Những địa điểm cổ kính ở Hoàn Kiếm được khách Tây đặc biệt yêu thích
Với nhiều du khách nước ngoài, quận Hoàn Kiếm có những điều đặc trưng nhất, thú vị nhất để khám phá một thủ đô văn hiến.
Những công trình từ thời Pháp thuộc, hàng quán vỉa hè bán đặc sản địa phương, xe máy luồn lách trên đường đông đúc… hay những cánh cổng, mảng tường, một cốc trà đá, một góc phố thân quen… chính là những điều “rất Hà Nội” mà du khách có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu khi đến quận Hoàn Kiếm.
Là quận trung tâm của thủ đô, Hoàn Kiếm tập trung nhiều địa điểm du lịch gắn với biểu tượng văn hóa, lịch sử của thành phố. Nơi đây thu hút rất đông khách quốc tế và cả các bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh.
Hồ Hoàn Kiếm
Địa chỉ: Trung tâm quận Hoàn Kiếm, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng.
Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là hồ Gươm) là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội, kết nối các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền…
Dạo quanh hồ, ngoài tận hưởng thiên nhiên trong lành giữa phố thị, du khách có thể ghé thăm đền Ngọc Sơn, phố cổ, phố đi bộ hoặc chụp ảnh với biểu tượng Tháp Rùa.
Tháp Rùa được ví như trái tim của hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm). Tháp được xây dựng có sự giao thoa giữa kiến trúc gothic châu Âu và kiến trúc mái cong Việt Nam (Ảnh: Hữu Nghị).
Du khách đến đây có thể trải nghiệm phố đi bộ, vẽ ký họa chân dung hoặc đi dạo ven hồ vào sáng sớm (Ảnh: Tuấn Nguyễn).
Tòa soạn báo Hà Nội Mới
Địa chỉ: 44 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội .
Tọa lạc trên đường Lê Thái Tổ, một trong những con đường đông đúc nhất Hà Nội, tòa soạn báo Hà Nội Mới nằm yên tĩnh như một chứng nhân lịch sử của Kinh Kỳ. Vài năm trở lại đây, đây trở thành địa điểm thu hút rất nhiều bạn trẻ đến để check-in.
Video đang HOT
Không quá cầu kỳ, hay được trang hoàng hào nhoáng, lộng lẫy, tòa soạn báo Hà Nội Mới mang trong mình một nét rất thơ, rất Hà Nội, rất tình (Ảnh: Thanh Thúy).
Tòa soạn báo Hà Nội Mới là một trong rất ít các tòa nhà còn giữ nguyên được nét độc đáo của phong cách kiến trúc kiểu Pháp cũ, gồm 3 tầng chính, một tầng áp mái và được tô sơn vàng nhạt đặc trưng.
Đặc biệt, đây là nơi còn lưu giữ nét đẹp văn hóa “đọc báo đứng” của người Hà Nội. Trạm tin được thiết kế đơn giản với khung sắt vuông chắc chắn, có tên của tòa soạn bên trong là những trang báo được dàn trải lên tấm bảng rộng, bên ngoài có một lớp kính để che mưa chắn gió.
Góc chụp ảnh nổi tiếng, trở thành một biểu tượng của Hà Nội (Ảnh: Nhật Tâm).
Nhà thờ lớn Hà Nội
Địa chỉ: 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhà thờ Lớn có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ Thiên Chúa Giáo có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội.
Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dành cho Giáo dân, mà còn là điểm tham quan, du lịch được nhiều du khách yêu thích khi đến Hà Nội.
Diện mạo của nhà thờ lớn sau khi được trùng tu. Ảnh chụp vào tháng 1/2022 (Ảnh: Toàn Vũ).
Kiến trúc Nhà thờ Lớn Hà Nội mang đặc trưng phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong và rộng hướng lên bầu trời.
Nhà thờ Lớn Hà Nội mở cửa miễn phí cho khách tham quan tất cả các ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến thứ 7, nhà thờ sẽ đón khách trong khoảng 8h – 11h và 14h – 20h. Riêng chủ nhật, du khách có thể đến tham quan vào các khung giờ 7h – 11h30 hoặc 15h – 21h.
36 phố phường Hà Nội
Diện mạo chung của những ngôi nhà cổ trong khu phố Cổ là sự kết hợp giữa mặt tiền hẹp và thân dài 2 gian. Chúng ta thường gọi kiểu nhà này là “nhà ống”.
Các con phố trong khu phố Cổ được đặt tên theo tên sản phẩm mà các chủ cửa hàng bán. Hàng Bạc là phố đồ bạc hay Hàng Đường là phố bán kẹo, hoa quả sấy khô, ô mai…
Kiến trúc cổ kính đặc trưng của những căn nhà ở phố cổ Hà Nội, đứng ở bất cứ đâu, du khách cũng có thể mang về những bức ảnh đẹp (Ảnh: Bùi Quang Thụy).
Quán trà đá phố cổ trở thành điểm check-in nổi tiếng của khách du lịch thời gian gần đây (Ảnh: Văn Tiến).
Để đôi chân thoải mái dẫn đường, bạn sẽ khám phá được nhiều nhất về những con phố đầy màu sắc hoài niệm của thủ đô. Không đích đến, không vạch sẵn cung đường, chỉ có rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng.
Nếu đến đây vào giờ tan tầm, trải nghiệm càng thú vị. Lúc nào bạn cũng phải sẵn sàng né dòng người và xe bon bon trên đường. Cứ thế 1.000 năm lịch sử của Hà Nội chảy qua những con phố như dòng khí huyết len lỏi trong từng tĩnh mạch, thổi vào cuộc sống hơi thở của cả quá khứ lẫn hiện tại.
Chợ Đồng Xuân
Địa chỉ: Phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất Hà Nội, với tuổi đời hàng trăm năm (Ảnh: Wikipedia).
Nằm ngay trong khu vực phố cổ Hà Nội, phía Đông của chợ là ngõ chợ Đồng Xuân, phía Tây là phố Đồng Xuân, phía Nam là phố Cầu Đông còn phía Bắc là phố Hàng Khoai. Vị trí chợ Đồng Xuân cách hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 800m, khá gần với ga Long Biên và phố Hàng Mã.
Không chỉ là một trong những ngôi chợ sầm uất, khu chợ này đã trở thành biểu tượng văn hóa và địa điểm du lịch văn hóa thú vị của Thủ đô. Đến khu chợ Đồng Xuân, du khách không chỉ có dịp mua sắm với đủ loại hàng hóa, vô vàn món ăn hấp dẫn và có những trải nghiệm về cuộc sống, hoạt động buôn bán của người Hà Nội.
Đặc biệt, chỉ với 200.000 đồng, du khách có thể đến ngõ chợ Đồng Xuân nằm ở phía Đông của chợ, thưởng thức đủ món ăn vặt nổi tiếng như: bún đậu, bún chả, bún ốc, chè thập cẩm, bánh tôm…
Ngõ Đồng Xuân dài 200 m nhiều năm nay trở thành điểm đến quen thuộc của các tín đồ ăn vặt, trong đó, không ít thực khách là người nước ngoài (Ảnh: Thanh Thúy)
“Phố Tây” Tạ Hiện
Địa chỉ: phố Tạ Hiện, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phố Tạ Hiện là khu phố đêm náo nhiệt nhất ở Hà Nội, với tuyến phố đi bộ nối dài từ Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến – Hàng Bạc thông sang Hàng Ngang – Hàng Đào. Trong thời kỳ Pháp thuộc, phố Tạ Hiện vốn được gộp lại từ những đoạn phố cổ cũ, được đặt tên là phố Rue Géraud.
Kiến trúc cả con phố xây dựng dựa trên các công trình kiểu Pháp, với hàng chục ngôi nhà hai tầng liền kề nhau, thiết kế đồng nhất, mang âm hưởng vẻ đẹp đầu thế kỷ 20.
Nhịp sống đời thường của phố Tạ Hiện vào ban ngày (Ảnh: Bùi Quang Thụy).
Khác với vẻ đẹp yên tĩnh vào những buổi sáng tinh mơ, Tạ Hiện khoác lên mình vẻ quyến rũ, náo nức khi đêm xuống (Ảnh: Thanh Thúy).
Tạ Hiện được mệnh danh là điểm đến đáng giá nhất Hà Nội, là khu phố giao thoa giữa văn hóa Á – Đông, vừa thấm đẫm nét hiện đại, phóng khoáng, vừa phảng phất dư vị cổ xưa, kín đáo.
Khám phá thác Tầm Ru
Trở về từ thác Ông Bà nơi núi rừng Phan Sơn, Phan Lâm hùng vĩ, kỳ bí, chúng tôi trở lại Phan Điền nơi có 2 ngọn núi khá nổi tiếng của huyện Bắc Bình đó là Sa Ma Nhân và Tầm Ru.
Mùa này những ngọn núi đã in đậm 1 màu xanh thẫm bên nền trời lãng đãng những đám mây trôi. Nơi giao thoa của 2 dãy núi này có 1 ngọn thác tên Tầm Ru khá nổi tiếng và đó cũng là địa điểm mà chúng tôi tiếp tục hành trình đến để khám phá.
Đường đến thác Tầm Ru bây giờ rất dễ đi vì xe máy có thể vào tận chân thác, thế nhưng với những người yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã có thể chọn cho mình cách đi bộ men theo con đường mòn quanh co. Cũng là 1 địa danh nhưng lại có những cách gọi khác nhau, người Phan Điền gọi là Tầm Ru nhưng nhiều người lại gọi là Tầm Du hoặc Tầm Vu và gọi theo tên nào cũng đúng. Rừng Tầm Ru là loại rừng khộp, rụng lá khô khốc vào mùa khô nhưng phát triển xanh tốt vào mùa mưa. Thảm thực vật ít phong phú, chủ yếu là dây leo các loại và cỏ dại mọc khá dày. Cây thân gỗ ở đây chủ yếu là các loại cây tái sinh nhưng nhiều nhất là cây căm xe, 1 loại gỗ không thuộc loại quý nhưng rất chắc chắn và khá đẹp. Vì là rừng khộp, chúng phát triển rất nhanh và xanh tốt vào mùa mưa nên ở thác Tầm Ru chúng ta không thể thấy được sự thâm u của chốn rừng sâu, những thân cây to lớn, hay những chim buồn gọi nhau lanh lảnh mà thay vào đó là chúng ta sẽ hòa mình vào thiên nhiên tuyệt vời với muôn hoa và cỏ dại. Tuy đường dốc không cao nhưng chiều dài của nó cũng làm cho cuộc bộ trình thấm mệt. Kinh nghiệm khi đi rừng núi theo kiểu khám phá thì khi mệt chúng ta phải bước đều chân, hít sâu và thở chậm, nếu chúng ta thở gấp sẽ làm mình mệt hơn. Rừng Tầm Ru không hùng vĩ nhưng hoang sơ. Cái kiểu phong cảnh luôn làm người ta rưng rưng, xao động với 1 bức tranh thiên nhiên huyễn hoặc phơi bày ra trước mắt và làm người khám phá phải nôn nao đến thác. Quả thật, chúng tôi đã khám phá hơn 10 ngọn thác ở Bình Thuận nhưng với kiểu phong cảnh thế này thì chỉ có 1 mà thôi.
Chúng tôi đến tầng thấp nhất của thác Tầm Ru với phong cảnh hoang sơ với dòng nước chảy qua những bờ đá và cây rừng nghiêng nghiêng bóng nắng. Cái gam màu mộc mạc, bình dị nhưng rất đổi thân thương đã khiến chúng tôi chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn. Tầng thấp của thác Tầm Ru khá giống với thác Bà ở Tánh Linh nhưng có nhiều dòng nước uốn quanh và lãng mạn hơn. Những người đi du lịch theo kiểu tham quan thì chỉ nên dừng lại ở đây chứ không nên men theo triền đá để lên những thác cao hơn vì nguy hiểm bởi rêu phong trơn trượt. Bởi quen thuộc địa hình và có kinh nghiệm trong việc khám phá các ngọn thác nên chúng tôi men theo những bờ đá cao thấp bằng chân trần để lên những ngọn thác cao hơn. Sở dĩ chúng ta phải đi chân trần để tránh trơn trượt vì những bờ đá phủ kín rêu. Tuy rất khó đi nhưng bù lại chúng tôi được trải nghiệm những cảm giác thú vị và chiêm ngưỡng những gốc trâm già cỗi, xù xì với hình dáng rất đẹp. Những cây cần câu cũng đã nảy nhiều những chồi non tím ngắt và những nụ hoa như những trái chôm chôm to đùng màu hồng nâu lạ lẫm.
Theo người dân địa phương thì thác Tầm Ru có 7 tầng, đỉnh cao nhất của thác được chảy ra từ núi Sa Ma Nhân và đổ vào núi Tầm Ru tạo nên ngọn thác có độ cao rất lớn. Vì nằm giữa của 2 ngọn núi nên khu vực này quanh năm có gió lùa và khí hậu mát mẻ. Ngoài tầng 7 của thác là cao nhất và chưa ai chinh phục được thì tầng 4 của thác được xem là đẹp nhất. Tầng này có độ cao chừng 30 m được chia thành 3 nhánh nhưng phía dưới có 1 dòng nước chảy sâu vòng dưới những tảng đá bàng to bằng bộ ván ngựa. Ngồi trên tảng đá, thưởng thức những món ăn ngon, ngắm những dòng nước chảy cùng với phong cảnh hoang sơ tinh khiết thật là 1 cảm giác thật thú vị và đặc biệt. Tuy là thác cao trong núi rừng nhưng ở đây lại lưa thưa cây to nên muốn tránh nắng chúng ta phải dựa vào những tảng đá khá to nằm chênh nhau tạo thành hang vừa đủ 10 người ngồi. Vì chưa được khai thác du lịch nên thác Tầm Ru vẫn còn nguyên vẻ đẹp nguyên sơ thanh khiết. Nổi bật giữa màu xanh của rừng cây, bờ đá, một dòng nước từ đầu nguồn chảy xuống theo nhiều cung bậc đá tạo nên một bản nhạc với nhiều biến tấu theo từng tầng, từng bậc. Không quá hùng vĩ, không quá mạnh mẽ của dòng nước, thác Tầm Ru đôi khi mang vẻ dịu dàng bởi dòng chảy nhẹ nhàng, nhưng có lúc lại như bay bổng vào khoảng không tĩnh lặng những âm thanh nồng nàn, da diết bởi dòng nước chảy đến những đoạn gập ghềnh.
Quả thật cái gam màu của thiên nhiên luôn có 1 sự hòa hợp mà làm cho người thưởng ngoạn lưu luyến chẳng muốn quay về. Nước cứ chảy mặc đá rêu phong, thác cứ đổ chẳng làm mong manh nơi bờ đá và thác Tầm Ru chính là sự hòa quyện của phong cảnh và cảm xúc tạo nên 1 tuyệt tác của thiên nhiên. Thật là địa điểm tiềm năng để phát triển du lịch cùng kết nối với các địa danh, sản phẩm nổi tiếng khác của huyện Bắc Bình.
9 điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Nga Nga là một quốc gia thú vị với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Từ những thành phố lớn như Mátxcơva và Saint Petersburg đến hồ Baikal, vùng núi Ural... đều đem lại cho du khách một trải nghiệm đầy màu sắc và đa dạng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những điểm đến du lịch nổi tiếng ở...