Những địa chỉ lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954, Thủ đô Hà Nội là địa điểm diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa lực lượng của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội viễn chinh Pháp xâm lược.
Ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả nước đứng lên, quyết bảo vệ Tổ quốc. Đường phố biến thành trận địa, đình chùa trở thành những căn cứ cách mạng nuôi giấu cán bộ kháng chiến.
Tấm phù điêu còn lại trước cổng nhà máy điện Yên Phụ trên phố Nguyễn Khắc Nhu (Ba Đình – Hà Nội). Nơi đây vào lúc 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, các công nhân của nhà máy đã phá máy, tắt điện làm hiệu lệnh mở đầu toàn quốc kháng chiến.
Nhà máy điện Yên Phụ đến hiện tại đã ngừng sản xuất và bị phá dỡ. Trên nền đất cũ là tòa nhà mới xây dựng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở tại ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông để viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Phòng làm việc đồng thời là nơi nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên gác 2 của ngôi nhà nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Ngôi nhà số 86 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm là trụ sở của Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chỉ đạo chiến đấu ở Liên khu 1 (Hà Nội) trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 12/1946 đến 2/1947).
Rạp Tố Như nay là rạp Chuông Vàng nằm ở ngã tư Hàng Bạc – Tạ Hiện vào ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô đã làm lễ tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Khu vực rạp Hồng Hà (trước là Olympia Theatre) phố Đường Thành từ 20/12 đến 22/12/1946, các chiến sĩ tự vệ Thành đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều giặc Pháp tại đây và phố Phùng Hưng. Chiến công này góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Video đang HOT
Đình Hào Nam tại phố Vũ Thạnh (Đống Đa – Hà Nội) là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, tự vệ cứu thương tham gia chiến đấu cùng các chiến sĩ Vệ quốc đoàn thuộc Tiểu đoàn 523, từ 1946 đến 1954.
Nắp hầm bí mật nằm trong hậu cung của đình Hào Nam vẫn còn được lưu giữ.
Miếu làng Vạn Phúc, Hà Đông là nơi tiếp đón các cán bộ cấp cao của Đảng hoạt động, từ 1939 đến 1953.
Trong miếu làng Vạn Phúc có cây đa nghìn năm tuổi là Cây Di sản Việt Nam, cây đa này cũng là nơi cất giấu tài liệu kháng chiến.
Chùa Viên Minh nằm trong khuôn viên đền Hai Bà Trưng thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng.
Chùa Viên Minh trước là nơi nhà sư Thích Đàm Thu nuôi giấu bảo vệ cán bộ, giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 1946 – 1954.
Bia tưởng niệm “Khắc sâu căm thù” ở phố Yên Ninh, phường Quán Thánh, Ba Đình. Tại đây ngày 17/12/1946, thực dân Pháp đã tàn sát đồng bào ta, mở đầu cuộc gây hấn, thực hiện dã tâm xâm lược.
Trường Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm là nơi các chiến sĩ Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77 cùng 2 tiểu đội Tự vệ khu đại học đã kiên cường chiến đấu bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 21/12/1946, góp phần vào chiến công chung của quân dân Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trường Trưng Vương được trưng dụng làm trụ sở Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đình Phương Liệt là nơi thành lập tổ chức Việt Minh địa phương năm 1944, địa điểm giành chính quyền năm 1945, trụ sở Ủy ban kháng chiến Phương Liệt năm 1946. Từ năm 1947 đến 1954 đình là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược, tài liệu báo chí; là nơi hội họp, huấn luyện, trung chuyển cán bộ kháng chiến từ hậu phương vào nội thành Hà Nội.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Nét thanh bình phố phường Hà Nội 100 năm trước
Không ồn ào như hiện nay, đường phố Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 chỉ có người đi bộ, xe kéo, xe điện... Bên đường - những dãy nhà cổ kính cao từ hai đến ba tầng khiến người xem nhận thấy nét thanh bình của Hà Nội một thời.
Phố hàng Bạc những năm đầu thế kỷ 20 chỉ có xe kéo và người đi bộ
Nét thanh bình của phố hàng Buồm
Xe điện chạy xuyên qua phố hàng Đào
Nét đơn sơ của phố hàng Đồng
Dãy nhà cổ kính bên phố hàng Giầy
Một góc phố hàng Mắm
Người dân đi lại trên phố Nhà thờ Lớn
Kiến trúc mang đậm phong cách Pháp ở phố Tràng Tiền
Phố hàng Chiếu chạy qua những dãy nhà cổ kính
Cảnh người dân lao động trên phố hàng Vải
Người dân đi bộ qua phố Mã Mây
Ngã năm bờ Hồ rợp bóng cây
Phương tiện trên đường Đinh Tiên Hoàng của 100 năm trước là xe điện và xe kéo
Quang Phong
(Sưu tầm)
Theo Dantri
Không có tiền để tăng lương năm 2015 Do ngân sách năm 2015 còn nhiều khó khăn, bội chi lớn, chi trả nợ tăng cao, chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở. Đây là nội dung mà Thường trực Chính phủ báo cáo trước Ủy ban Thường vụ sáng nay (9/10) về tình hình thực hiện thu chi Ngân sách Nhà nước và tình hình kinh...