Những di tích đáng kính nể của nền văn minh Maya
Một số di tích đáng kính nể của nền văn minh Maya phải kể đến như Chichen Itza, Tulum hay Palenque,…
Chichen Itza là một trong những di tích đáng kính nể của nền văn minh Maya
ở Mexico. Đây là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất và thu hút đông du khách khi gần khu nghỉ dưỡng biển Cancun.
Tulum là một trong những thành phố cuối cùng ở Mexico mà người Maya từng xây dựng. Nơi đây có những kiến trúc cổ, nền văn hóa lịch sử lâu đời của đế chế Maya cùng bãi biển tuyệt đẹp cho du khách khám phá.
Palenque là một thành phố Maya cổ tại Mexico. Công trình nổi tiếng nhất trong di tích này chính là lăng mộ của Pakal Đại đế. Palenque đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987.
Thành phố Uxmal ở Mexico được coi là một trong những khu khảo cổ quan trọng nhất của nền văn minh Maya. Khu di tích cũng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Tikal ở Guatemala là một trong những vương quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử của người Maya và nổi tiếng trong khoảng thời gian từ khoảng năm 100 sau Công nguyên cho tới thế kỷ thứ 9.
Video đang HOT
Lamanai là một địa điểm khảo cổ và từng là thành phố lớn của nền văn minh Maya, nằm ở phía bắc Belize.
Địa điểm khảo cổ học Yaxchilan ở Mexico, nằm bên bờ sông Usumacinta.
Topoxte là một khu khảo cổ của nền văn minh Maya ở Guatemala.
Calakmul ở bang Campeche, Mexico, là một trong những thành phố cổ của người Maya.
Copán là một địa điểm khảo cổ về nền văn minh Maya, nằm ở tỉnh Copán, phía tây Honduras và gần biên giới với Guatemala. Thời kỳ hoàng kim của Copan là trong khoảng thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 9.
Địa điểm lịch sử Iximche ở Guatemala.
Yaxha là một địa điểm khảo cổ ở Guatemala. Nơi đây từng là một trong những thủ phủ lớn nhất của nền văn minh Maya.
Quirigua là một địa điểm khảo cổ Maya cổ đại tại tỉnh Izabal, phía đông nam Guatemala.
Theo_Kiến Thức
Dragunov SVD: "Sát thủ bắn tỉa" đáng sợ của Việt Nam
Với tầm bắn hiệu quả 800m và có tốc độ bắn lên đến 30 viên/phút, súng bắn tỉa Dragunov SVD là một trong những vũ khí bắn tỉa nguy hiểm nhất thế giới
Từ khi được giới thiệu vào đầu thập niên 1960 cho tới nay, súng trường bắn tỉa Dragunov SVD đã trở thành một trong những biểu tượng vũ khí do Liên Xô phát triển sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 bên cạnh khẩu AK-47. Tất nhiên SVD đã trở nên lỗi thời so với các dòng súng trường bắn tỉa hiện đại, nhưng với một tay thiện xạ nó vẫn là mẫu vũ khí chết người.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều lý do khác khiến SVD vẫn có thể sống tốt trong môi trường chiến tranh hiện đại, và không phải quốc gia nào trên thế giới cũng sở hữu cho mình các mẫu súng trường bắn tỉa tiên tiến trong đó có Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu đưa vào trang bị SVD từ thời kháng chiến chống Mỹ và nó vẫn là mẫu súng trường bắn tỉa đáng tin cậy nhất của quân đội ta cho tới tận ngày nay
Lịch sử phát triển của súng bắn tỉa SVD gắn liền với mẫu súng trường tấn công AK-47. Cả hai mẫu súng này đều sử dụng cỡ đạn 7.62mm theo tiêu chuẩn Liên Xô và sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén kết hợp thoi nạp đạn xoay làm giảm độ giật. SVD có chế độ bắn bán tự động và có tốc độ bắn tối đa chỉ tầm 30 viên/phút.
Trang bị không thể thiếu đối với mỗi khẩu súng trường bắn tỉa SVD là kính ngắm tiêu chuẩn PSO-1. Với mẫu kính ngắm này SVD có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.300m tùy thuộc từng loại mục tiêu khác nhau. Bên cạnh đó, SVD còn được trang bị cả các loại kính ngắm hồng ngoại hổ trợ bắn ban đêm như 1PN51 và 1PN58.
Súng trường bắn tỉa SVD không chỉ được trang bị cho các đơn vị đặc công hay trinh sát đặc nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nó còn được trang bị trong các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm thuộc Bộ Công An trong các nhiệm vụ chống khủng bố và giải cứu con tin. Nguồn: Internet
Trọng lượng tối đa của SVD kể cả khi mang theo hộp tiếp đạn 5 viên và kính ngắm PSO-1 chỉ từ 4,30kg với chiều dài khoảng hơn 1,2m với bản tiêu chuẩn do Liên Xô sản xuất trước đây.
Hiện tại, quân đội ta cũng đã tiến hành nghiên cứu và cải tiến SVD để mẫu súng trường bắn tỉa này phù hợp hơn với môt trường chiến tranh hiện đại. Một trong số đó là việc trang bị kính ngắm đêm NVF-1BT do Việt Nam tự sản xuất cho SVD nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội ta.
Ngoài đạn 7,62mm thông thường, SVD cũng có thể bắn các loại đạn 7,62mm đặc biệt như đạn xuyên-cháy hay đạn xuyên giáp khi các đơn vị bắn tỉa phải đối đầu với các đơn vị cơ giới của đối phương. Tất cả các loại đạn này Việt Nam đều có thể tự sản xuất trong nước.
Hiện nay trên thế giới, SVD không ngừng được cải tiến. Trong đó có các biến thể như SVDS, SVD-M và SVU do Nga sản xuất, với kích thích nhỏ gọn và nhẹ hơn. Trong đó SVU là biến thể nhỏ gọn nhất với chiều dài chỉ 0.9m phù hợp với các đơn vị tác chiến đặc biệt.
Trong ảnh là khẩu SVD được quân và dân miền nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ bên cạnh các mẫu súng trường khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến đầu tiên SVD được sử dụng rộng rãi và nó cũng đã góp một phần trong chiến thắng mùa xuân lịch sử vào năm 1975 của dân tộc ta. Hình ảnh khẩu súng trường bắn tỉa Dragunov SVD được Quân giải phóng thị xã Tuy Hòa sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Dubai vươn tới bầu trời với tòa tháp cao nhất thế giới Dubai đang lên kế hoạch xây dựng một trong những công trình có kiến trúc phức tạp nhất từ trước tới nay, với hi vọng vượt qua tháp Burj Khalifa để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Tòa tháp này sẽ được đặt tại trung tâm khu liên hợp cảng Dubai với thiết kế ban công xoay lấy cảm hứng từ...