Những điềm báo vợ chồng trước sau cũng ly hôn, khó tránh đau lòng!
Một cuộc ly hôn luôn có những điềm báo mà không phải vợ chồng nào cũng nhận ra…
Sau thời gian đầu, vợ chồng sẽ dần bị thất vọng và hụt hẫng, dẫn đến tình cảm cũng rạn vỡ theo – Ảnh minh họa: Internet
Quá quấn quýt khi mới cưới
Dấu hiệu này có vẻ nhiều người không mấy nhận ra, vì rõ ràng mới cưới là lúc vợ chồng hạnh phúc và muốn gần nhau nhiều nhất. Nhưng đừng vì vậy mà chủ quan, hôn nhân lúc này luôn cần nhiều hơn và tình yêu dành cho nhau.
Theo kết quả của một nghiên cứu, các cặp đôi sau 7 năm ly hôn đều có thời gian mới cưới quá gần gũi và quấn quýt lấy nhau. Với những cặp vợ chồng có cuộc hôn nhân bắt đầu quá hạnh phúc màu hồng thì thường dễ ly hôn hơn. Vì thời gian hôn nhân kéo dài luôn dễ dập tắt đi ngọn lửa mãnh liệt ban đầu. Sau thời gian đầu, vợ chồng sẽ dần bị thất vọng và hụt hẫng, dẫn đến tình cảm cũng rạn vỡ theo.
Lấy nhau khi dưới 20 hay sau 32
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, những cặp vợ chồng lấy nhau khi chưa 20 đến trước 30 tuổi thường dễ đổ vỡ hôn nhân. Tỉ lệ ly hôn càng cao hơn với những cặp đôi tuổi teen.
Theo giáo sư Nicolas Wolfinger, sau 32 tuổi, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng sẽ tăng 5% hằng năm. Độ tuổi đẹp nhất để kết hôn là từ 23 đến 27 tuổi, vì lúc này bạn đã đủ chín chắn cả về thể chất lẫn tinh thần, có thể ổn định tài chính và sự nghiệp. Chính từ nền tản này, cả hai sẽ có thể cùng nhau xây dựng gia đình viên mãn về sau.
Chồng không có việc làm ổn định
Video đang HOT
Tài chính luôn là yếu tố quan trọng trong hôn nhân, không là tiên quyết nhưng nhất quyết phải ổn định. Từng có nghiên cứu chứng minh rằng khi chồng không ổn định trong sự nghiệp thì khả năng ly hôn đạt tới 3,5%, hơn tỷ lệ 2,5% với cặp đôi có chồng đi làm ổn định.
Tài chính luôn là yếu tố quan trọng trong hôn nhân, không là tiên quyết nhưng nhất quyết phải ổn định – Ảnh minh họa: Internet
Vợ hay khóc thầm
Khi vợ khóc mà không để ai thấy chính là vì quá khổ tâm, và gặp phải một người chồng quá vô tâm. Hôn nhân cần sự chung tay gánh vác trách nhiệm của cả hai người, nếu 1 người từ chối thì chỉ có đổ vỡ. Vợ khóc thầm chính là vì thiếu yêu thương, quan tâm từ chồng, ấm ức vì phải cực khổ một mình. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho chồng về một tương lai gia đình ly tán.
Không tôn trọng nhau
Theo nhà tâm lý học John Gottaman, trong hôn nhân có 4 hành vi trực tiếp dẫn đến ly hôn: Coi thường, chỉ tích, phòng thủ và lạnh nhạt. Đây cũng là 4 điềm báo ly hôn rõ ràng nhất.
Nếu hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung, không dành đủ tôn trọng, thấu hiểu cho nhau, thì mong muốn tìm kiếm đối tác mới sẽ nảy sinh. Không thể biết nhau đang cảm thấy thế nào, không quan tâm suy nghĩ của nhau, chỉ càng làm nhau tổn thương hơn.
Coi thường, chỉ trích, phòng thủ và lạnh nhạt. Đây cũng là 4 điềm báo ly hôn rõ ràng nhất – Ảnh minh họa: Internet
Chồng quá bảo thủ
Kết quả một cuộc nghiên cứu vào năm 2017 cho biết, người chồng bảo thủ, cố chấp, khăng khăng mình đúng thường dễ bị vợ chủ động ly hôn trước. Đơn giản vì trong hôn nhân giao tiếp chính là cách hàn gắn những tổn thương và mâu thuẫn. Khi chồng không chịu lắng nghe, vợ sẽ dần chán phải giải thích hay giao tiếp. Khi khoảng cách giữa vợ chồng hình thành, người mệt mỏi nhất sẽ là vợ.
Nói xấu bạn đời
Hôn nhân có hạnh phúc hay không, chỉ cần nghe cách vợ hay chồng nói với bạn bè. Nếu họ yêu thương nhau, họ sẽ đủ tôn trọng để nói những lời tốt đẹp dành cho nhau. Nhưng một khi họ chỉ có thể dành cho nhau những lời khó nghe, thất vọng thì cuộc hôn nhân này khó mà bền lâu.
Hạnh phúc luôn đi kèm với trách nhiệm. Có nghĩa là hạnh phúc vừa đủ, trách nhiệm cũng phải vừa gánh. Đừng mang vác cho vợ chồng quá nhiều áp lực bổn phận. Hơn hết, hãy duy trì cảm giác hạnh phúc như thuở yêu nhau. Cả hai nên có những buổi hẹn hò riêng vào cuối tuần, dành thời gian thấu hiểu nhau hơn. Vợ chồng cũng nên có sự thống nhất về hệ tư tưởng và quan niệm về hôn nhân để dễ hòa hợp và giữ gìn hạnh phúc hơn.
Theo Phunuvagiadinh
Ngày bố chồng mất, em dâu thản nhiên thốt ra những lời này khiến chồng tôi nổi giận còn mẹ chồng đột quỵ
Em dâu tôi đúng là kiểu người "qua cầu rút ván" không hơn không kém.
Cùng phận làm dâu mà tôi không sao ưa nổi em dâu mình. Nhà chồng tôi chỉ có hai anh em. Chồng tôi là con cả nên ở nhà từ đường với bố mẹ chồng. Vợ chồng em trai xây nhà ở ngay cạnh bên. Tuy mang tiếng ở riêng nhưng tới bữa cơm nào cũng có mặt hai đứa con của họ. Đến mức nhiều khi không kiềm chế được bực mình, tôi hỏi: "Bố mẹ hai đứa không nấu ăn à?" thì tụi nhỏ hồn nhiên nói: "Mẹ nói con xuống nhà bác ăn cho ngon, nhà bác giàu". Tôi cứng họng. Là em dâu tôi chỉ bày con mình như thế đó.
Có lần tôi bực mình quá, đuổi hai đứa về nhà ăn thì bố mẹ chồng tôi lại đứng ra can ngăn. Bố chồng tôi nói dù sao cũng chỉ là hai đứa nhỏ, ăn uống không bao nhiêu, đuổi về lại mất lòng anh chị em. Chồng tôi cũng ngại em dâu nên lắc đầu bảo tôi thôi. Thế mà em dâu biết được, em ấy chạy xuống, cầm roi đánh hai con mình một trận để dằn mặt tôi.
Thế mà em dâu biết được, em ấy chạy xuống, cầm roi đánh hai con mình một trận để dằn mặt tôi. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi không chỉ lo cúng giỗ, tiệc Tết mà còn phải chăm nuôi bố mẹ chồng. Bố chồng tôi bị bệnh tim nên trở trời lại lên cơn khó thở. Mỗi lần ông nhập viện là tôi vừa tốn tiền vừa tốn công. Tôi không muốn bố chồng nằm viện công chật chội nên đưa ông qua bệnh viện quốc tế nằm.
Em dâu tôi không góp một đồng nào còn ra ngoài nói tôi tỏ vẻ giàu có, để bố nằm ở viện quốc tế này nọ. Đã thế, em ấy cũng không xuống chăm ông lấy một lần. Biết vợ chồng tôi giận vợ chồng em trai, bố mẹ chồng thường hay lựa lời an ủi. Ông bà nói đời này may mắn mới gặp tôi, chứ nếu có hai đứa con dâu như em dâu thì ông bà chết sớm.
Hàng tháng ngoài tiền lương hưu, tôi thường đưa bố mẹ chồng thêm vài triệu tiêu vặt. Ông bà muốn mua gì, thèm ăn gì thì tự ra ngoài đầu phố ăn. Nhưng em dâu tôi cứ xúi con mình xuống xin tiền ông bà. Mỗi khi cháu đòi này nọ, em dâu tôi lại phẩy tay nói: "Xuống xin ông bà nội đi. Ông bà nội giàu lắm". Thế là hai đứa kéo nhau xuống xin tiền ông bà. Tôi tức quá, nói ông bà già rồi, làm gì có tiền mà cho. Thì thằng anh nói: "Mẹ con nói bác cho tiền ông bà nhiều lắm. Bác giàu mà".
Ảnh minh họa
Bố chồng tôi mới mất được hai ngày nay. Hiện giờ bố còn chưa đưa ra nghĩa địa mà nhà tôi đã rối tung lên. Chiều nay, chồng tôi mới thẳng tay tát em dâu hai cái vì tức. Mẹ chồng tôi lên cơn đột quỵ phải nhập viện cấp cứu.
Nguyên do vì tang gia bối rối nên thiếu thứ này thứ nọ. Chồng tôi lại rất thương bố nên khóc sưng cả mắt, lúc nào cũng túc trực bên quan tài. Chỉ có mỗi tôi chạy lo đủ thứ từ liên hệ dịch vụ tang lễ, mua nhang đèn, nấu nướng đãi bà con đến phúng viếng, nấu cơm chay cho thầy sư ăn.
Lúc đó, em dâu vẫn nhởn nhơ sáng đi làm, chiều về ghé xuống một tí cho xong. Một người bà con thấy thế, ngứa mắt nói: "Con dâu đúng là như nước lã ấy". Không ngờ, em ấy đốp chát thẳng: "Sống với ai người đó lo chứ? Tiền vàng đưa hết cho vợ chồng bả (chỉ vợ chồng tôi) thì 2 người đó phải tự lo lấy. Tui để tang là ngon lắm rồi".
Chồng tôi nghe được, mặt anh đỏ lên vì tức. Anh tát em ấy hai cái ngã dúi dụi xuống nền nhà, sau đó tự tay anh cởi khăn tang trên đầu em dâu rồi đuổi em ấy về. Lần này thì em trai chồng cũng nổi điên lên. Một lát sau đã nghe nhà trên ấy đồ đạc bể loảng xoảng, tiếng em dâu khóc lóc xin tha. Mẹ chồng tôi chạy lên, thấy em trai đập phá chửi mắng em dâu thì ngã xuống đột quỵ. Nhà tôi rối tung rối mù lên.
Giờ em dâu tôi bỏ về nhà ngoại nhưng không dẫn con theo. Em trai chồng đòi ly hôn. Mẹ chồng nằm viện. Bố chồng tôi chiều nay hỏa táng. Thú thật, tôi đuối sức rồi. Sao cùng một lúc mà mọi chuyện ập đến quá nhanh. Theo mọi người, có nên thúc đẩy luôn việc ly hôn của vợ chồng họ không? Chứ tôi không sao ưa nổi em dâu mình.
Theo Afamily
Bài học đắng cay khi lạm dụng "con dao hai lưỡi" - dọa ly hôn Cuộc sống hiện đại, tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao. Nguyên nhân có rất nhiều, song có cả những lý do "lãng xẹt", xuất phát từ câu nói cửa miệng của nhiều cô vợ mà mục đích ban đầu chỉ nhằm "dằn mặt" đối phương. Ảnh minh họa Khi từ "ly hôn" được dùng làm vũ khí Vợ chồng chị Hoàng...