Những điểm chính trong bài phát biểu mới nhất về Ukraine của Tổng thống Putin
Tổng thống Vladimir Putin đã có bài phát biểu sâu rộng về cuộc khủng hoảng Ukraine vào ngày 16/3 khi ông gặp lãnh đạo các khu vực để thảo luận biện pháp hỗ trợ kinh tế xã hội nhằm đối phó với làn sóng trừng phạt từ phương Tây.
Theo đài RT, trong bài phát biểu, ông Putin đã cung cấp thông tin về cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine, nguyên nhân và các mục tiêu mà Nga theo đuổi.
Xung đột là không thể tránh khỏi
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Putin nhấn mạnh phát động chiến dịch quân sự đặc biệt là lựa chọn duy nhất còn lại để Nga chấm dứt tình trạng đổ máu kéo dài nhiều năm ở miền đông Ukraine. Cũng theo nhà lãnh đạo Nga, nếu chỉ giới hạn phạm vi chiến dịch đặt biệt tại các nước cộng hòa tự xung ở Donbass thì sẽ chỉ khiến cuộc chiến leo thang, chứ không hạ nhiệt được xung đột.
Theo Tổng thống Putin, trong khi tiến hành cuộc chiến chống lại các khu vực ở Donbass, Chính phủ Ukraine cũng đã chuẩn bị cuộc tấn công qui mô lớn để tái chiếm Donbass. Gần 14.000 dân thường, gồm cả trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 8 năm qua này. Chính quyền Ukraine cũng tìm cách tấn công Crimea, vốn đã tách khỏi nước này vào năm 2014 và sáp nhập vào Nga thông qua cuộc trưng cầu ý dân.
Ông Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu: “Được Mỹ và các nước phương Tây khác khuyến khích…, việc Ukraine tấn công lớn vào Donbass, và sau đó là Crimea, chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã phá vỡ những kế hoạch ấy”.
Video đang HOT
Ukraine chuyển sang tâm lý chống Nga
Chính quyền Ukraine đã công khai tuyên bố mục tiêu của họ là có được vũ khí hủy diệt hàng loạt, cụ thể là bom hạt nhân và các phương tiện vận chuyển. Ông Putin cho rằng những hệ thống như vậy sẽ được sử dụng để nhắm vào Nga sau khi đã sẵn sàng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kive ngày 15/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Putin cũng đề cập đến các cáo buộc về mạng lưới phòng thí nghiệm sinh học của Ukraine. Các cơ sở này nằm rải rác trên khắp Ukraine và có thể đã tham gia phát triển vũ khí sinh học với sự hỗ trợ trực tiếp của Mỹ. Các cáo buộc này bị các quan chức hàng đầu Mỹ bác bỏ.
Trong vài năm qua, do ảnh hưởng của phương Tây, chính quyền Ukraine đã biến nước này thành quốc gia có tâm lý chống Nga. Ông Putin cho rằng mục tiêu duy nhất của chính quyền Ukraine đương nhiệm là kéo cuộc xung đột kéo dài càng lâu càng tốt. Ông nói: “Họ được cung cấp ngày càng nhiều vũ khí, họ được cung cấp thông tin tình báo, nhận được trợ giúp khác, trong đó có cố vấn quân sự và lính đánh thuê”.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cáo buộc phía Ukraine đang tấn công bừa bãi và gây thương vong cho dân thường, đồng thời cố gắng đổ lỗi cho Nga bằng những lời nói dối trắng trợn. Báo chí châu Âu và Mỹ thậm chí còn không nhận thấy thảm kịch này ở miền Đông Ukraine, như thể không có gì xảy ra.
Sự thống trị của phương Tây sụp đổ
Tổng thống Nga cho rằng mong muốn của phương Tây trong duy trì thống trị toàn cầu chính là gốc rễ của tình trạng hỗn loạn đang diễn ra ở Ukraine, cũng như các cuộc khủng hoảng ở các khu vực khác trên toàn cầu.
Ông nói: “Ngày nay, toàn bộ hành tinh phải trả giá cho những tham vọng của phương Tây, vì những nỗ lực bằng mọi cách để duy trì sự thống trị đang sụp đổ”.
Chẳng hạn, tác động của các lệnh trừng phạt chống Nga đã ảnh hưởng tới người dân phương Tây và giới chức phương Tây lại đang cố gắng đổ lỗi cho Nga.
Ukraine kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ
Trong khi đó, trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ ngày 16/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ, đồng thời nhắc lại đề nghị thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine.
Người Ukraine sơ tán sang Przemysl, Đông Nam Ba Lan ngày 15/3. Ảnh: PAP/TTXVN
Trước đó, Ukraine đã nhiều lần kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, nhưng tổ chức này từ chối. Sau cuộc họp khẩn cấp ngày 4/3 của các ngoại trưởng NATO, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh có trách nhiệm đảm bảo rằng xung đột ở Ukraine không lan ra ngoài biên giới nước này. Ông khẳng định “NATO đã thực hiện những biện pháp trừng phạt chưa từng có, chúng tôi hỗ trợ Ukraine, nhưng NATO không phải là một phần của cuộc xung đột. NATO là một liên minh phòng thủ, chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh hoặc xung đột với Nga”.
Trong một phát biểu ngày 15/3, Tổng thống Zelensky tuyên bố đã đến lúc phải thừa nhận rằng nước này sẽ không trở thành một thành viên NATO. Ông Zelensky nhấn mạnh Ukraine cần tìm kiếm các hình thức hợp tác mới với phương Tây và đảm bảo an ninh.
Về tình hình đàm phán, vòng đàm phán thứ tư giữa Nga và Ukraine ngày 16/3 theo hình thức trực tuyến đã tập trung thảo luận trọng tâm về cơ chế trung lập cho Ukraine. Giới chức hai nước đánh giá đàm phán đang trong giai đoạn quan trọng và có cơ hội đạt được thỏa hiệp.
Tổng thống Putin cảnh báo Phương Tây mất vị thế thống trị toàn cầu
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ và các đồng minh áp đặt lên Nga đang đánh dấu thời điểm kết thúc của một kỷ nguyên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu hôm 16/3, Tổng thống Putin nhấn mạnh kể từ lúc này, phương Tây sẽ mất đi "vị thế thống trị toàn cầu" cả về chính trị và kinh tế. Nhà lãnh đạo Nga cũng tuyên bố: "Huyền thoại về nhà nước phúc lợi phương Tây đang sụp đổ. Hơn nữa, cả hành tinh đang phải trả giá cho những tham vọng của phương Tây và nỗ lực duy trì sự thống trị bằng mọi giá".
Tổng thống Nga dự đoán tình trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang ảnh hưởng xấu đến tất cả nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, khi đề cập đến quyết định đóng băng tài sản ngân hàng trung ương Nga của một số cường quốc phương Tây, ông Putin tuyên bố rằng điều này sẽ chỉ làm suy yếu lòng tin đối với các quốc gia đó và khiến các quốc gia khác phải cân nhắc kỹ trước khi gửi tài sản ở những nơi đó.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Moskva đã phản tác dụng đối với chính Mỹ và châu Âu. Về phần mình, ông cho rằng nền kinh tế Nga sẽ thích ứng tốt với thực tế mới trước những biện pháp trừng phạt này. Tổng thống Putin cũng cho biết ông đã yêu cầu tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Ông cũng cam kết hỗ trợ cho các gia đình có trẻ nhỏ và tăng các khoản thanh toán xã hội trong trường hợp xảy ra lạm phát.
Liên quan đến cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Putin khẳng định sẵn sàng thảo luận về cơ thế trung lập cho Ukraine nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, nhưng khẳng định Moskva sẽ thúc đẩy để đạt được các mục tiêu đề ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia láng giềng này.
Tổng thống Putin: Ngân hàng trung ương Nga không cần in thêm tiền Nga hiện có đủ nguồn lực tài chính để đối phó với những thách thức hiện nay, và Ngân hàng trung ương nước này không cần in thêm tiền. Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp ngày 16/3 về các biện pháp hỗ trợ kinh tế - xã hội cho các địa phương. Tổng thống Nga Vladimir...