Những “đêm trắng” vì Hoàng Sa
23 giờ ngày 31-5, tàu Kiểm ngư KN-629 rời cầu cảng Nhà máy X.50 ( Tổng công ty Sông Thu) ra khơi làm nhiệm vụ.
Trước khi trở lại Hoàng Sa cùng đồng đội, thuyền trưởng Tống Trần Thiện nói với tôi: “Tàu tôi mới vào bến lúc 8 giờ sáng ngày 30-5 với tình trạng nhiều bộ phận hư hỏng nặng. Vậy mà chưa đầy 2 ngày, tàu đã được sữa chữa “lành lặn”. Một kỷ lục về thời gian sửa chữa. Một thái độ làm việc tuyệt vời!”.
Tàu KN-629 có mặt tại vùng biển Hoàng Sa từ những ngày đầu Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bao ngày đấu trí để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, tàu của anh bị hết tàu hải giám rồi hải cảnh của Trung Quốc đâm húc, phun vòi rồng với áp suất lớn, mặc dù anh và các thuyền viên hết sức né tránh và kiềm chế.
“Con tuấn mã” xông pha dọc ngang trên biển đã bị trọng thương phải nhập “viện” X.50: Be mạn phải boong chính bị rách 10 mét; thủng dưới vạch mớn nước; móp méo khu vực buồng hành trình… Các cán bộ, kỹ sư, công nhân nhà máy làm quần quật suốt ngày đêm không nghỉ, với cường độ cao nhất, bảo đảm chất lượng tốt nhất để KN-629 sớm trở về với chi đội bảo vệ vùng biển Tổ quốc.
Phân xưởng vỏ tàu đang sửa chữa tàu KN-629
Chưa bao giờ, nhịp điệu làm việc của cán bộ, công nhân nhà máy X.50 lại khẩn trương như trong những ngày này. Mặc cho nắng như đổ lửa, nhiệt độ lên tới 40 độ C, mọi người hối hả lao vào việc quên cả thời gian. Bí thư Đảng ủy nhà máy Lê Văn Lưu cho tôi hay rằng, từ ngày 18-5 đến nay, tần suất tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển và của ngư dân vào sửa chữa cao, thời gian lại gấp. Vì vậy, ban giám đốc nhà máy phải huy động tối đa lực lượng một cách hợp lý để làm việc trên các con tàu. Không có ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Không có thời gian nghỉ trưa. 6 giờ bắt tay vào việc, có tổ làm đến 4 giờ sáng hôm sau. Nuôi quân, phụ nữ, quân y được điều động lo cơm nước cho thợ sửa chữa. Ban giám đốc nhà máy điều hành tại chỗ để thúc đẩy tiến độ nhanh nhất. Trắng đêm cùng với các con tuấn mã trên biển, mọi người mong sớm bàn giao cho các chủ tàu kịp trở lại vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Video đang HOT
Anh Lưu nói rằng, việc sửa chữa tàu hư hỏng như hiện nay lúc bình thường kéo dài cả tuần, nay tối đa cho phép chỉ 36 tiếng đồng hồ, có tàu chỉ 12 tiếng. Nghĩa là sáng vào cảng, chiều đã ra khơi. Anh cũng cho tôi biết thêm là mấy chục con tàu vào sửa chữa rồi ra khơi làm nhiệm vụ chưa tàu nào trở về sửa chữa lần thứ hai. Điều đó khẳng định chất lượng công việc của nhà máy, mặt khác cho thấy lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển của chúng ta ngày càng trưởng thành, mưu trí, dũng cảm tránh né những hành động hung hãn, ngang ngược của tàu Trung Quốc.
Tàu Kn – 703 đã sửa chữa xong, chuẩn bị ra khơi
Tôi theo anh Nguyễn Ngọc Dĩnh, Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất ra cầu cảng nhà máy, nơi các con tàu đang neo đậu để sửa chữa. Dưới cái nắng chang chang, kỹ sư, thợ sửa chữa vẫn miệt mài làm việc. Anh Dĩnh kể, ngoài trời nắng nóng, nhưng còn gió thoáng, còn thợ hàn làm việc ở trong khoang máy phải chịu nhiệt độ đến 41, 42 độ C, lại oi bức, ngột ngạt nữa. Nhưng chưa một ai xin nghỉ. Sửa chữa tàu đòi hỏi phải khẩn trương nhưng nhịp nhàng, khoa học vì có nhiều bộ phận cùng tham gia. Như tàu KN-630 bị tàu Trung Quốc đâm có chủ định vào khoang máy làm vỡ kính buồng hành trình; nước biển do vòi rồng tàu Trung Quốc phun vào gây chập điện; loa phát thanh, ra-đa hỏng, móp méo; máy điều hòa, các thiết bị thông tin liên lạc cũng bị hỏng hoàn toàn… Các bộ phận kỹ thuật phải làm việc ăn khớp nhau dưới sự chỉ đạo chung của Ban giám đốc và chỉ huy các tàu.
Hối hả, nhịp nhàng ngày và đêm
Quản đốc phân xưởng vỏ tàu, anh Lê Hữu Duẩn, người mảnh khảnh nhưng sức làm việc dẻo dai. Duẩn điều hành tốp thợ của mình “vá” lại be mạn phải cho tàu KN-629. Anh nói, anh em phân xưởng vỏ tàu thường làm việc từ 6 giờ sáng hôm nay đến 1, 2 giờ sáng ngày hôm sau. Anh em thay nhau làm, ăn nghỉ tại chỗ. Mệt, vất vả nhưng vui, vì được vinh dự đóng góp một phần nhỏ cho việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Phân xưởng của Lê Hữu Duẩn có rất nhiều tấm gương lao động không kể ngày đêm như: Võ Tá Hải, Phan Thanh Bằng, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Khắc Tiến…
Trời tối nhanh. Ngoài xa, cảng Tiên Sa đã lên đèn. Cửa vịnh Đà Nẵng lung linh, huyền ảo hắt bóng bởi ánh sáng trên các tàu du lịch, tàu đánh cá. Nhưng tôi biết, đêm nay sẽ lại là một “đêm trắng” của các anh, chị nhà máy X.50. Bởi chiều nay, có 2 con tàu Kiểm ngư mới cập cầu cảng chờ sửa chữa.
Theo ANTD
Quốc hội bàn việc đầu tư 16.000 tỷ đồng cho cảnh sát biển, kiểm ngư
Sáng nay, 2-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013; phương án cân đối ngân sách năm 2013 và triển khai kế hoạch những tháng đầu năm 2014.
Từ những căng thẳng trên biển Đông thời gian gần đây, ĐB Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) cho rằng, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển nội lực, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nền quốc phòng vững mạnh. Nhắc lại vụ việc công nhân một số khu công nghiệp bị kích động, gây rối an ninh trật tự, ĐB Vũ Chí Thực cho rằng, bên cạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cần tập trung vào công tác đảm bảo an ninh - quốc phòng, tăng cường cảnh giác, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, buộc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. "Chúng ta cần chuẩn bị mọi phương án, kể cả kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Dù Trung Quốc có mạnh tới đâu nhưng nếu chúng ta đoàn kết, nhân dân tin tưởng, chúng ta vẫn sẽ vượt qua" - ĐB Vũ Chí Thực nói.
ĐB Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) tiếp lời: "Cá nhân tôi tán thành, ủng hộ mạnh mẽ giải pháp của Đảng và Nhà nước. Nhờ có giải pháp hợp lý, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ của quốc tế và giữ được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài". ĐB Vũ Viết Ngoạn nói: "Các chỉ số kinh tế ổn định từ đầu năm 2014 tới nay đã chứng tỏ điều đó".
ĐB tỉnh Khánh Hòa nói thêm: "Chính nghĩa không bao giờ đơn độc nên Việt Nam sẽ không bao giờ đơn độc. Chúng ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, đoàn kết dân tộc để giúp ta vượt qua khó khăn, chiến thắng trên mặt trận bảo vệ chủ quyền".
Nhìn vấn đề biển Đông dưới lăng kính kinh tế, ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải nhanh chóng hạn chế bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đề nghị nhanh chóng có giải pháp thoát khỏi sự phụ thuộc, ĐB Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ song song với tìm kiếm các thị trường mới. "Giá xuất khẩu sang Trung Quốc là rẻ mạt, nhiều rủi ro nhưng ta chưa đủ lực xuất sang châu Âu nên ta vẫn phải xuất sang Trung Quốc. Yêu cầu sống còn hiện nay là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu các thị trường khó tính ở châu Âu..."
Nhiều ĐBQH đề nghị tăng cường đầu tư cho lực lượng chấp pháp của ta trên biển Đông
Không ngại Trung Quốc trả đũa kinh tế, ĐB Vũ Tiến Lộc cho rằng: "Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Ngay cả chúng ta cũng như các quốc gia khác không thể bỏ qua thị trường lớn nhất thế giới như Trung Quốc. Chúng ta tiếp tục lên án, buộc Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam song cũng không kỳ thị, làm ảnh hưởng giao thương giữa hai nước" - ĐB Vũ Tiến Lộc nói.
Cũng lo tình hình biển Đông ảnh hưởng tới thương mại - mậu dịch, ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cho rằng, "cần tiếp tục mở rộng phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay".
ĐB Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) kiến nghị: "Cần tăng cường đầu tư cho lực lượng chấp pháp trên biển. Đầu tư cho hệ thống phòng thủ trên các đảo, tạo thế liên hoàn để kịp thời ứng phó với các tình huống. Cùng với đó, nên ưu đãi cho vay lãi suất bằng 0 đối với ngư dân để đóng tàu lớn, vừa đánh cá, sản xuất, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo..."
Tới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói ngay: "Chúng ta đang có chủ trương dành 16.000 tỷ đồng từ phương án cân đối ngân sách năm 2013 để đầu tư cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Đây là vấn đề rất lớn. Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua tại kỳ họp này..."
Theo ANTD
Người Việt tại Hong Kong biểu tình, viết huyết thư phản đối Trung Quốc Chiều 1/6, hơn 300 người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương-981 tại vùng biển Việt Nam, cũng như các hành động xâm phạm khác của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhiều người Việt Nam tại Hong Kon xuống đường phản...