Những di tích lịch sử nhất định phải đến thăm ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là địa phương có cảnh sắc tươi đẹp, văn hóa phong phú và cũng là nơi ghi dấu nhiều biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam. Khi đến với mảnh đất miền Trung này, du khách không nên bỏ qua những điểm đến sau đây.
1. Là ngôi chùa nổi tiếng nhất của vùng đất Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn tọa lạc ở độ cao 106 m trên đỉnh núi Thiên Ấn bên tả ngạn sông Trà Khúc. Con đường đi lên chùa men theo sườn núi, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ với cảnh quan rất hấp dẫn.
Theo sử sách ghi lại, chùa được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Từ khi thành lập đến nay chùa Thiên Ấn đã trải qua 7 lần trùng tu, trong đó vào năm 1959 chùa đã được xây dựng lại gần như toàn bộ do bị hư hỏng nặng nề năm 1947.
Ngày nay ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc cân xứng và hài hòa theo hình chữ khẩu, trung tâm là Chính điện, đến quãng sân nhỏ, đến nhà phương trượng, hai bên là nhà Tây, nhà Đông… Khuôn viên chùa có nhiều tượng Phật, Bồ tát bề thế và uy nghiêm.
Từ đỉnh núi nơi đặt chùa Thiên Ấn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi bên dòng sông Trà Khúc – dòng sông hợp với ngọn núi thành cặp biểu tượng sơn thủy thiêng liêng trong tâm thức người dân nơi đây.
2. Tọa lạc tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn là hai danh thắng nổi tiếng từ xưa của Quảng Ngãi. Trong quần thể danh thắng này, núi Phú Thọ cao chừng 60 m so với mực nước biển, án ngữ cửa Đại như một đồn lũy thiên nhiên.
Ngọn núi này sở hữu một quần thể đá granít màu xám đủ hình thù kỳ lạ, tạo thành nhiều hang hốc, được người dân đặt cho những cái tên như hòn Chuông, hòn Trống, chùa Hang, hang Xeo Quẹo… Vào thời xa xưa, núi Phú Thọ từng tồn tại các tòa thành cổ của người Chăm.
Dưới chân núi Phú Thọ là Cổ Lũy cô thôn, một thôn xóm vùng cửa biển nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng. Đứng từ đỉnh núi Phú Thọ nhìn xuống, Cổ Lũy cô thôn ẩn hiện sau cây cối, như một mảng màu rực rỡ tô điểm bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của xứ Quảng.
Có thể nói núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn là một cảnh đẹp hiếm thấy, hội đủ các yếu tố sông biển, núi non và làng mạc. Địa danh này đã được coi là một trong mười hai danh thắng của vùng đất Quảng Ngãi, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tao nhân mặc khách hàng thế kỷ trước…
3. Được mệnh danh là “thiên đường biển đảo”, đảo Lý Sơn là địa danh du lịch hút khách bậc nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Sự hấp dẫn của hòn đảo này đến từ khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của những ngọn núi lửa kỳ vĩ, hang động nguyên sơ hay những bãi đá hình thù độc đáo..
Bên cạnh vẻ đẹp nhiên nhiên, Lý Sơn cũng là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của cư dân miền biển, thể hiện qua nhiều đền chùa có lịch sử lâu đời, những nhà thờ họ có kiến trúc cổ kính, các loại đặc sản hấp dẫn du khách ba miền.
Đặc biệt, Lý Sơn còn được coi là một “bằng chứng thép” về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hòn đảo này là quê hương của Hải đội Hoàng Sa – đội tàu do chính quyền chúa Nguyễn xứ Đàng Trong lập ra từ thế kỷ 17 với mục đích giảm sát các hải đảo ngoài khơi xa của Tổ quốc.
Nhiều chứng tích lịch sử về Hải đội Hoàng Sa còn được lưu giữ trên đảo Lý Sơn cho đến hôm nay, tiêu biểu là Âm linh tự – nơi thờ phụng những hùng binh Hoàng Sa – và hàng chục ngôi mộ gió của những người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhiếu thế kỷ trước.
4. Nằm ở chân núi Nứa thuộc địa phận thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là dấu tích một quần thể dân cư cổ mang nhiều nét độc đáo có một không hai của người Việt.
Theo các nhà nghiên cứu, ngôi làng này từng là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng Việt cách nay mấy trăm năm về trước với cổng làng, cây đa, giếng nước, miếu thờ… Làng được vây bọc bởi một hệ thống thành bằng đá rất vững chắc.
Theo các nhà nghiên cứu, có khả năng làng hình thành từ những cư dân gốc Thanh Nghệ đến khẩn hoang vào thời Hồ . Sau khi vua Chăm chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân lúc nhà Minh chiếm nước Việt, những cư dân kẹt lại vùng bán sơn địa này đã lập làng, xây thành cố thủ.
Sau năm 1945, vì nhiều lẽ khác nhau, trong đó có một trận dịch bệnh làm chết nhiều người, dân làng phải chuyển xuống vị trí làng mới cách đó không xa. Cho đến nay, con cháu các tộc họ ở làng Thiên Xuân vẫn canh tác trên đất đai của tổ tiên và giữ tập quán dựng nhà trên nền đá.
5. Khu chứng tích Sơn Mỹ (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi ghi dấu vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn gọi là vụ thảm sát Mỹ Lai) của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Vào ngày 16/3/1968, tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Đây là một trong những tội ác chiến tranh man rợ nhất của lịch sử thế giới nửa sau thế kỷ 20.
Khu chứng tích bao gồm các di tích gốc liên quan đến tội ác của quân đội Mỹ, đã được bảo tồn tôn tạo như các nền nhà, hầm trú ẩn nơi người dân bị bắt và giết hại… cũng các công trình về sau này mới được xây dựng như nhà trưng bày bổ sung, nơi tiếp khách, tượng đài, vườn cây.
Bên trong nhà trưng bày, du khách có thể xem nhiều hiện vật từ cuộc thảm sát còn được lưu giữ như chiếc mâm thau cũ còn lỗ chỗ vết đạn, chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ…
Mời quý độc giả xem video: Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú ở Ninh Bình. Nguồn: VTV.
Đàn chim "lạ" cả ngàn con xuất hiện tại cánh đồng Quảng Ngãi
Đàn chim 'lạ' nghi giống cò nhạn hay cò ốc từng xuất hiện tại nhiều cánh đồng phía Bắc miền Trung đã di cư đến một số cánh đồng của huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) trong những ngày qua.
Có mặt tại cánh đồng Bàu Chùa (thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức) vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 6-5, chúng tôi cùng với một số người dân địa phương đã rất bất ngờ về việc xuất hiện một đàn chim "lạ" cả ngàn con bay đến đậu kín cánh đồng.
Một góc "đàn chim lạ" xuất hiện ở cánh đồng Bàu Chùa vào trưa 6-5
Nhiều người dân, lái xe tuyến Bắc - Nam đi đường nhìn thấy bầy chim có màu sắc lạ và đẹp bay rợp bầu trời cũng hiếu kỳ dừng lại để xem và chụp hình.
Theo một số người dân ở thị trấn Mộ Đức, lần đầu tiên ở cánh đồng Bàu Chùa xuất hiện một loại chim "lạ" này. "Chúng tôi chưa từng thấy loài chim nào có màu sắc lạ và đông như vậy xuất hiện ở Quảng Ngãi. Có thể đây là bầy chim di cư từng xuất hiện ở một số cánh đồng phía Bắc miền Trung trước đó, bây giờ di cư vào đây...", một người dân cho biết.
Đàn chim "lạ" xuất hiện ở cánh đồng nhiều nước, cỏ và lúa non đang lên
Theo ghi nhận thực tế, bầy chim "lạ" này có trọng lượng trung bình mỗi con từ khoảng 1kg đến 3kg; chim có mỏ và cổ dài như cò, màu đen trắng (đuôi và nửa cánh màu đen) trông rất đẹp. Chúng sà xuống cánh đồng mạ non để uống nước và mò bắt thức ăn. Đàn chim khá dạn, nhưng bay cao và khả năng phản xạ rất nhanh khi có người vào cánh đồng...
Thời điểm này, khu vực Quảng Ngãi đang có nắng nóng, nhiều cánh đồng khô hạn cỏ và chân rạ cháy xém. Trong khi đó, tại một số cánh đồng ở huyện Mộ Đức thì các kênh mương thủy lợi đang dẫn nước đủ để phục vụ cho người dân canh tác, bước vào vụ hè thu nên có nhiều nước, thức ăn và thủy sinh nhiều cho những đàn chim di cư...
Đàn chim đang tìm thức ăn dưới cánh đồng Bàu Chùa
Theo tìm hiểu có thể đây là một loài chim họ cò, nghi là cò nhạn hoặc cò ốc, thường hay tìm đến những cánh đồng mạ non, bàu đầm nước ngọt để ăn cá và ốc...
>>> Một số hình ảnh ghi nhận toàn cảnh đàn chim "lạ" ở cánh đồng Bàu Chùa vào trưa 6-5:
Cánh đồng xuất hiện đàn chim nằm bên quốc lộ 1A, đoạn gần tuyến tránh vào thị trấn Mộ Đức
Đàn chim lạ phản xạ rất nhanh và bay cao
Cá hố dài 4m trôi dạt bờ biển Quảng Ngãi là một con Oarfish Thái Bình Dương khổng lồ Một con cá hố dài 4m, nặng khoảng 15kg được các ngư dân phát hiện trong tình trạng trôi dạt vào bờ biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vào chiều ngày 18-4, ngư dân thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tiến hành nghi lễ chôn cất cá hố dài hơn 4m, nặng...