Những điểm đáng chú ý trong chiến lược tình báo mới của Mỹ
Các cơ quan tình báo Mỹ đang phải đối phó “các mối đe dọa phức tạp và đa dạng chưa từng thấy” từ một loạt các đối thủ, một báo cáo dài 36 trang về chiến lược tình báo mới của Mỹ cho biết. Trung Quốc và Nga là những cái tên được nhắc tới trong chiến lược này.
Mỹ rất lo ngại về việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và có những tiến bộ nhảy vọt về công nghệ (Ảnh: AFP)
“ Thế giới đầy bất ổn và ngày càng phức tạp”
Theo CNN, trong số những cái tên được nêu ra trong chiến lược mới có Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran, cũng như một loạt các nhóm phi nhà nước và các mối đe dọa khủng bố đang “gây ra các thách thức trong các lĩnh vực truyền thống, phi truyền thống, hỗn tạp, quân sự, kinh tế và chính trị”.
Báo cáo tình báo được công bố tại Washington ngày 22/1 nói rằng các nỗ lực của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng và việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội nằm trong số “các mối đe dọa đa dạng chưa từng có” mà nước Mỹ phải đối mặt.
Báo cáo tình báo quốc gia, được công bố 4 năm một lần, cũng cảnh báo về các mối đe dọa tiềm tàng như việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân, các khả năng không gian mạng ngày càng tăng của các đối thủ của Mỹ và sự bất ổn chính trị toàn cầu.
Là chiến lược dẫn dắt cho 17 cơ quan tình báo của Mỹ, báo cáo sẽ thúc đẩy định hướng chiến lược của cộng đồng tình báo Mỹ trong 4 năm tới.
Bản báo cáo dài 36 trang nói rằng Mỹ “đối mặt với một thế giới đầy bất ổn và ngày càng phức tạp, trong đó các mối đe dọa càng trở nên đa dạng và liên hệ với nhau”.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats cho biết trong một bức thư đi kèm báo cáo rằng các cơ quan tình báo phải thích nghi để đối phó với điều mà ông gọi là “một môi trường phức tạp và bất ổn”.
“Chúng ta đối mặt với những thay đổi quan trọng trong môi trường nội địa và toàn cầu. Chúng ta phải sẵn sàng để đối mặt với các thách thức của thế kỷ 21 và để nhận diện các cơ hội cũng như các mối đe dọa ngày càng nổi lên”.
Báo cáo không xếp hạng các mối đe dọa. Nhưng phần đầu của báo cáo nhấn mạnh tới mối đe dọa gây ra do “các đối thủ truyền thống” vốn đang cố gắng tận dụng lợi thế của một trật tự thế giới hậu Thế chiến II đang yếu đi và xu hướng ngày càng cô lập ở phương Tây.
“Các nỗ lực của Nga nhằm gia tăng ảnh hưởng và quyền hạn nhiều khả năng sẽ tiếp diễn và có thể xung đột với các mục đích và ưu tiên của Mỹ tại nhiều khu vực”, báo cáo viết.
Video đang HOT
Mỹ lo Trung Quốc tiến bộ vượt bậc về công nghệ
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats (Ảnh: AP)
Báo cáo nhấn mạnh, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và có những tiến bộ nhảy vọt về công nghệ là những thách thức mà Mỹ phải đối mặt. Trung Quốc đang có những bước tiến về công nghệ trong thời gian ngắn hơn Mỹ từng mất trước đây, nhờ đó nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai nước.
SCMP dẫn lời một quan chức tình báo giấu tên từ Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia nhận định, tận dụng các lợi ích từ việc đưa hàng chục nghìn sinh viên và nhà nghiên cứu tới Mỹ và một chính sách quyết tâm nhằm đánh cắp và mua công nghệ Mỹ, Bắc Kinh “thúc ép khung thời gian” để bắt kịp và giờ đây sở hữu các khả năng đáng kể.
Báo cáo cũng đặt ra một trọng tâm cho cộng đồng tình báo Mỹ trong bối cảnh công nghệ thay đổi.
Chiến lược đã nhấn mạnh tới các thay đổi lớn của thế giới do sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là cường quốc quân sự và kinh tế toàn cầu, và các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ không gian mạng. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng cả Trung Quốc và Nga đều tiếp tục theo đuổi các vũ khí chống vệ tinh nhằm làm suy yếu an ninh và quân đội Mỹ.
Ngoài việc tên Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Nga là các mối đe dọa chính mang tầm quốc gia, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nói thêm rằng một loạt các nhóm các như các nhóm cực đoan, tội phạm… giờ đây cũng mạnh lên giờ các công nghệ mới.
“Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi là các lực lượng này kết hợp với nhau”, ông Coats nói.
“Các bạn sẽ nhìn thấy các lợi kết nối giữa các đồng minh phi truyền thống”, SCMP dẫn lời quan chức cấp cao giấu tên nói. “Vì thế, chúng ta cần các quan hệ đối tác với các đồng minh phi truyền thông, các quốc gia, địa phương và bản địa”.
Vào thời điểm công bố chiến lược tình báo vào năm 2014, các cuộc tấn công mạng, cùng với các đe dọa đối với an ninh kinh tế và chính trị và đối với an ninh bầu cử là những vấn đề đến sau. Nhưng giờ đây, đó là những vấn đề hàng đầu, do các cuộc tấn công liên tiếp mà Mỹ cáo buộc là xuất phát từ Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây, theo chiến lược mới.
Mỹ mất vị trí dẫn đầu trong vũ trụ
Báo cáo tình báo mới của Mỹ chỉ ra rằng một lĩnh vực khác khiến giới tình báo rất đau đầu là Mỹ mất vị trí đứng đầu vốn được duy trì trong nhiều năm trong vũ trụ.
Trung Quốc và Nga đã đặt mục tiêu cụ thể là đuổi kịp Mỹ trong vũ trụ, nhưng công nghệ và sự thương mại hóa đã khiến nhiều quốc gia và các bên tư nhân cũng có được các khả năng vũ trụ. “Chúng tôi lo ngại rất nhiều về sự lợi thế”, quan chức giấu tên trên nói.
Tăng cường minh bạch và nâng cao sự tín nhiệm
Ông Coats cũng cho hay, cộng đồng tình báo Mỹ phải cải thiện sự hợp tác giữa các cơ quan và phải sáng tạo hơn. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng phải hành động nhiều hơn để gia tăng cường sự minh bạch và nâng cao sự tín nhiệm của công chúng đối với hoạt động của họ, sau vụ rò rỉ tai tiếng của Edward Snowden vào năm 2013 về các chương trình theo dõi của Mỹ.
Theo New York Times, các lãnh đạo của các cơ quan tình báo Mỹ dự kiến sẽ có cuộc điều trần trước quốc hội vào đầu tháng 2 tới để đánh giá đầy đủ hơn về các mối đe dọa mà nước Mỹ đang đối mặt. Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats nhiều khả năng sẽ phải trả lời các câu hỏi tại cuộc điều trần về hoạt động gián điệp ngày càng gia tăng của Trung Quốc và “các nỗ lực tiếp diễn của Nga nhằm can thiệp vào các tổ chức dân chủ tại Mỹ và phương Tây”.
Các quan chức tình báo cấp cao tại buổi công bố chiến lược mới không nhắc tới các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ các kết quả điều tra tình báo. Ông Trump trước đó đã bày tỏ sự phản đối về các kết quả điều tra tình báo quan trọng liên quan tới cáo buộc Nga can thiệp bầu cử năm 2016 và vai trò của Ả rập Xê út trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhà báo Ả-rập Xê-út mất tích có quan hệ với Qatar?
Một cơ quan tình báo hàng đầu Ả-rập Xê-út bị nghi là đứng sau vụ thẩm vấn và có thể đã bắt cóc nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả-rập Xê-út ở Thổ Nhĩ Kỳ với nghi vấn rằng người này có quan hệ với Qatar, đối thủ trong khu vực của Riyadh sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh năm ngoái.
Nhà báo Jamal Khashoggi (Ảnh: Reuters)
CNN dẫn 3 nguồn thạo tin cho biết, những người bị nghi đứng sau vụ mất tích bí ẩn của của ông Khashoggi ở lãnh sự quán Ả-rập Xê-út tại Istanbul ngày 2/10, dường như được chỉ đạo bởi một quan chức cấp cao trong Tổng cục tình báo tổng thống (GIP), cơ quan tình báo chính của Ả-rập Xê-út.
Một nguồn tin nói rằng quan chức trên có thể có liên quan tới vòng tròn quyền lực của Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman. Tuy nhiên, CNN vẫn chưa có nguồn tin chính xác là liệu ông bin Salman có liên quan tới vụ việc hay không dù trước đó hãng tin này dẫn lời một số quan chức Mỹ nhận định rằng chiến dịch này sẽ không thể thực hiện nếu Thái tử không hay biết gì về kế hoạch.
Nguồn tin thứ 2 nói rằng quan chức cấp cao trên tự sắp xếp và điều đội ngũ dưới quyền ông tới thẩm vấn ông Khashoggi do có nghi ngờ nhà báo này có quan hệ với Qatar, đối thủ trong khu vực của Riyadh sau cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh năm 2017. Hiện cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Khashoggi có mối liên hệ với Doha, theo CNN.
Căng thẳng giữa Qatar và Ả-rập Xê-út bùng phát vào tháng 6 năm ngoái khi liên minh các nước do Ả-rập Xê-út dẫn đầu cắt đứt quan hệ ngoại giao và cô lập kinh tế với Qatar vì cáo buộc Doha tài trợ khủng bố. Qatar đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này. Đến nay, cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vẫn chưa được giải quyết triệt để và căng thẳng giữa Doha và Riyadh vẫn chưa lắng dịu.
Nguồn tin thứ 3 nói rằng người lên kế hoạch chiến dịch liên quan tới nhà báo Khashoggi dường như đã không trình báo rõ ràng trước với Riyadh, động thái đã đẩy chính phủ Ả-rập Xê-út vào thế bị động và không có đầy đủ thông tin rõ ràng trong nhiều ngày qua.
Ngày 16/10, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thái tử bin Salman cho biết Ả-rập Xê-út đã bắt đầu điều tra và sẽ mở rộng quy mô nếu cần thiết và sẽ đưa ra câu trả lời sớm nhất.
Jamal Khashoggi, một cây viết bình luận cho Washington Post, xuất hiện lần cuối cùng là khi vào lãnh sự quán Ả-rập Xê-út ở Istanbul ngày 2/10 lấy giấy tờ kết hôn. Hôn thê của ông chờ bên ngoài và khẳng định rằng không thấy ông đi ra kể từ đó dù phía Riyadh trước đó nói khẳng định rằng ông đã sống sót rời khỏi lãnh sự quán.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, Jamal Khashoggi có thể đã bị một biệt đội gồm 15 sát thủ sát hại và Ả-rập Xê-út phải chịu trách nhiệm cho việc này. Istabul cho biết họ nắm giữ các video và băng ghi âm có thể làm bằng chứng chứng minh ông Jamal đã bị sát hại.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho CNN hình ảnh hộ chiếu của 7 nghi phạm nằm trong biệt đội sát thủ. Những hình ảnh này được chụp vào ngày 2/10. Trong danh sách này có một số nhân vật có liên quan tới chính quyền Ả-rập Xê-út, hoặc nghi là có quan hệ với Thái tử bin Salman.
Trong thông báo ngày 16/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng các điều tra viên Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện khám xét bên trong tòa nhà lãnh sự quán trong 9h đồng hồ và cho biết một số vật liệu tại tòa nhà dường như đã bị sơn lên để che giấu những thứ bên dưới.
"Chúng tôi hy vọng có thể đi đến kết luận hợp lý càng sớm càng tốt, vì cuộc điều tra đang xem xét nhiều vật dụng như chất độc và những nơi có chất độc bị loại bỏ bằng cách sơn lên", ông Erdogan nói.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Sự cố bất ngờ khi ông Trump nói đặt trọn niềm tin vào tình báo Mỹ Một sự cố bất ngờ đã xảy ra khi Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu về các cơ quan tình báo Mỹ tại Nhà Trắng hôm qua 17/7. Đèn trong Nhà Trắng tắt phụt khi Tổng thống Trump phát biểu về tình báo Mỹ (Ảnh: RT) "Tôi đặt trọn niềm tin và sự ủng hộ vào các cơ quan tình báo...