Những địa danh nóng nhất hành tinh
Hỏa Diệm Sơn, nơi từng xuất hiện trong tác phẩm “Tây Du Ký”, là một trong những địa điểm nóng nhất trái đất, với nhiệt độ có thể lên tới 66,8 độ C.
Dasht-e Lut (Iran): 70,7 độ C – con số được ghi nhận trong năm 2005. Đây là nhiệt độ bề mặt cao nhất trên trái đất.
Queensland Outback (Australia): 69,3 độ C (năm 2013). Đây là nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được ghi nhận ở Nam bán cầu.
Hỏa Diệm Sơn (Trung Quốc): 66,8 độ C. Đây là nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được ghi nhận trên một rặng núi. Nhiệt độ bình thường ở Hỏa Diệm Sơn là 50 độ C. Địa danh này đã xuất hiện trong tiểu thuyết Tây Du Ký.
Hang pha lê (Mexico): 58 độ C – hang động nóng nhất thế giới.
Video đang HOT
Al-Aziziyah (Libya): 57,8 độ C. Đây là nhiệt độ không khí cao nhất từng được ghi nhận.
Thung lũng Chết (Mỹ): 56,7 độ C. Con số này được ghi nhận ngày 10/6/1913 tại trạm khí tượng Furnace Creek. Đây là nơi có nhiệt độ không khí ổn định cao nhất thế giới.
Kebili (Tunisia): Nhiệt độ thường xuyên ở đây là 55 độ C.
Hồ Chảo Rang (New Zealand): 50-60 độ C. Hiện chưa có nơi nào giành được danh hiệu Hồ nước nóng nhất hành tinh của nơi này.
Tirat Zvi (Israel): 54 độ C (năm 1942). Đây là nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở châu Á.
Hồ Assai (Djibouti): 52 độ C. Vào mùa đông nhiệt độ trung bình của nước hồ là 34 độ C.
Theo Zing
Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú làm say lòng dân phượt
Nhật thực, nguyệt thực, cực quang, mây ngọc trai, cây bảy sắc cầu vồng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khắp thế giới theo tổng hợp của Skyscanner.
Bong bóng mạch nước phun: Mạch nước ngầm thường phun lên với sức mạnh kinh khủng, nhưng trước khi phun, chúng có hình dáng như những bong bóng khổng lồ. Ở Iceland, bạn có thể được chiêm ngưỡng những mạch nước ngầm kỳ thú như mạch nước nổi tiếng Strokkur phun 5-10 phút/ lần, hoặc ở công viên quốc gia Yellowstone, Chile, Nga và New Zealand.
Hòn đá biết đi: Ở thung lũng Chết tại California có những hòn đá biết đi đầy bí ẩn. Gần đây, người ta phát hiện ra rằng có một lớp băng mỏng trên ở đáy hồ cạn trước khi vỡ thành từng mảnh, khiến đá lăn khi có gió.
Xoáy nước: Saltstraumen ở Na Uy là nơi có xoáy nước mạnh nhất thế giới, cũng là nơi có thủy triều mạnh nhất trên trái đất. Ngay cả khi mặt biển vẫn hiền hòa thì vẫn có những con sóng ngầm cực kỳ nguy hiểm.
Bắc cực quang và nam cực quang: Vùng Scandinavi phía trên Vòng Bắc Cực và phía bắc Scotland là nơi lý tưởng nhất để ngắm cực quang, còn nam cực quang có thể nhìn thấy ở Nam Phi, New Zealand, Australia và nhất là ở Nam Cực.
Nhật thực và nguyệt thực: Vào năm 1999, nhiều người đổ xô đến Devon và Cornwall để chứng kiến nhật thực từ nước Anh. Hiện tượng nhật thực tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 3 năm nay tại Iceland.
Cây bảy sắc cầu vồng: Loài cây cầu vồng Eucalyptus có phần thân cây rực rỡ nhiều màu sắc, được tìm thấy ở Đông Nam Á , đặc biệt là Indonesia, Indonesia, Papua New Guinea và Philippines.
Mây ngọc trai: Những đám mây màu sắc như ngọc trai này không phải hình thành từ nước, mà từ sulphuric và axit nitric, có màu rực rỡ nhất trong thời khắc hoàng hôn hoặc bình minh và thường chỉ xuất hiện ở xứ lạnh.
Theo Zing
Nevada, nơi thiên nhiên và con người cùng hòa nhịp Nevada tưởng chừng như không phải là một nơi lý tưởng để có những cánh đồng màu mỡ hay sắc xanh của cây cỏ bởi đa phần là sa mạc rộng lớn. Tuy vậy tiểu bang này vẫn mang đậm hơi thở của thiên nhiên quyến rũ cùng với bàn tay sắp đặt của con người. Có rất nhiều thứ để bạn khám...