Những địa điểm tự nhiên không có tiếng ồn nhân tạo hiếm hoi trên thế giới
Những địa điểm này gần như không có tiếng ồn do con người tạo ra mà chỉ có tiếng động từ thiên nhiên như tiếng của rừng cây, tán lá chuyển động, tiếng chim hót, tiếng sóng vỗ bờ…
Một khu vực yên tĩnh hiếm hoi trên thế giới không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn nhân tạo
Những địa điểm yên tĩnh hiếm hoi trên Trái Đất, nơi bạn không nghe thấy gì ngoài âm thanh của thiên nhiên xung quanh mình, ngày càng hiếm.
Đến cả những góc hẻo lánh ở các công viên quốc gia hay sâu trong Bắc Băng Dương, bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng ồn ào do con người tạo ra.
Với con người, ô nhiễm tiếng ồn đã được chứng mình sẽ liên quan đến các bệnh về tim mạch, các vấn đề sức khoẻ tâm thần, suy giảm nhận thức ở trẻ.
Với các loài động vật, tiếng ồn là gián đoạn việc điều hướng, nghi thức giao phối, giao tiếp và có thể gây mất thính giác.
Quiet Parks International (QPI) là một tổ chức phi chính phủ đặt mục tiêu đưa sự yên tĩnh của thiên nhiên đến với người dân trên toàn thế giới, bằng cách đánh giá và bảo vệ những nơi yên tĩnh cuối cùng trên hành tinh.
QPI sẽ kiểm tra đánh giá và sẽ cấp chứng chỉ “Công viên yên tĩnh” cho những địa điểm đạt yêu cầu. Hiện tại tổ chức đang theo dõi, phân tích đánh giá khoảng 260 địa điểm tiềm năng trên khắp thế giới.
Đối với một địa điểm đáp ứng các tiêu chí lựa chọn được giấy chứng nhận công viên yên tĩnh, nó phải trải qua một số bài kiểm tra bao gồm đo “khoảng thời gian không có tiếng ồn do con người tạo ra. Khoảng thời gian quy định là 15 phút, chỉ có tiếng động của thiên nhiên.
Nhóm sẽ phân tích các bản ghi âm từ từng địa điểm và xem xét cùng với các dữ liệu khác ví dụ như dữ liệu thu thập được từ bản đồ giao thông đường bộ và đường hàng không hoặc sự hiện diện của các ngành công nghiệp địa phương.
Matt Mikkelsen, người ghi âm cho biết: “Chúng ta đang mất cơ hội lắng nghe tiếng thiên nhiên mà không bị ô nhiễm tiếng ồn làm phiền”.
QPI hy vọng rằng danh sách các địa điểm yên tĩnh tăng lên sẽ tạo thuận lợi cho những người mong muốn tìm đến các địa điểm không tiếng ồn trong tự nhiên.
Dưới đây là một số địa điểm trong tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn:
Khu vực sông Zabalo ở Amazon, Ecuador là nơi đầu tiên được trao danh hiệu Công viên Yên tĩnh Hoang dã vào năm 2019.
Video đang HOT
Vào tháng 7, Hampstead Heath của London, Anh cũng được trao danh hiệu Công viên Yên tĩnh. Du khách có thể hoàn toàn đắm mình trong môi trường tự nhiên và cảm thấy tách biệt khỏi thành phố.
Khu bảo tồn thảo nguyên Mỹ ở Montana đang được xem xét
Vườn quốc gia Grasslands ở Saskatchewan, Canada.
Công viên Bang Big Bend Ranch ở Texas, Mỹ là một trong những ứng cử viên.
Khu bảo tồn Thiên nhiên NamibRand ở Namibia
Rừng Bialowieza ở Ba Lan cũng đang được xem xét trở thành công viên yên tĩnh.
Vườn quốc gia Haleakala trên đảo Maui, Hawaii, Mỹ
Khu vực Canoe Boundary Waters ở Minnesota, Mỹ
Chàng trai Sài Gòn mê Đà Lạt, bỏ phố lên rừng
Sau chuyến đi xuyên Việt, Hùng Đức nhận ra mình yêu cuộc sống với tiếng chim hót mỗi sáng, những buổi hái nấm rừng, trồng rau hơn sự xô bồ.
Tháng 3/2021, chàng trai 21 tuổi từ bỏ công việc văn phòng ở công ty gia đình, dọn đồ đạc lên Đà Lạt sinh sống. Anh ứng tuyển vào làm nhân viên pha chế ở một nông trại, kết hợp quán cà phê, cắm trại giữa rừng. Đây cũng là công việc anh yêu thích từ những ngày còn ngồi ghế nhà trường. Khoảng thời gian rảnh, anh phụ trách thêm việc chụp ảnh, chuẩn bị cắm trại, hướng dẫn khách tham quan...
Mùa dịch, quán cà phê đang dừng đón khách, Hùng Đức vẫn ở lại đây với những người bạn thân thiết và gia đình chủ nông trại. Hàng ngày, công việc chính của các thành viên là trồng sau sạch, chăm sóc khu vườn, thu hoạch trái cây. Nhiều hôm cả nhóm cùng nhau vào sâu trong rừng hái nấm, hái quả, cắm trại đàn hát giữa thiên nhiên.
Mỗi sáng, Đức bị đánh thức bởi tiếng chim hót thay vì tiếng còi xe inh ỏi của Sài Gòn. Xung quanh anh luôn là những hàng thông cao vi vu trong gió, thay vì những tòa nhà chọc trời và con đường chen chúc người qua. Khi ở thành phố dịch bệnh đang căng thẳng, giữa núi rừng chỉ có nhóm người của Đức sinh sống, không gặp gỡ ai.
Quyết định thay đổi từ những chuyến đi
Sinh ra và lớn lên ở TP HCM, đậm chất thành thị và không có ý niệm về thiên nhiên hoang dã là điều Đức mô tả về mình trước đây. Cuối năm 2018, khi còn là sinh viên ngành quản trị khách sạn, anh bắt đầu có những chuyến tự đi phượt tới Vũng Tàu bằng xe máy để có thêm trải nghiệm về ngành nghề. Sau chuyến đi, anh nhận ra mình "nghiện" du lịch, thích được lái xe đến những vùng đất mới, rời khỏi kẹt xe và khói bụi thành phố.
Thời gian rảnh, Đức lại chạy xe lên Đà Lạt để tìm hiểu về cách trồng cây, chăm sóc cà phê, phục vụ đam mê pha chế và chụp ảnh. Một năm, nhận thấy bản thân không phù hợp với ngành đang theo học, Đức rời khỏi ghế nhà trường để tập trung vào thực hiện sở thích. Mỗi cuối tuần, điểm đến quen thuộc của anh vẫn là Đà Lạt, cách nơi ở 6 giờ chạy xe.
Mỗi lần tới, Đức lựa chọn ở một homestay khác nhau, tiêu chí là yên tĩnh, cách xa thành phố, có tầm nhìn núi rừng. Những chuyến đi về sau, anh chuyển sang mua lều đề cắm trại trong rừng.
Ngày thu hoạch rau ở nông trại Makakamp
Tháng 6/2020, Đức có chuyến đi xuyên Việt lần đầu tiên, kéo dài một tháng. Từ TP HCM anh men theo quốc lộ 1A tới Đà Lạt, Khánh Hòa, rồi chạy dọc đường biển qua Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An... tới Hà Nội và khám phá các tỉnh thành miền Bắc.
Tiếc nuối những địa điểm chưa được ghé thăm, cùng năm Đức chạy xe xuyên Việt lần 2. Lần này anh chọn đường mòn Hồ Chí Minh, được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn. Chuyến đi này, Đức cũng dành thời gian ở lại sống cùng người dân tộc HMông ở Mù Cang Chải (Yên Bái), sau đó khám phá Lào Cai, Lai Châu.
Sau chuyến đi, Đức chuyển về công ty của gia đình làm việc văn phòng. Hàng ngày phải thức dậy kịp giờ đi làm, không gian văn phòng là 4 bức tường đã khiến anh nhận ra mình yêu thiên nhiên và phù hợp với những chuyến đi hơn. Anh chạy xe máy xuyên đêm từ TP HCM đến TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để du lịch, đồng thời tìm hiểu về cà phê.
"Đến đây, mình có chút hẫng hụt vì đại ngàn hùng vĩ trong tưởng tượng đã trở thành đồi trọc, những chú voi bị xiềng xích để làm dịch vụ du lịch. Rất may sau đó mình đã đọc được bài báo nói Đắk Lắk sẽ bỏ dịch vụ này", Đức nói.
Dọc đất nước Việt Nam, Đức nhận thấy mình yêu mến Đà Lạt nhất vì nơi đây có khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Thiên nhiên và con người ở đây cũng vô cùng hòa hợp, có thể nhận thấy ở nhà nào cũng có một vài chậu hoa. Ngoài ra nơi đây cũng là vùng đất thích hợp để trồng trọt, nghiên cứu về cà phê và không quá xa Sài Gòn, để anh có thể về thăm gia đình.
Khung cảnh bình yên bên trong nông trại.
Những ngày sống trong rừng
Đức chia sẻ, việc sống giữa rừng không quá khó khăn đối với anh, vì trước đó đã có kinh nghiệm từ những lần đi rừng và quen thuộc với Đà Lạt giống như ngôi nhà thứ 2. Dù vậy mùa mưa cũng rất ảnh hưởng tới cây trồng. Có lần bão đi qua, cả vườn bắp 1.000 cây của nông trại đều bị ngã rạp. Hay có ngày mưa đá, những cây con mới trồng đều bị dập, gió lớn làm bật gốc những cây lớn hơn.
Bù lại, sau mỗi cơn mưa lớn ở Đà Lạt, thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho những loại nấm đặc sản rừng thông phát triển như nấm gan bò, nấm xơ mít, nấm sữa, nấm mối... Những ngày trời nắng đẹp sau mưa là lúc cả nhóm khăn gói lên rừng hái nấm.
Nhiếp ảnh và pha chế là niềm đam mê lớn nhất của Đức.
Gần 4 tháng về rừng, điều lớn nhất Đức nhận được là tinh thần thoải mái, không có áp lực. Sức khỏe cũng tốt hơn khi được hít thở không khí trong lành, ăn thực phẩm sạch ở nông trại, ở rừng. Ngoài ra cuộc sống giữa rừng cũng giúp ích cho công việc của anh. Rừng mang đến nhiều ý tưởng để anh sáng tạo và tìm thêm những nguyên liệu tự nhiên trong đồ uống. Đặc biệt mỗi lần lên rừng, anh lại thu được bộ ảnh đẹp, kiến thức về thiên nhiên.
Chia sẻ kinh nghiệm về việc đi rừng, Đức cho rằng nên đi cùng bạn đồng hành để hỗ trợ khi gặp tình huống nguy hiểm như té ngã, kiệt sức, rắn cắn... Trước khi đi dã ngoại trong rừng thì nên trang bị kiến thức và các kỹ năng sinh tồn như cấu tạo, địa hình khu rừng, ngoài ra là các loài động, thực vật đặc hữu ở đó. Trang phục thích hợp là giày cao cổ, trang phục kín chân tay để tránh côn trùng. Ngoài ra cũng cần mang theo dụng cụ cứu hộ, đèn pin, la bàn.
Cuối cùng, Đức cho rằng khi đi vào rừng thì chỉ nên để lại những dấu chân, đừng để lại một mảnh rác hay những tán cây, ngọn cỏ bị bẻ rạp. "Tốc độ hồi sinh của rừng chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tàn phá rừng của con người cho nên hãy tôn trọng rừng, tôn trọng thiên nhiên như tôn trọng chính bản thân mình vậy", anh nói.
Không chỉ vì Euro 2020, 4 sai lầm phổ biến khiến bạn mất ngủ khi đi du lịch Thay đổi múi giờ, sự phấn khích, giường khách sạn hỏng, tiếng ồn lạ,...và nhiều lý do khác khiến bạn không thể ngủ khi đang đi du lịch. Tiến sĩ Rebecca Robbins là Giảng viên Y khoa tại Trường Y Harvard, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham, và là Chuyên gia về giấc ngủ đã chỉ ra một số sai lầm có...