Những địa danh du lịch nghỉ mát nổi tiếng nhất Việt Nam thời xưa
Sa Pa, Tam Đảo, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Lạt là các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, thu hút du khách bằng kiến trúc châu Âu và cảnh quan tuyệt đẹp.
Sa Pa ( Lào Cai)
Sa Pa (trong tiếng Pháp là Chapa) đã được người Pháp khai thác làm địa điểm nghỉ mát từ năm 1915. Cái tên Sa Pa vốn xuất phát từ tiếng Quan Thoại (Trung Quốc), có nghĩa là “bãi cát”, ý dùng để ám chỉ bãi cát nơi mà người dân nơi đây thường họp chợ.
Toàn cảnh Sa Pa thập niên 1900 nhìn từ trên cao.
Năm 1920, khi tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, Sa Pa trở thành “thủ đô mùa hè” của miền Bắc và là nơi nghỉ dưỡng ưa thích của các quan chức Pháp tại thuộc địa. Ước tính, đã có gần 300 biệt thự Pháp được xây dựng ở đây.
Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Tam Đảo được người Pháp biết tới từ năm 1904 sau khi họ tìm ra Thác Bạc ở độ cao 912m so với mực nước biển. Nhằm biến địa danh này thành một khu nghỉ dưỡng trên núi, chính quyền Pháp khi đó đã cho xây dựng một thị trấn phục vụ du lịch ở đây.
Một khu nghỉ dưỡng mang phong cách kiến trúc châu Âu đã từng ngự trị tại đây.
Người ta ước tính có tổng cộng 163 ngôi biệt thự mang kiến trúc châu Âu đã được xây dựng ở Tam Đảo. Chỉ trong vài năm, nơi đây trở thành khu du lịch nổi tiếng dành cho các quan chức thuộc địa.
Theo những ghi chép còn sót lại, khí hậu Tam Đảo rất dễ chịu, phù hợp với những chuyến nghỉ dưỡng từ tháng 6 đến tháng 9.
Đồ Sơn (Hải Phòng)
Khác với các địa danh nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta thập niên 1900, Đồ Sơn là một trong số ít các nơi được biết đến từ trước khi thực dân Pháp tới Đông Dương.
Video đang HOT
Đồ Sơn khi đó không hổ danh là một trong những bãi tắm đẹp nhất Đông Dương.
Dưới thời phong kiến, Đồ Sơn đã có mặt trên bản đồ của các nhà hàng hải Anh và Hà Lan khi tới buôn bán tại xứ An Nam với cái tên Batsha (Batshaw). Thực chất, đây là vị trí của một ngôi làng chài nhỏ ở Đồ Sơn ngày nay.
Trong cuốn Du hành và Khám phá năm 1688 của William Dampier, cư dân Đồ Sơn không chỉ làm nghề chài lưới mà còn kiêm luôn cả việc hoa tiêu dẫn đường cho thuyền buôn nước ngoài tới miền Bắc nước ta giao thương.
Tuy nhiên, chỉ tới khi chính quyền thuộc địa Pháp ráo riết xây dựng các khu nghỉ mát cho quan lại chính quốc, tiềm năng của Đồ Sơn mới được khai thác hết. Cùng với Sầm Sơn, nơi đây trở thành một trong hai bãi biển đẹp nhất Liên bang Đông Dương thời bấy giờ.
Sầm Sơn (Thanh Hóa)
Sầm Sơn từng là một trong những bãi biển đẹp nhất Đông Dương những năm đầu thế kỷ XX. Sau khi được đưa vào hoạt động thí điểm năm 1905 và năm 1906, nơi đây bị một trận bão nhiệt đới tàn phá nặng nề, kéo theo dư âm là dịch sốt rét khủng khiếp.
Bãi cát phẳng, mịn trải dài nhiều cây số ở Sầm Sơn.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, bãi biển này khôi phục được danh tiếng và thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây nghỉ mát bởi sự sạch sẽ, không khí biển mát, bãi cát phẳng và mịn nhất nhì Đông Dương thời bấy giờ.
Đà Lạt (Lâm Đồng)
Năm 1897, bác sĩ Alexandre Yersin đã gợi ý cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chọn cao nguyên Lâm Viên làm vùng đất lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp. Kể từ đó, thành phố Đà Lạt bắt đầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc của châu Âu.
Thành phố Đà Lạt chụp từ góc nhìn trên hồ Xuân Hương.
Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh. Nguyên do là bởi người Pháp ở Đông Dương không thể trở về nước do Chiến tranh Thế giới thứ II đang diễn ra.
Đà Lạt nhanh chóng trở thành một “tiểu Paris” – thủ đô mùa hè của toàn Liên bang Đông Dương – nơi người Pháp tìm tới để tận hưởng khí hậu ôn đới giống như quê nhà.
Phát triển du lịch gắn với truyền thống lịch sử ở đèo Pha Đin, Điện Biên
Những câu thơ đi cùng năm tháng trong bài thơ 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên' của nhà thơ Tố Hữu 'Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát...', về một thời hoa lửa hào hùng đã khiến nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch tại Điện Biên nhất định phải tìm đến địa danh lịch sử này.
Pha Đin - một trong Tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, thuộc địa phận huyện cửa ngõ Tuần Giáo, giờ đây đã thay đổi rất nhiều, trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch tỉnh Điện Biên gắn với lịch sử hào hùng trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Kết nối tour du lịch với các điểm căn cứ Cách mạng
Tuần Giáo là huyện của ngõ phía Đông Nam của tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp huyện Tủa Chùa, Mường Chà; phía Tây giáp huyện Mường Ảng, phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La), phía Bắc giáp huyện Mường Chà. Trung tâm huyện có tuyến giao thông Quốc lộ 6 và Quốc lộ 279 đi qua tạo thành ngã ba giao lưu giữa miền xuôi với tỉnh Điện Biên; cách Thủ đô Hà Nội 380km, cách TP Điện Biên Phủ 76km. Với bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc, nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, truyền thống cách mạng vẻ vang tạo nên dấu ấn riêng của du lịch huyện Tuần Giáo.
Một điểm đón du khách trên đèo Pha Đin, Tuần Giáo, Điện Biên.
Những năm qua, tỉnh Điện Biên nói chung, Tuần Giáo nói riêng đã luôn chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch lịch sử gắn với đèo Pha Đin huyền thoại và Anh hùng thiếu niên Vừ A Dính đã đi vào sử sách. Hang Thẳm Púa là nơi đặt Sở Chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng nhiều di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, cấp Quốc gia như: Hang Thẳm Khương, hang động Há Chớ, Khu căn cứ cách mạng Pú Nhung, hang động Mùn Chung, hang động Bản Khá; suối khoáng nóng Bản Sáng ngay gần trung tâm huyện; kết hợp với nét văn hóa truyền thống phi vật thể, dân ca, dân vũ của các dân tộc, đặc biệt là ẩm thực được chế biến mang đậm bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc... đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm tại Tuần Giáo.
Người dân bản địa làm homestay để đón khách du lịch.
Chị Lương Hương Giang cùng gia đình vừa có chuyến du lịch từ Sơn La lên Điện Biên cho biết, mỗi lần đến với Điện Biên, gia đình chị đều dành thời gian để thăm quan tại đèo Pha Đin; check in tại đỉnh đèo để có những tấm hình lưu niệm đẹp, tìm hiểu về mảnh đất lịch sử này, rồi mới di chuyển về chiến trường xưa ở TP Điện Biên Phủ, cũng như Khu Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng...
Trao đổi với PV Báo CAND, chị Lò Hồng Nhung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tuần Giáo cho biết: Hiện nay, huyện có 20 cơ sở lưu trú du lịch với trên 250 buồng, phòng, 20 nhà hàng quy mô phục vụ 20 bàn trở lên; Một số địa điểm đã được đầu tư để thu hút du khách đến với huyện Tuần Giáo như: Điểm du lịch Pha Đin Pass, Pu Pha Đin, Nhà hàng và khách sạn Tây Bắc, nhà nghỉ Pha Đin ...Hằng năm, thu hút trên 40 ngàn lượt du khách đến với Tuần Giáo. Một số dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch phát triển mạnh như vui chơi giải trí, karaoke, vận tải hành khách và nhiều ngành dịch vụ khác...
Một điểm check in tại khu du lịch đèo Pha Đin.
Mặc dù tiềm năng du lịch của huyện là rất lớn, song, bài toán đặt ra cho chính quyền và người dân nơi đây chính là làm sao phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn du lịch với lịch sử, tạo nguồn thu cho huyện, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo Hà Cầm Hồng cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền tỉnh Điện Biên cũng như các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, huyện Tuần Giáo đã có những bước khởi sắc trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo cho người dân được sống trong bình yên về ANTT. "Trong những chủ trương, chính sách phát triển của huyện năm 2025 và những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung xây dựng đèo Pha Đin thành khu vực du lịch trọng tâm của huyện Tuần Giáo, gồm: các khu, điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa, lịch sử, tâm linh, chợ phiên và xây dựng các Bản du lịch cộng đồng. Từ đó, kết nối với các dịch vụ tại khu vực Trung tâm huyện và các điểm du lịch khác của huyện như Khu Suối khoáng nóng Bản Sáng, Khu Căn cứ Cách mạng Pú Nhung, các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn huyện..." đồng chí Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo chia sẻ thêm.
Mỗi năm có hơn 40.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, du lịch tại Pha Đin, Tuần Giáo, Điện Biên.
Phấn đấu đón trên 50.000 lượt khách du lịch mỗi năm
Tuần Giáo hiện xây dựng Bản du lịch cộng đồng điểm tại Bản Lồng, xã Tỏa Tình. Nằm ngay trên khu vực trọng điểm phát triển du lịch của huyện là đèo Pha Đin, thuận lợi với điều kiện thời tiết 4 mùa mát lạnh, cảnh sắc hoang sơ, mộc mạc, yên bình, 100% hộ gia đình sống trong bản là người Mông có truyền thống bản sắc văn hóa độc đáo, Bản Lồng hứa hẹn sẽ là một điểm đến ấn tượng của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Thời gian qua, huyện Tuần Giáo đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho nhân dân Bản Lồng chủ yếu về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân. Trước đó, huyện đã tổ chức cho một số người dân đi tham quan thực tế mô hình du lịch cộng đồng nổi tiếng bản Sin Suối Hồ (Lai Châu)- 1 trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN. Bản Lồng chính là bản du lịch cộng đồng dân tộc Mông đầu tiên trên địa bàn tỉnh. 109/109 hộ dân bản Lồng đã chung sức, đồng lòng mở đường để du khách tới check-in, tại các điểm đến đẹp, chụp ảnh, khám phá và trải nghiệm.
Du khách check in tại Pha Đin pass.
Ông Mùa A Sùng, Trưởng bản Lồng cho biết, bà con trong bản cùng làm 500m đường đến điểm check-in đẹp để thu hút du khách, bao gồm điểm ngắm bình minh săn mây, ngắm ruộng bậc thang; đường vào hang Cọp; làm bậc thang vào đá mũi Rồng . Sau khi làm xong, người dân tiếp tục trồng hoa dọc đường, tạo cảnh quan đẹp cho bản làng. Một trong 4 hộ tiên phong làm homestay ở bản là gia đình ông Mùa A Dề - người có uy tín của bản, từ nhà ở hiện tại của gia đình đã mở thêm 4 phòng ngủ với 12 giường cùng hệ thống nhà tắm, vệ sinh, trang bị đầy đủ đồ dùng, đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú, với tổng chi phí đầu tư 500 triệu đồng.
Người dân Bản Lồng chuẩn bị tiết mục văn nghệ đón tiếp du khách.
Năm 2025, huyện Tuần Giáo phấn đấu thu hút đầu tư 1 điểm du lịch trở lên. Đón trên 50 nghìn lượt khách/năm, trong đó khoảng 5% khách quốc tế; số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Tuần Giáo từ 1 ngày trở lên. Huyện có ít nhất 2 bản văn hóa du lịch cộng đồng được đầu tư, xây dựng. Trên 90% số điểm du lịch, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn có nhân viên được tập huấn nghiệp vụ về du lịch. Định hướng đến năm 2030 sẽ xây dựng Tuần Giáo trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Điện Biên; thu hút đầu tư từ 2 điểm du lịch trở lên. Đặc biệt, huyện sẽ đón trên 80 nghìn lượt khách/năm, trong đó khoảng 6% khách quốc tế, với số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Tuần Giáo từ 2 ngày trở lên; xây dựng thêm 2 bản văn hóa du lịch cộng đồng.100% số điểm du lịch, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn có nhân viên được tập huấn nghiệp vụ về du lịch...góp phần đưa tỉnh Điện Biên phát triển thành điểm sáng nơi cực Tây Tổ quốc.
Trải nghiệm khó quên khi đi xe đạp khám phá Hà Nội Những ngày này, được du lịch Hà Nội bằng xe đạp để thả hồn mình thong dong nẻo phố là trải nghiệm khó quên với mỗi người. Đạp xe khám phá những địa danh trong lòng Hà Nội là một trải nghiệm mới đầy thú vị. Những vòng quay chầm chậm của bánh xe sẽ đưa bạn đến gần hơn với nhịp sống...