Những địa điểm đẹp tuyệt vời không thể bỏ qua khi đến Gia Lai
Nếu có dịp đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đầy nắng và gió, nơi bát ngát hương thơm của lan rừng bạn nhớ đừng bỏ qua những địa điểm tuyệt vời này nhé.
Những địa điểm đẹp tuyệt vời không thể bỏ qua khi đến Gia Lai
Phố núi Pleiku
Phố núi Pleiku là một điểm đến lý thú cho du khách thích khám phá văn hóa cồng chiêng, ẩm thực Tây Nguyên.
Nổi tiếng nhất ở Pleiku là Biển Hồ T’Nưng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Hồ chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động với diện tích khoảng 280 ha. Theo tiếng Gia Rai, T’nưng có nghĩa là “biển trên núi”. Đường xuống hồ rất đẹp với hàng thông xanh vút hai bên, mặt hồ luôn trong xanh, đây là địa điểm chụp ảnh ưa thích của rất nhiều bạn trẻ.
Ngoài Biển Hồ, bạn có thể ghé thăm hồ Đức An, khu du lịch Về Nguồn, Đồng Xanh… Khi đêm về, quảng trường 17/3 tấp nập người dân đến tập thể dục, hóng gió hoặc ngồi tán gẫu cùng bạn bè.
Thời tiết ở Pleiku thường chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với những cơn mưa kéo dài cả tuần lễ. Bạn chỉ nên đi đến đây vào mùa khô, đẹp nhất là vào cuối tháng 11 đến qua tết, đi vào thời điểm này bạn nên chuẩn bị cho mình áo lạnh, tất, găng tay, nón trùm đầu.
Đây là thời điểm hoa dã quỳ nở thành những tấm thảm vàng hai bên đường. Khi dã quỳ bắt đầu tàn cũng là lúc những cánh đồng tràn ngập màu trắng cùng hương thơm thoang thoảng của hoa cà phê lan tỏa trong không khí vào lúc sáng sớm hay khi chiều tàn.
Hồ Ayun Hạ – Nơi du thuyền lý tưởng
Hồ Ayun Hạ nằm trên địa bàn 2 huyện Phú Thiện và Chư Sê, cách Tp. Pleiku 70km về phía Tây. Hồ Ayun Hạ hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại để khởi công xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ vào đầu năm 1994.
Video đang HOT
Hồ Ayun Hạ cung cấp nước tưới cho13.500ha đất canh tác và mang lại nguồn lợi lớn từ thủy sản, đem đến cuộc sống ổn định, no đủ cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Hồ Ayun Hạ còn là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí… Vào các ngày lễ, Tết, khách tham quan thường đến đây tham gia vào các trò chơi thể thao dưới nước, du ngoạn quanh hồ. Đến với hồ Ayun Hạ, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng, ngắm cảnh thiên nhiên hoang sơ và hít thở không khí trong lành.
Thác chín tầng
Cách thành phố Pleiku 20 km, thuộc xã Ia Sao, huyện Iagrai, Thác Chín Tầng là dòng thác lớn bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống, với dòng chảy mạnh quyện vào vách đá tạo nên âm thanh vang vọng giữa núi rừng. Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã tôn tạo nên vẻ đẹp hiếm có này. Dọc theo dòng thác là những vách đá ghồ ghề, phân cấp chín tầng cao thấp khác nhau, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy. Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn nguyên sơ, góp phần tạo nên vẽ hoang dã và hùng vĩ của thác. Thác Chín tầng là điểm dã ngoại lý tưởng, trong những năm qua đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ trong những dịp nghỉ Lễ, cuối tuần…
Khám phá vẻ đẹp của đồi thông Hà Tam
Đồi thông Hà Tam, thuộc xã Hà Tam huyện Đăk Pơ, cách quốc lộ 19 khoảng 5km, nằm ở độ cao trung bình 1.150m so với mực nước biển, Đồi thông Hà Tam như một phiên bản rừng thông Đà Lạt. Đến đây, du khách mới thấy hết sức sống mãnh liệt của rừng thông, đặc biệt một số cây thông rất nhiều năm tuổi, đường kính từ 1m đến 1,5m khoảng 5 người ôm mới xuể. Dọc đường lên đỉnh đồi thông, du khách còn được thư giãn bên dòng thác mát lạnh giữa rừng thông xanh bạt ngàn.
Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai, rừng thông Hà Tam sẽ được quy hoạch đầu tư thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cấp quốc gia, tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến tỉnh.
Đồng xanh – Một Tây nguyên thu nhỏ
Chuyến đi sẽ chưa dừng lại nếu du khách chưa dừng chân ghé thăm khu du lịch Đồng Xanh tọa lạc trên quốc lộ 19. Nằm giữa cánh đồng lúa An Phú xanh một màu bạt ngàn, Đây vừa là bảo tàng lưu giữ hiện vật, vừa là nơi lưa giữ những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa.
Đặc trưng nơi đây là điệu nhạc cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thế của nhân loại. Lắng nghe một khúc nhạc được phát ra từ đàn T’rưng hay từ chiếc cồng chiên ngay trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ quả là một điều đáng để làm.
Không những thế, đến đây, du khách còn được thưởng thức rượu cần – một loại rượu đặc trưng của người Tây Nguyên được làm từ khoai mì, lúa và các nguyên liệu từ thiên nhiên. Thưởng thức từ từ cho rượu đi từ cổ xuống bụng, cảm giác cơ thể sẽ nóng dần lên. Người ta bảo điều đó có nghĩa là người Tây Nguyên sẽ bảo vệ bạn, Giàng sẽ sưởi ấm tâm hồn của bạn.
Theo Phụ Nữ Today
Quyến rũ 'đôi mắt Pleiku'
Cùng nằm trong khu vực Tây Nguyên như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, nhưng phố núi Pleiku lại mang trong mình những vẻ đẹp độc đáo, thơ mộng và chút huyền bí hấp dẫn du khách...
Đi độc mộc ngắm "viên ngọc bích"của Tây nguyên
Đến với Biển Hồ mênh mông mà dịu êm giữa trập trùng núi rừng mới hiểu vì sao trái tim nhạc sĩ Nguyễn Cường muốn vỡ tan vì nét duyên dáng của "viên ngọc bích" núi rừng Tây Nguyên. Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ T'Nưng) thơ mộng như một bức tranh.
Biển Hồ nguyên là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm với diện tích mặt nước khoảng 250 ha và độ sâu trung bình khoảng 18-20 m. Sở dĩ hồ T'Nưng được gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển.
Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương. Biển Hồ đẹp vào mọi thời khắc trong ngày: Buổi sáng sớm với làn sương mờ ảo, mặt trời lên cao thì nước hồ chuyển trong xanh và khi hoàng hôn xuống, khung cảnh nhuốm màu vàng đỏ của nắng chiều tà. Tuy nhiên, theo những người dân bản địa, bạn nên cẩn thận khi tham quan gần bờ vì Biển Hồ có những đoạn nước sâu không thấy đáy.
Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước. Trong khung cảnh thơ mộng ấy, bạn hãy trải nghiệm đi độc mộc giữa Biển Hồ và thu vào ống kính khoảnh khắc biển nước bao quanh trùng trùng núi cao.
Đêm xuống, bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, vừa nghe già làng kể những truyền thuyết về Biển Hồ, bạn sẽ cảm thấy vùng đất này thật hấp dẫn và huyền bí.
Biển Hồ - viên ngọc bích của Tây Nguyên.
Thám hiểm cầu treo huyền thoại và ngắm
Thủy điện Yaly Men theo con đường đất đỏ bazan, bạn sẽ đến Nhà máy Thủy điện Yaly, một công trình quan trọng trong hệ thống đập thủy điện trên sông Se San. Nhà máy Thủy điện Yaly là công trình lớn thứ 2 ở Việt Nam sau công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.
Nằm giữa Tây Nguyên hùng vĩ, Nhà máy Thủy điện Yaly là một hệ thống công trình hiện đại và đồ sộ, vừa lộ thiên vừa ẩn mình trong lòng núi. Nếu trước đây Yaly đã từng là một thác nước đẹp nổi tiếng được nhiều người biết đến, thì ngày nay công trình Nhà máy Thủy điện Yaly giữa núi rừng Tây Nguyên cũng là một thắng cảnh mới, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hoang dã và những thành quả đồ sộ từ bàn tay và khối óc con người như đập dâng, đập tràn xả lũ, cổng giữ nước, hồ chứa nước.
Sau khi thăm Nhà máy Thủy điện Yaly, một nơi được nhắc tới ở Pleiku là cây cầu treo huyền thoại làm bằng những sợi dây thừng vắt cheo leo từ vách núi này sang vách núi bên kia. Với du khách, đặc biệt là những người ưa cảm giác mạo hiểm thì đây sẽ là địa điểm vô cùng thích thú.
Đến Pleiku, cũng đừng bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng thác Phú Cường - dải lụa trắng của cao nguyên có dòng chảy với độ cao 45 m trên con suối La Peet. Hai bên bờ suối là nơi định cư của dân tộc Ba Na và Gia Rai. Trò chuyện và hòa mình cùng văn hóa bản địa với những món ăn do chính họ nấu sẽ là những trải nghiệm thú vị.
Hãy thử món ngon được người dân bản địa giới thiệu: Cơm lam gà nướng. Đó là loại cơm được nấu trong ống tre, có mùi thơm của gạo, quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa như mang lại hương vị của núi rừng. Gà được ướp muối đậm đà cùng ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre nướng trên bếp lửa hồng đến khi có màu vàng ruộm, mỡ màng. Vị ngọt của mật ong quyện với vị ngọt của thịt, vị cay của ớt kích thích vị giác, khiến bạn cứ tấm tắc mãi...
Thác Phú Cường.
Thăm Quảng trường Đại đoàn kết
Tọa lạc giữa trung tâm TP Pleiku, gần QL14, quảng trường Đại Đoàn Kết là một trong những công trình trọng điểm của TP Pleiku. Nổi bật giữa khuôn viên quảng trường là bức tượng Bác Hồ cao 10,8 m trên bệ đá cao 4,5 m. Phía sau tượng là bức phù điêu được tạc trên đá trắng, tái hiện khung cảnh và cuộc sống người dân Tây Nguyên. Trước khu tượng đài là những bãi cỏ được xén ô vuông như Quảng trường Ba Đình.
Đặc biệt, hai bên tượng đài Bác Hồ là dàn cồng chiêng khổng lồ - nét văn hóa đặc trưng cho các dân tộc anh em Tây Nguyên. Không chỉ là điểm đến cho du khách, quảng trường trung tâm thành phố còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động của người dân TP Pleiku. Nhâm nhi tách cà phê bên quảng trường và ngắm nhìn nhịp sống yên bình của thành phố là lựa chọn thú vị cho buổi tối nơi phố núi...
Ở vùng đất đỏ bazan này còn có những đồi chè trải dài tít tắp thơ mộng không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Vào mùa thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ và nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất vùng bazan này để cảm nhận lời ca "Em đẹp thế Pleiku ơi..." của nhạc sĩ Nguyễn Cường.
Theo Zing News
Ba điểm đến không thể bỏ lỡ tại thành phố Pleiku Cũng nằm trong khu vực Tây Nguyên như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, nhưng phố núi Pleiku lại mang trong mình những vẻ đẹp độc đáo, đáng nhớ mà du khách không nên bỏ qua. Ba địa điểm dưới đây du khách hoàn toàn có thể thăm thú trong một ngày lưu lại Pleiku, Gia Lai. Chùa Minh Thành Đến Pleiku, du khách...