Những ‘đêm trắng’ với robot NaRoVid
Trước nguy cơ lây nhiễm ở các bệnh viện trong mùa dịch Covid-19, một nhóm nhà nghiên cứu trẻ đã làm việc suốt 15 ngày đêm để sáng chế ra robot NaRoVid có thể khử khuẩn, đưa cơm, phát thuốc… ở những khu cách ly tập trung.
Các thành viên nhóm nghiên cứu phấn khởi khi đã sáng chế ra robot – VŨ THƠ
Robot NaRoVid của nhóm nhà nghiên cứu trẻ thuộc Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) đã được mang đến thử nghiệm thành công tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư, nơi có số bệnh nhân đang điều trị bệnh Covid-19 đông nhất nước.
Robot tự thực hiện chức năng lau sát khuẩn buồng khám bệnh một cách thuần thục. Đây chỉ là một công việc đầu tiên của robot NaRoVid. Trong thời gian tới, nó sẽ có nhiệm vụ mang đồ ăn, cấp thuốc, vận chuyển rác… cho bệnh nhân với tải trọng có thể lên đến 60 kg.
15 ngày đêm “trực chiến”
Đại diện nhóm nghiên cứu, anh Đỗ Trọng Tấn, Phó giám đốc Trung tâm vi điện tử và tin học, Viện Ứng dụng công nghệ, cho biết trong 15 ngày qua, nhóm nghiên cứu đã ăn ngủ tại phòng làm việc để triển khai nhiệm vụ.
Video đang HOT
“Trong tình cảnh dịch bệnh, muốn đặt đồ ăn hay nhà nghỉ rất khó khăn, thậm chí không thể làm được. Chúng tôi đã cố gắng ăn ngủ tại chỗ. Ăn những đồ ăn sẵn, ngủ bằng giường gấp… để cố gắng hoàn thành sản phẩm sớm nhất”, anh Tấn cho hay.
Dù nhà ở cách cơ quan chỉ chừng 3 km và có con nhỏ mới 8 tháng tuổi nhưng 15 ngày nay anh Nguyễn Văn Đưa (29 tuổi), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết mỗi ngày anh chỉ tranh thủ về nhà 1 – 2 tiếng rồi lại đến cơ quan làm việc.
“Đây là đợt làm việc căng thẳng nhất của tôi khi công tác ở Viện”, anh Đưa kể. Đặc biệt, do công việc cần phải di chuyển đến những khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh để thu thập dữ liệu nên anh còn phải tự cách ly, không dám ôm con dù rất nhớ. Vợ anh thấy chồng liên tục không về cũng thắc mắc, anh lại phải động viên, thậm chí có lúc phải “kệ” để tập trung cho công việc. Anh Đưa tâm sự: “Khi được giao nhiệm vụ làm sản phẩm hỗ trợ chống dịch, tôi rất hào hứng tham gia với tâm niệm sẽ đóng góp một phần công sức của mình trong công tác chống dịch, dù phải chấp nhận hy sinh quyền lợi của bản thân và gia đình”…
Thay thế sức người
Chia sẻ về việc nghiên cứu robot này trong giai đoạn tiếp theo, nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Ngọc Tú cho biết: “Chúng tôi chế tạo robot với mục tiêu mang thuốc men, đồ ăn, bình phun khử khuẩn cho phòng có bệnh nhân nhiễm Covid-19. Nó có thể tự định hướng từ phòng điều hành trung tâm và chọn đường đi ngắn nhất đến các cửa phòng bệnh, có loa gọi bệnh nhân. Khi nào bệnh nhân ra lấy đồ ăn, lấy thuốc có thể bấm vào nút xác nhận “đã xong”. Trên robot cũng được lắp camera ghi hình, camera 2D, 3D và đầu đo thân nhiệt tự động để đánh giá xem bệnh nhân có sốt không; bác sĩ sẽ biết là bệnh nhân đã ra lấy thuốc hay thức ăn chưa”.
Anh Tú cho biết để vận hành robot này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống phần mềm đơn giản giúp các y bác sĩ có thể sử dụng dễ dàng.
“Các lệnh đã được nạp sẵn, y bác sĩ chỉ việc chọn thôi. Đặc biệt, khi robot thay đổi lộ trình thì không cần chuyên gia can thiệp, các y bác sĩ có thể thực hiện và quan sát robot từ xa dựa trên bản đồ mà nó lấy về và bản đồ chúng tôi đã xây dựng. Đây là tính năng nổi trội so với các robot hiện nay có trên thị trường, rất khó ứng dụng trong bài toán hỗ trợ các y bác sĩ phòng chống, chữa trị bệnh nhân nhiễm Covid-19″, anh Tú tự hào nói.
“Hiện robot NaRoVid được thiết kế nhỏ gọn, đảm bảo tối đa diện tích sàn có thể lau. Yêu cầu trong phòng cách ly, cứ 30 phút lại lau và khử khuẩn sàn nhà 1 lần, rất tốn thời gian và công sức của nhân viên y tế. Robot NaRoVid có thể phun dung dịch khử khuẩn và lau sàn trong vòng 2 giờ liên tục, đảm bảo thay thế công việc thường xuyên của nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn”, ông Giang Mạnh Khôi, Phó viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ khoa học – Công nghệ) chia sẻ.
Nói về khả năng sản xuất ứng dụng hàng loạt với robot NaRoVid, ông Khôi cho hay: “Viện Ứng dụng công nghệ đang phối hợp rất tốt với các đơn vị sản xuất, gia công cơ khí và đã lên phương án chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ các điều kiện cho việc sản xuất các robot với số lượng lớn, đáp ứng kịp thời cho các bệnh viện, khu vực cách ly khi có yêu cầu”.
Vũ Thơ
Khu cách ly lớn nhất TPHCM hoàn thành sứ mệnh, bác sĩ thở phào nhẹ nhõm
Tính đến sáng 21.4, khu cách ly tập trung lớn nhất thành phố - được trưng dụng từ ký túc xá của Đại học Quốc gia TPHCM - không còn người thuộc diện cách ly phòng dịch COVID-19.
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính đến 8h ngày 21.4, tất cả các trường hợp thuộc diện cách ly tập trung của khu cách ly tập trung Đại học Quốc gia TPHCM đã hoàn thành thời gian và trở về nhà.
Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Lê Văn Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thủ Đức) cho biết: "Tất cả các trường hợp được tiếp nhận về khu cách ly tập trung của Đại học Quốc gia TPHCM đã hoàn thành thời gian theo dõi 14 ngày và được trở về nhà. Sau khi trở về, họ sẽ tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày".
Bác sĩ Lê Văn Phương - Phó giám đốc Trung tâm Y tế quận Thủ Đức. Ảnh: Anh Nhàn.
"Khi tất cả mọi người hoàn thành thời gian cách ly và được trở về nhà, đội ngũ y bác sĩ chúng tôi cảm thấy rất mừng và nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay tất cả y bác sĩ đang công tác tại đây chờ chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố. Nếu được về nhà, chúng tôi tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế" - bác sĩ Phương thông tin thêm.
Như vậy, toàn thành phố còn 56 trường hợp đang trong thời gian cách ly tập trung. Trong đó, khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Củ Chi (TPHCM) còn 31 trường hợp (2 trường hợp được cách ly tại khu A, 29 trường hợp được cách ly tại khu C).
Tại khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Nhà Bè (TPHCM) còn 7 trường hợp. Khu cách ly tập trung của quận, huyện còn 18 trường hợp vẫn còn thời gian cách ly tập trung.
Được biết, ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TPHCM là khu cách ly lớn nhất tại thành phố, nơi này đã nhận hơn 6.500 người từ nước ngoài về trên các chuyến bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ.
Trước đó, hơn 930 người hết hạn cách ly tại khu nội trú Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Đại học Quốc gia TPHCM) và trở về nhà từ ngày 4.4.
HÀ PHƯƠNG
Đại dịch COVID-19 sẽ khiến quá trình robot thay thế con người nhanh hơn? Bên cạnh đại dịch COVID-19 đang làm nao núng cả thế giới, con người còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác đối với cuộc sống của họ - sự trỗi dậy của robot trong nguồn lực lao động. Dù thế nào đi nữa, robot đang dần thay thế vị trí của con người trong công việc, và tình hình bùng...