Những địa danh lạ kỳ không thể tin lại tồn tại trên trái đất
Vùng lòng chảo Danakil, sa mạc Wadi Rum,…là những địa điểm có phong cảnh giống như trên hành tinh khác.
Vùng lòng chảo Danakil ở Ethiopia là nơi nóng nhất trên trái đất, với những dòng suối lưu huỳnh đáng sợ. Đây cũng là nơi các nhà sinh vật học vũ trụ đang nghiên cứu để tìm hiểu liệu sinh vật ngoài hành tinh có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Cảnh quay diễn viên Matt Damon đặt chân lên sao Hỏa trong một bộ phim bom tấn vào năm 2015, thực chất được thực hiện tại sa mạc Wadi Rum, Jordan.
Sa mạc Wadi Rum hay còn được gọi là thung lũng Mặt trăng, nổi tiếng với những ngọn núi sa thạch và cảnh cằn cỗi.
Hố gas tự nhiên này ở Turkmenistan được gọi là cổng Địa ngục. Lửa ở đây đã cháy liên tục từ năm 1971.
Nằm tại một trong những địa điểm nóng nhất thế giới, núi lửa Erta Ale ở Ethiopia có một hồ dung nham nóng đỏ rực, khiến nhiều người nghĩ nơi đây có ma quỷ.
Trong quá trình khoan giếng vào những năm 1960, người ta đã vô tình phát hiện ra địa nhiệt Fly Geyser ở bang Nevada, Mỹ. Nước nóng phun trào qua nhiều năm mang theo những khoáng chất đã tạo nên cấu trúc có màu sắc vô cùng bắt mắt.
Cấu trúc hình tròn khổng lồ Richat được hình thành qua quá trình xói mòn địa chất trên sa mạc Sahara ở châu Phi. Cấu trúc khổng lồ này có thể nhìn rõ từ trên không gian.
Video đang HOT
Phong cảnh như ngoài hành tinh tại khu Painted Hills ở miền Nam Australia. Nơi đây chỉ có vài trăm người tới thăm trong vòng 50 năm qua.
Hồ Baikal ở vùng Siberia là hồ nước ngọt lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới. Nhiệt độ ở đây có thể xuống tới -19 độ C vào mùa đông.
Suối nước nóng Grand Prismatic trong vườn quốc gia Yellowstone ở bang Wyoming, Mỹ, có màu sắc rực rỡ do các vi khuẩn sống tại đây tạo ra.
Đài quan sát thiên văn trên núi Mauna Kea ở Hawaii là một trong những địa điểm lý tưởng nhất trên trái đất để nghiên cứu bầu trời.
Dãy núi Grand Canyon ở bang Arizona, Mỹ, là một trong những cấu trúc địa chất lâu đời nhất trên trái đất.
Những cấu trúc địa chất nhiều màu sắc trong công viên địa chất Trương Dịch ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, được hình thành từ các khoáng chất từ cách đây 24 triệu năm.
Hố núi lửa Formica Leo trên đảo Réunion thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương được bao quanh bởi đất trống rộng mênh mông.
Bình minh lên trên cánh đồng muối rộng nhất thế giới, Salar de Uyuni, ở Bolivia. Đây là những gì còn sót lại của hồ nước tiền sử bị cạn khô cách đây từ lâu.
Một vài đám cỏ và cây dại xuất hiện giữa các cồn cát trên sa mạc Tengger ở Nội Mông, Trung Quốc.
Hố khổng lồ Haughton trên đảo Devon ở Canada được các nhà khoa học lựa chọn để làm địa điểm nghiên cứu về sao Hỏa.
Theo Danviet
Gần một nghìn người căng mình "giải cứu" hồ Tây
Đến chiều 4/10, mặt nước hồ Tây đã gần trở lại bình thường, cá chết vẫn trôi dạt nhưng số lượng rất ít. Trước sự cố môi trường cấp thiết, thành phố Hà Nội huy động gần một nghìn người thuộc nhiều lực lượng khác nhau tham gia vớt cá chết, phun khử trùng, rửa đường... "giải cứu" hồ Tây.
Chiều 4/10 mặt nước hồ Tây đã gần trở lại bình thường, lượng cá chết trôi dạt vào bờ gần như không còn. Ven bờ Tây và Nam, hàng loạt thiết bị tạo oxy đã được lắp đặt hoạt động liên tục nhằm cải thiện tạm thời môi trường nước cho các loài thủy sinh.
Rất nhiều lực lượng được huy động nhằm bảo vệ và khắc phục khẩn trương môi trường cho hồ Tây. Trong ảnh, lực lượng tự quản của phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) tham gia làm sạch mặt nước.
Bầu không khí khẩn trương, tích cực bao trùm khu vực cá trôi dạt. Lực lượng của các phường, quận phối hợp cùng lực lượng chức năng của thành phố, quân đội cùng tham gia vớt cá chết và rác ra khỏi lòng hồ.
Trong khi đó, đã từ nhiều ngày nay liên tục gần 30 xuồng máy cùng hàng trăm chiến sỹ thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô liên tục quần thảo trên mặt hồ tìm vớt xác cá trôi dạt.
Trong ngày 4/10 có gần 200 cán bộ chiến sỹ của Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô túc trực cùng nhiều lực lượng chuyên môn khác giải quyết khối lượng công việc rất lớn nhằm làm sạch hồ Tây nhanh nhất có thể.
Liên tục hàng trăm lượt xuồng máy ra vào vận chuyển xác cá ra khỏi lòng hồ.
Các công nhân môi trường cùng xe chở rác túc trực chờ thu gom cá để chuyển đi. Đã có thời điểm toàn bộ số xe chở rác của quận Tây hồ được huy động tới hồ Tây.
Những giọt mồ hôi trên gương mặt người lính.
Trung tâm Y tế quận Long Biên và Tây Hồ được điều động ngay từ những ngày đầu xảy ra hiện tượng cá chết, phun thuốc khử trùng các chuyến xe chở các và khu vực lân cận.
Những chuyến xe chở cá mang đi tiêu hủy.
Sau đó, công nhân môi trường phun nước làm sạch cùng với khử trùng những nơi xác cá đi qua.
Sau những nỗ lực liên tục, mặt hồ Tây đã gần như không còn xác cá chết.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Ngắm "nữ hoàng" linh trưởng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh Không phải là người Đà Nẵng, nhưng bằng tình yêu thiên nhiên hơn 2 năm qua anh đã len lõi từng góc rừng Sơn Trà ghi lại môi trường sống của loài Vọoc chà vá chân nâu. Hy vọng qua cuộc triển lãm sẽ nhen nhóm tình yêu của con người với loài Vọoc này và coi nó như một báu vật của...