Những đêm trắng ở Rào Trăng
Chiều 15-10, các CBCS tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên đường đi cứu nạn tại Rào Trăng đã tìm thấy thi thể của đồng đội. Những giọt nước mắt đã hòa lẫn cùng bùn đất nơi ngọn núi san phẳng Trạm bảo vệ rừng 67, điểm dừng chân nghỉ đêm của đoàn cứu nạn.
21 cán bộ chiến sĩ do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu vào hiện trường 17 nạn nhân vụ sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3 (đóng ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) thì có tới 13 người mãi mãi không trở về.
Những ngày qua, lực lượng Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đơn vị liên quan đã khẩn trương chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân, cầu mong một điều kỳ diệu. Nhưng, điều kì diệu đó đã không xảy ra…
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn trao đổi với Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Trọng Bình.
Đoàn cứu hộ công nhân vụ sạt lở thủy điện gặp nạn
Trưa 12-10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận tin báo có vụ sạt lở đất, vùi lấp khu nhà có 17 công nhân đang thi công ở thủy điện Rào Trăng 3. Đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên-Huế lên đường vào hiện trường để nắm thông tin, tình hình nhằm có biện pháp cứu nạn, cứu hộ. Đoàn do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu.
23h cùng ngày, đoàn đến khu vực rừng núi cách thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3 km. Do đêm khuya, mưa lớn nên đoàn đã quyết định vào Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67 đóng trên đường di chuyển, nghỉ lại để sáng sớm tiếp tục lên đường. Tuy nhiên giữa đêm, bất ngờ xảy ra sạt lở đất. Ngôi nhà của Trạm bị vùi sâu từ 2 đến 3m dưới lớp đất đồi, 13 người trong đoàn cứu nạn đã mất tích.
Chạy đua cùng thời gian để tìm kiếm người bị nạn, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thành lập Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại khu vực các nhà máy thủy điện trên sông Rào Trăng và đường 71 tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ làm Phó Trưởng ban để chỉ đạo công tác triển khai tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời thiết lập Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ngay sau khi xảy ra vụ sạt lở đất kinh hoàng tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 và Trạm bảo vệ rừng 67, ngay trong ngày 13-10, các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai các phương án sớm tiếp cận hiện trường vụ lở đất. Hàng trăm người của các lực lượng cùng phương tiện thiết bị được điều động tập kết tại suối tràn gần khu vực thủy điện Rào Trăng 3. Tuy nhiên do mưa lớn, tuyến đường dẫn lên thủy điện Rào Trăng 3 và 4 nhiều đoạn dốc cao, cua ngoặt, nhiều điểm đất đá sạt lở đổ tràn ra mặt đường khiến công tác cứu nạn, cứu hộ gặp khó khăn.
Video đang HOT
Lực lượng cứu nạn đào đất đá tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại Trạm bảo vệ rừng 67.
Chiều 13-10, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu cùng với đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã vào làm việc với Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn để kiểm tra tình hình và chỉ đạo trực tiếp công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Chạy đua với thời gian
Đứng bên góc đường dẫn lên thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, chị Nguyễn Thị Lan (trú thôn Hiền An 2, xã Phong Xuân) không giấu được sự lo lắng. Chị Lan có cháu ruột là anh Nguyễn Bá Tuyến, trú cùng địa phương làm công nhân thi công công trình ở dự án thủy điện Rào Trăng 3 mất liên lạc từ nhiều ngày qua.
“Suốt 3 hôm nay, gia đình tôi mất liên lạc với cháu Tuyến. Chúng tôi đã tìm mọi cách để liên lạc qua số điện thoại của cháu nhưng không được. Đến hôm qua, nghe thông tin từ báo chí và chính quyền địa phương về vụ sạt lở vùi lấp lán trại công nhân thi công thủy điện thì gia đình tôi không dám tin đó là sự thật. Giờ tôi chỉ cầu mong có một phép màu đến với cháu mình và các công nhân ở trên kia…”, chị Lan cho hay.
Ngày 14-10, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tiếp tục triển khai các phương án cứu nạn, cứu hộ tại các điểm sạt lở thuộc khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2 đóng ở xã Phong Xuân. Hướng tiếp cận được triển khai 3 mũi gồm đường không (máy bay trực thăng), đường thủy và đường bộ. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ gồm hàng trăm CBCS thuộc Lữ đoàn Công binh 414, Sư đoàn 968, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cùng các phương tiện xe ủi, xe múc đã mở được đường vào khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sở Chỉ huy tiền phương do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã tiếp cận vào vị trí, khu vực bị nạn. Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân trực tiếp chỉ huy tổ bay trên không của Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372) tổ chức thực hiện bay tiếp tế, thả hàng tiếp tế cho các công nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2. Gần 600 CBCS các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị chức năng của tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích.
Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế dùng phương tiện vượt sông tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Công tác cứu nạn cứu hộ được các lực lượng triển khai khẩn trương, tập trung cao độ. Công tác thông tin liên lạc được các đơn vị quân đội và viễn thông phối hợp bảo đảm thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.
Đại tá Nguyễn Đình Thừa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, chiều 14-10, thi thể nạn nhân đầu tiên trong số 17 công nhân gặp nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3 được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi hiện trường bằng đường sông. Thi thể này được phát hiện ở khu vực phía dưới thủy điện Rào Trăng 3 và lực lượng cứu hộ dùng thuyền chở về lòng hồ thủy điện Hương Điền (xã Hương Bình, thị xã Hương Trà), sau đó đưa về Bệnh viện Đa khoa Bình Điền. Ngoài ra, chính quyền và Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng lực lượng cứu nạn đã đưa được 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam tại thủy điện Rào Trăng 4 ra ngoài an toàn.
Với mục đích khoanh vùng vị trí trọng điểm để tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm, lực lượng cứu nạn đã nhờ đến ông Hoàng Phước Đông (sinh năm 1959, trú thôn Bình An, xã Phong Xuân), là bảo vệ tại Trạm bảo vệ rừng 67 thoát chết ở Rào Trăng. Ông Đông cho biết, trong đợt bão số 5 vừa qua, nhiều ngày đêm ông túc trực tại Trạm nhưng không hề phát hiện bất thường nào của hiện tượng nứt núi, sạt đất.
“Tuy nhiên, do mưa lớn nên chiều 11-10, tôi chạy xe máy về nhà thì sau đó nghe tin đoàn công tác gặp nạn khi dừng chân nghỉ tại Trạm do bị lở đất. Tôi đã dẫn các đồng chí ấy đến khu vực Trạm tìm kiếm nhưng Trạm đã bị san phẳng, chôn vùi sâu dưới 2-3m lớp đất đá. Tôi đã chỉ vị trí nhà lớn, nhà bếp, khu vực phòng nghỉ… để lực lượng cứu nạn xác định vị trí tìm kiếm. Thật sự quá bàng hoàng và xót xa…”, ông Đông ngồi trước hiên nhà buồn bã cho biết.
Trong ngày 15-10, lực lượng cứu nạn tiếp tục tổ chức trinh sát đường không, đường thủy, tìm kiếm cứu nạn tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67 và thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4; khôi phục tuyến đường 71 vào tiểu khu 67 và thủy điện Rào Trăng 3, 4; vận chuyển lương thực bằng đường không, đường thủy vào các khu vực bị cô lập.
Lực lượng tham gia cứu nạn cứu hộ với tổng số 311 người bao gồm các lực lượng Quân khu IV, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ GTVT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Giao thông vận tải tỉnh và một số cơ quan chuyên môn khác. Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã huy động thêm 10 xe múc để hỗ trợ công tác tìm kiếm nạn nhân. Công tác tìm kiếm đang được tích cực triển khai với quyết tâm tiếp cận và đưa các nạn nhân ra khỏi vùng sạt lở một cách nhanh nhất.
Lực lượng cứu hộ nỗ lực tranh thủ từng từng phút, chạy đua với thời gian tìm kiếm các nạn nhân. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đến trực tiếp tại hiện trường động viên các lực lượng, chỉ đạo công tác tìm kiếm các nạn nhân. Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng cứu nạn xác định được vị trí đoàn 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích tại Trạm bảo vệ rừng tiểu khu 67.
Dù trời mưa, đêm tối gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nhưng với quyết tâm cao độ, khắc phục mọi khó khăn về địa hình, thời tiết nên đến tối 15-10, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy 13 thi thể cán bộ, chiến sĩ trong đoàn công tác tại khu vực này. Họ, những người lính đã hi sinh vì Nhân dân đã được đưa về Bệnh viện 268, TP Huế và làm lễ truy điệu tại nhà tang lễ Bệnh viện 268.
Dù trong chiến tranh hay khi đã hòa bình, những người lính của lực lượng vũ trang vẫn luôn cùng Đảng, chính quyền phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân. Sự hi sinh của các cán bộ chiến sĩ trong quá trình tổ chức cứu nạn, cứu hộ Nhân dân trong cơn mưa lũ khắc nghiệt của miền Trung đã nêu cao tấm gương khắc phục khó khăn, vượt mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
40 công nhân thủy điện Rào Trăng 3 đang ở nơi an toàn
40 công nhân của Thủy điện Rào Trăng 3 đã băng rừng tới thủy điện Rào Trăng 4 an toàn nhưng đang trong tình trạng bị cô lập, sắp cạn lương thực.
Tối 13/10, thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã bắt được liên lạc với Thủy điện Rào Trăng 4 và hiện 40 công nhân của Thủy điện Rào Trăng 3 đang tá túc ở đây.
Đài thông tin duyên hải Huế kết nối được với Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 qua tần số 8.149KHz. Thông tin nhà máy báo về cho biết, hiện công nhân tại nhà máy Thủy điện Rào Trăng 4 đều an toàn, nhưng bị cô lập, lương thực chỉ còn đủ dùng 1 ngày.
Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường
Trong khi đó, 40 công nhân ở nhà máy Rào Trăng 3 (trong đó có 3 chuyên gia Ấn Độ) đã đi đường rừng về đến Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4, cũng an toàn.
Hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đang cử một đoàn cứu trợ đi bằng cano chở thực phẩm nước uống xuất phát từ hồ thủy điện Hương Điền ngược lên Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 để tiếp tế cho công nhân.
Huy động tối đa nhân, vật lực tham gia cứu hộ
Liên quan đến vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, theo thống kê đã có ít nhất 3 người tử vong, nhiều người đang mất liên lạc.
Trong số 13 cán bộ, chiến sĩ của đoàn đi cứu hộ, cứu nạn Thủy điện Rào Trăng 3 vẫn đang mất liên lạc có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Hiện cơ quan chức năng đang huy động tối đa nhân lực và phương tiện để nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác Chính phủ đã có mặt tại hiện trường vụ việc chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3.
Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 11 cán bộ đã hy sinh 11 đồng chí được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn đợt mưa lũ và bão vừa qua tại Thủy điện Rào Trăng 3. Hiện trường vào nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN) Ngày 17/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...