Những di tích thời chiến ở miền bắc
Ghé thăm Nhà tù Hỏa Lò hay Nhà tù Sơn La giúp du khách hình dung cụ thể về những đau thương do chiến tranh gây ra và trân trọng hòa bình của ngày hôm nay.
Là dịp kỷ niệm ngày thống nhất trọn vẹn hai miền bắc – nam, du khách có thể tìm hiểu thêm về quá khứ Việt Nam thông qua cuộc ghé thăm một số địa danh mang tính lịch sử trong kỳ nghỉ 30/4 sắp tới. Dưới đây là những gợi ý cho các bạn đang ở miền bắc.
Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896. Với tổng diện tích 12.000m2, nhà tù được chia thành bốn khu.
Thiết kế của trại giam chỉ đủ 500 tù nhân. Nhưng năm 1950 – 1953, Hỏa Lò giam tới 2.000 người.
Bao quanh Hỏa Lò là bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bằng hệ thống thép gai có dòng điện cao thế chạy qua. Bốn góc có tháp canh để quan sát toàn bộ trại giam.
Du khách có thể phần nào hình dung những thủ đoạn tra tấn, đánh đập dã man qua những cùm chân bằng thép, xà lim, phòng giam chật hẹp, thiếu không khí, chiếc máy chém thời trung cổ…
Khu di tích lịch sử Tân Trào
Tân Trào là khu di tích lịch sử thời kỳ cách mạng tháng Tám, nằm ở huyện Sơn Dương, cách TP Tuyên Quang khoảng 41 km.
Di tích Tân Trào đã được Thủ tướng chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 5/ 2012.
Video đang HOT
Tổng khu di tích có hơn 3.100 ha với 177 di tích. Một số cụm, điểm di tích nổi bật còn có Nà Nưa, lán Cảnh Vệ, Điện Đài, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, Hồng Thái…
Khu di tích lịch sử Pác Bó
Di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách TP Cao Bằng 55 km. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Khu di tích Pác Bó gồm hang Cốc Bó, Lũng Lạn, Ngườm Vài, nền nhà ông Lý Quốc Súng, suối Lê Nin, núi Các Mác, khu ruộng Goọc Mu, Nà Chang, lán Khuổi Nặm, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ
Nằm giữa trung tâm TP Điện Biên, quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ bao gồm đồi Him Lam, đồi A1, cầu Mường Thanh, nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, các đồi D1, C1, hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát, bảo tàng Điện Biên Phủ …
Đây là điểm du lịch nổi tiếng của Điện Biên.
Quần thể di tích được xem là một bài học lịch sử vẻ vang, lưu bằng hình ảnh và hiện vật. Việc tham quan các di tích không chỉ phục vụ du khách tham quan mà còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu 500 m2. Năm 1930, nhà tù được mở rộng lên 1.500 m2 và đạt 1.700 m2 vào năm 1940. Hiện nay, khu di tích nằm trên đồi Khau Cả, phường Tô Hiệu, TP Sơn La.
Lối vào khu di tích nhà tù Sơn La.
Nhà tù được xây dựng khá kiên cố bằng đá lẫn gạch. Hệ thống giường nằm cho tù nhân lát xi măng, mép ngoài gắn cùm chân dọc theo chiều dài của sàn, sà lim ngầm, sa bàn… Ngày nay, di tích nhà tù Sơn La là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Theo VNE
Về Pác Bó thăm nơi Bác Hồ từng sống
Du khách nào đến Cao Bằng cũng đều sẽ ghé qua hang Pác Bó, thăm nơi Bác Hồ đã từng ở. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, địa danh này cũng có nhiều điểm tham quan rất đẹp.
Nhân chuyến lên Cao Bằng, chúng tôi đã về thăm khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài.
Màu xanh lạ của suối Lê Nin.
Nếu như ngày xưa, Bác phải đi ngựa để vào hang Pác Bó thì nay, xe chúng tôi bon bon trên đường nhựa uốn lượn dưới chân những dãy núi trùng điệp. Sau khi băng qua những cánh đồng lúa vàng mênh mông, những xóm làng bình yên, những thảm hoa rừng đủ sắc màu đẹp như tranh vẽ, trước mắt chúng tôi hiện ra dòng suối xanh màu ngọc có gắn tấm biển lớn: Suối Lê Nin.
Núi Các Mác trầm mặc soi bóng bên suối.
Phía trên cao, núi Các Mác 2 ngọn sừng sững như bức thành đồng, xanh thẳm cây rừng, hiên ngang cùng năm tháng. Địa thế nơi này vừa kín đáo mà vẫn thông thoáng, người bên trong dễ dàng quan sát bên ngoài trong khi ở ngoài rất khó nhận biết bên trong. Với vị trí như thế, nơi đây không những có giá trị lịch sử mà còn là một chốn sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.
Đường đến hang Pác Bó.
Chúng tôi men theo con đường đá rêu phong dọc dòng suối Lê-Nin. Trên đường là các chứng tích ghi lại sự hiện diện của Bác ngày ấy: đây là vườn trúc Bác đã trồng, kia là cây ổi Bác thường hái lá đun nước uống, nọ là chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc...
Sau khi băng qua những vách đá với những bãi cỏ xanh rờn, những bụi cây dại um tùm, những rừng cây cổ thụ xum xuê, leo qua những đoạn đá sỏi lởm chởm... chúng tôi đến cây cầu gỗ, nơi đầu nguồn của suối Lê-Nin. Phía trên cao là hang Pác Bó.
Nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác Hồ trong hang.
Anh bạn người Cao Bằng giải thích, Pác Bó tiếng địa phương có nghĩa là "đầu nguồn". Sau khi leo thêm khoảng trăm bậc tam cấp, chúng tôi đứng trước cửa một hang nhỏ nằm giữa sườn núi đá cheo leo. Tấm bảng nhỏ cạnh hang ghi dòng chữ: "Hang Pác Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ 8/2/1941 đến cuối tháng 3/1941".
Miệng hang nhỏ, chỉ đủ một người chui vào. Trong lòng hang rộng khoảng chục mét, ẩm ướt và lạnh lẽo do nước từ vách đá rỉ ra. Chỗ xưa Bác nằm chỉ là là tấm phản bằng các tấm ván cây nghiến ghép lại. Bên trái có 2 chỗ dành cho các đồng chí bảo vệ. Trong hang có một thạch nhũ nhô lên, trông giống mặt người với tóc và râu dài, được Bác đặt tên là tượng Các Mác.
Suối Khuổi Nậm.
Trong nhà trưng bày bổ sung của khu di tích Pác Bó, chúng tôi nhìn thấy những hiện vật thân quen: chiếc máy chữ cũ Bác vẫn dùng dánh máy tài liệu, chiếc làn mây sờn rách, bộ quần áo bạc màu, các đồ dùng sinh hoạt của Bác trong thời gian hoạt động ở Pác Bó...
Phía trước cửa hang Pắc Bó có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm là nơi Bác triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Ngoài bờ suối vẫn còn chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc. Cảm giác như Bác vẫn hiện diện đâu đây, đang nghiên cứu tài liệu trong lán Nà Lừa, đang chống gậy băng rừng, đang leo qua những bậc đá từ hang xuống núi, đang thong thả buông cần bên suối Lê-Nin...
Theo Zing
Vẻ đẹp kỳ vĩ của thác Bản Giốc Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia. Thác Bản Giốc, nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20 km về...