Những địa điểm tâm linh phải ghé thăm ở Cố đô Hoa Lư
Với nhiều người, hành trình khám phá Cố đô Hoa Lư là hành trình tâm linh qua nhiều địa điểm thiêng liêng gắn với lịch sử nước Việt buổi đầu kỷ nguyên tự chủ.
1. Đền thờ Vua Đinh được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời vua Đinh Tiên Hoàng – vị vua sáng lập triều Đinh – cùng cha mẹ ông, các con trai và các tướng triều Đinh.
2. Nằm gần đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành có từ thế kỷ 17, là nơi thờ vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga và một số nhân vật lịch sử nhà Tiền Lê. Đền thờ vua Lê có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh nhưng quy mô nhỏ hơn và có khác biệt về trang trí kiến trúc.
3. Nằm trong cùng địa phận với đền thờ vua Đinh, vua Lê, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê, là ngôi chủa nồi tiếng bậc nhất trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư. Đây là nơi lưu giữ cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Video đang HOT
4. Tọa lạc thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, chùa Bàn Long có lịch sử gắn với sự hình thành của Cố đô Hoa Lư. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh, tại ngọn núi mà người dân phát hiện ra một hang động có rồng cuộn bên trong.
5. Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, hình thành dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, là một trong những chùa cổ thời Đinh – Lê nằm trong kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Đây là một ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng khắp Việt Nam.
6. Nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, di tích Phủ Đại là địa danh Đinh Bộ Lĩnh xưng tôn hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu Thái Bình. Nơi đây có phủ thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Bặc – vị khai quốc công thần nhà Đinh.
7. Nằm trên núi Mã Yên trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh là nơi an nghỉ của người sáng lập triều Đinh. Tương truyền, lăng được xây ở khoảng đất võng xuống thấp như cái yên ngựa, mang hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên lưng ngựa để bảo vệ đất nước.
8. Nếu đỉnh núi Mã Yên có mộ vua Đinh Tiên Hoàng thì chân núi Mã Yên lại là nơi yên nghỉ của vua Lê Đại Hành. Khu lăng mộ được bao bọc bởi các dãy núi đá như “rồng chầu, hổ phục” theo quan niệm phong thủy xưa.
Ninh Bình: Khai quật khảo cổ 2 địa điểm đền thờ vua Lê Đại Hành và tường Thành Dền
Theo kế hoạch từ 15/9-31/12/2021, tại xã Trường Yên (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) sẽ tiến hành khai quật khảo cổ.
2 địa điểm gồm cánh đồng nằm ở phía Nam đền thờ vua Lê Đại Hành và địa điểm tường Thành Dền.
Qua đó, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở VHTT tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại 2 địa điểm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Cố đô Hoa lư Ninh Bình.
Hai địa điểm gồm cánh đồng nằm ở phía Nam đền thờ vua Lê Đại Hành và địa điểm tường Thành Dền, với diện tích khoảng 600m2. Cụ thể, tại cánh đồng nằm ở phía Nam đền thờ vua Lê Đại Hành 300m2; địa điểm tường Thành Dền 300m2.
Được biết, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích. Đồng thời, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Cổng vào đền vua Lê Đại Hành.
Bên cạnh đó, những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Ninh Bình để giữ gìn, bảo quản. Cũng như Bảo tàng tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, Sở VHTT tỉnh Ninh Bình và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất 1 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi về Bộ VHTTDL.
Đền thờ vua Lê Đại Hành, một di tích nổi tiếng nằm trong cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình rất đáng khám phá. Tuy ngôi đền nhỏ, được xây dựng từ rất lâu đời và đã nhuốm màu rêu phong cổ kính. Nhưng nhờ sở hữu kiến trúc đẹp cùng ý nghĩa lịch sử lớn lao, nơi này vẫn luôn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Bà Vũ Thanh Lịch-Phòng Quản lý di sản văn hóa Sở VHTT tỉnh Ninh Bình cho biết: "Theo lịch từ ngày 15/9-31/12/202, sẽ khai quật khảo cổ 2 địa điểm gồm cánh đồng nằm ở phía Nam đền thờ vua Lê Đại Hành và địa điểm tường Thành Dền. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên việc khai quật khảo cổ có khả năng lùi lịch lại".
Tuyệt tình cốc Ninh Bình là danh thắng nào? Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình là tên gọi mà du khách ưu ái đặt cho danh thắng động An Tiêm. Động thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư. Đây là nơi xưa kia vua Đinh Tiên Hoàng nuôi hổ báo, xây pháp trường. Bên cạnh đó, khu vực này còn có ngôi chùa Thái hậu Dương Vân Nga tu hành cuối...