đổi trong cách xử lý của Bình Nhưỡng về vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ.
Cuộc đàm phán cấp chính phủ Nhật- Triều ngày 30/4 (Ảnh: AFP)
Nhật Bản và Triều Tiên đã tiến hành cuộc đàm phán cấp chính phủ kéo dài hai ngày lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012, do ông Song Il-ho, Đại sứ Bắc Triều Tiên cùng với ông Junichi Ihara, tổng giám đốc Cơ quan châu Á và Các vấn đề đại dương, thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản chủ trì với mục đích bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản.
Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán được tổ chức tại Đại sứ quán Triều Tiên, trong khi ngày thứ hai lại được tổ chức tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Một vấn đề quan trọng đang chờ giải quyết giữa hai nước là vụ bắt cóc của hơn một chục công dân Nhật Bản trong quá khứ của Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Triều Tiên lại nói rằng, vấn đề này đã được giải quyết.
Ngày đầu tiên của cuộc cuộc đàm phán kết thúc vào tối 30/3, ông Ryu Song-il, một trong những đại biểu của Triều Tiên và Trưởng phòng các vấn đề Nhật Bản tại Bộ Ngoại giao của Bắc Triều Tiên, nói với các phóng viên rằng, chưa đạt được thỏa thuận nào trong cuộc đàm phán.
"Chúng tôi vẫn đang trong quá trình tham vấn cho chương trình nghị sự. Cả hai bên đưa ra những vấn đề cùng quan tâm ", ông Ryu cho biết.
Khi được hỏi về tình hình của cuộc đàm phán, ông Ryu cho rằng, không khí của buổi hội đàm diễn ra rất căng thẳng.
Bắc Triều Tiên và Nhật Bản nhất trí tiếp tục duy trì các cuộc đàm phán cấp chính phủ trong quá trình triệu tập chính thức của họ ở Trung Quốc hồi đầu tháng này khi các quan chức Hội Chữ thập đỏ của cả hai bên gặp nhau để thảo luận về việc hồi hương của những công dân Nhật Bản đã thiệt mạng ở Triều Tiên trong chiến tranh thế giới II.
Năm 2002,Triều Tiên thừa nhận đã bắt cóc 13 công dân Nhật Bản trong những năm70 và 80. Sau đó, họ 5 người được trở về nhà nhưng 8 người khác đã thiệt mạng. Tuy nhiên, các quan chức Nhật Bản cho rằng, vẫn có người còn sống.
Một trong những người Nhật mà Triều Tiên tuyên bố đã chết là Megumi Yokota, người bị bắt cóc vào năm 1977 khi mới 13 tuổi. Đầu tháng này, Triều Tiên cho phép cha mẹ của Yokota gặp con gái 26 tuổi của mình tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án thử nghiệm bắn hai tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên, và cho rằng động thái này là bất hợp pháp. Đáp lại, vào ngày 30/3, Triều Tiên tuyên bố "sẽ không loại trừ một hình thức thử hạt nhân mới nhằm tăng cường răn đe hạt nhân".
Bắc Triều Tiên và Nhật Bản chưa bao giờ thiết lập quan hệ ngoại giao, và vấn đề bắt cóc từ lâu đã là một trở ngại lớn trong việc bình thường hóa quan hệ song phương của họ.
Mai Hường
Theo VietBao.vn
Triều Tiên dùng đại sứ quán buôn lậu vũ khí? Bản báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết Triều Tiên đã sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nhằm né tránh lệnh trừng phạt bao gồm việc dùng các đại sứ quán để buôn lậu vũ khí. Theo nhóm 8 chuyên gia của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên đã dùng đến các thủ thuật phản tài chính để che giấu những thương...